Đường dịch tễ Tổng giám đốc thẩm mỹ viện nhiễm nCoV
Cô gái 28 tuổi, Tổng giám đốc Thẩm mỹ viện quốc tế AMIDA dương tính nCoV, khi là F1 của nhiều ca bệnh đã được công bố trước đó.
Tối 9/5, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 thành phố Đà Nẵng công bố điều tra dịch tễ của 31 ca nghi nhiễm được phát hiện trong 24h qua, trong đó 27 người liên quan đến ổ dịch Thẩm mỹ viện quốc tế AMIDA.
Trong đó, nữ Tổng giám đốc thẩm mỹ viện này này ở Chung cư cao cấp Fhome (số 16 Lý Thường Kiệt, quận Hải Châu). Toà chung cư 27 tầng đã được phong toả trong hôm nay, hơn 700 người được lấy mẫu xét nghiệm.
Theo điều tra dịch tễ, ca bệnh này quản lý cả hai cơ sở của AMIDA, ở địa chỉ 222 Phan Châu Trinh (quận Hải Châu), và 539 Điện Biên Phủ (quận Thanh Khê). Cô thường xuyên tiếp xúc với nhân viên và về nhà.
Ngày 27/4, chị đi làm và đi ăn tối cùng hai bác sĩ và một nhân viên thẩm mỹ viện (đã dương tính nCoV), tại quán Toxic (đường Trần Văn Trứ, quận Hải Châu). Ngày hôm sau, chị dự họp tại Stay Hotel đường 3/2.
15h ngày 28/4, chị cùng nữ nhân viên “bệnh nhân 3131″ đi đám cưới ở Quảng Ngãi, trước khi đi có ghé tiệm vàng trong chợ Thanh Khê. Buổi tối, chị đi nhậu cùng nhân viên.
Video đang HOT
Chung cư Fhome, nơi nữ Tổng giám đốc ở, đã được cách ly, ngày 9/5. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ngày 29/4, chị dự tiệc cưới ở thôn An Trường, Phổ Ninh, huyện Đức Phổ, (Quảng Ngãi), đến 10h về lại Đà Nẵng, trên đường đi có ghé người thân ở TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam).
Chiều cùng ngày, chị đi uống cà phê cùng bạn trên đường Trần Văn Trứ; tối đi ăn cùng nhân viên và bạn từ Hà Nội vào.
Ngày 30/4 đến 1/5, chị đi resort Hội An chơi, tối có ghé ăn cơm gà Bà Nga tại Hội An, đi ăn chè gần khu giữ xe cùng nhân viên trong công ty, sau đó đi về nhà bằng ôtô riêng.
Sáng 2/5, chị cùng chồng đến làm việc tại cơ sở thẩm mỹ viện ở 222 Phan Châu Trinh (quận Hải Châu), tiếp xúc với các nhân viên; 16h chiều cùng ngày, đi cà phê với một người bạn tại quán trên đường Bạch Đằng.
Tại quán cà phê, chị tiếp xúc với một nhân viên phục vụ, sau đó về công ty lúc 17h30. Đến 20 giờ tối họp, chị họp với toàn thể công ty tại 222 Phan Châu Trinh. Lúc 22h30, chị về nhà nghỉ và bắt đầu có triệu chứng rét run, sáng hôm sau bị sốt.
Ngày 3/5, chị bắt đầu có triệu chứng sốt, đau đầu, ho nhẹ, mất vị giác, nhức mỏi người. Sau đó bệnh nhân nhờ chồng đi mua thuốc tại tiệm thuốc tây gần nhà về uống. Chị cũng nghỉ ở nhà, không đến nơi làm việc.
Từ ngày 4 đến 6/5, sau khi được xác định là F1, chị ở nhà và chỉ tiếp xúc với chồng, con gái và người giúp việc.
Khoảng 13h đến 13h30 ngày 7/5, chị đi siêu thị đối diện chung cư F Home. Trong thời gian này, bệnh nhân tiếp xúc với 2 nữ nhân viên bán hàng và khoảng 4 đến 5 khách hàng cùng đi mua đồ.
Ngày 8/5, chị được đưa đi cách ly tại Khu ký túc xá phía Tây và được Trung tâm y tế quận Kiên Chiểu lấy mẫu, gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng để xét nghiệm, khẳng định dương tính tối 8/5.
24h qua, Đà Nẵng ghi nhận 31 ca nghi nhiễm (Bộ Y tế đã công bố 17 ca, cộng dồn đến nay là 35 ca mắc). Trong đó, 22 người làm việc ở thẩm mỹ viện, năm người là thân nhân của nhân viên thẩm mỹ viện. Chuỗi lây nhiễm từ thẩm mỹ viện đã lan ra bốn tỉnh thành là là Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam và Đăk Lăk.
Mô hình nam giới tiên phong phòng ngừa bạo lực giới được nhân rộng
Một dự án tại Đà Nẵng đã giúp nam giới hiểu nguyên nhân gốc rễ của bạo lực đối với phụ nữ, từ đó tiên phong tham gia hành động chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em gái đang được nhân rộng.
Mô hình nam giới tiên phong trong phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Đà Nẵng đã được nhân rộng tại thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, dự án đã trở thành mô hình điểm được chia sẻ tại nhiều hội nghị trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Đây là thông tin được đưa ra trong buổi hội nghị tổng kết dự án "Huy động cộng đồng trong phòng ngừa bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái"giai đoạn 2017-2020 do Hội Liên Hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng và Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức ngày 28/11 tại Đà Nẵng.
Việc triển khai dự án huy động cộng đồng trong phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2020 đã thu hút hơn 8.000 người dân (trong đó 40% là nam giới) tại 11 xã, phường của quận Hải Châu và Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng tham gia. Từ các hoạt động nâng cao nhận thức và hành vi trong thực hiện các hoạt động của mô hình này, nam giới đóng vai trò tiên phong trong phòng ngừa bạo lực với phụ nữ.
Dự án được triển khai xuyên suốt với 4 nhóm hoạt động chính: Nhạy cảm hóa truyền thông và vận động chính sách; nâng cao năng lực cho cộng đồng trong phòng ngừa bạo lực; xây dựng tài liệu truyền thông; tổ chức các hoạt động địa phương nhằm huy động người dân, đặc biệt là nam giới nhận ra sức mạnh nội lực của mình, các nguyên nhân gốc rễ của bạo lực đối với phụ nữ, từ đó đoàn kết và cùng tham gia hành động chấm dứt mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Sau thời gian thực hiện, các bài học và thành công của dự án đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy các chính sách và chương trình của thành phố Đà Nẵng nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Chia sẻ kết quả triển khai mô hình nam giới tiên phong trong phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. (Ảnh: PV/Vietnam )
Kết quả rõ nhất là việc Hội Phụ nữ Đà Nẵng tham mưu cho Thành ủy ban hành Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 22/4/2020 về "Xây dựng thành phố Đà Nẵng an toàn - không bạo lực với phụ nữ và trẻ em". Đây là cam kết của thành phố và là cơ sở pháp lý quan trọng để Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp hướng đến xây dựng thành phố an toàn - không bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái và nhân rộng dự án ra toàn thành phố....
Bà Hoàng Thị Thu Hương, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Đà Nẵng chia sẻ: "Hội Liên hiệp phụ nữ Đà Nẵng cam kết sẽ tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình dự án trong thời gian đến để huy động không chỉ nam giới mà còn thu hút tất cả người dân trong cộng động cùng tham gia tích cực vào các hoạt động phòng chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái, góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng an toàn-không bạo lực với phụ nữ và trẻ em."
Bà Elisa Feznandes Saenz, Trưởng đại diện UN Women đánh giá cao kết quả mà dự án đã mang lại cho thành phố Đà Nẵng và trở thành mô hình điểm với những bằng chứng cụ thể cho các hoạt động vận đông chính sách của UN Women về phòng ngừa bao lực giới tại Việt Nam.
" Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái không phải là vấn đề riêng tư, cá nhân hay của riêng phụ nữ. Đây là vấn đề mang tính toàn cầu, có ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế và sự phát triển bền vững của cộng đồng. Vì vậy, chúng ta cần cam kết chính trị mạnh mẽ và đầu tư nguồn lực cho các hoạt động này tại tất cả các cấp," bà Elisa Feznandes Saenz nói.
Hưởng ứng chương trình "Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới" năm 2020 và chiến dịch toàn cầu 16 ngày chấm dứt bạo lực giới, hai cây cầu biểu tượng của thành phố Đà Nẵng là cầu Rồng và cầu sông Hàn sẽ chuyển sang màu cam rực rỡ trong vòng một giờ từ tối ngày 28/11 tới ngày 15/12. Đây là một hoạt động thể hiện cam kết hành động của thành phố Đà Nẵng trong việc xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em hướng tới việc xây dựng thành phố Đà Nẵng an toàn và thân thiện cho tất cả người dân.
Đà Nẵng: Rơi từ tầng 4 công trình, một công nhân tử vong Chiều 27/11, trong lúc đang thi công tại công trình nhà dân ở Đà Nẵng, một công nhân không may bị rơi xuống từ tầng 4 xuống đất, tử vong. Ông Đào Văn Quỳnh tử vong thương tâm trong lúc xây dựng công trình Nạn nhân là ông Đào Văn Quỳnh (SN 1967, quê ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An), làm nghề...