Đường đi lắt léo của chiếc xe Trung Quốc hiếm hoi nhập khẩu hợp pháp vào Mỹ
Quyết tâm đưa bằng được chiếc xe Trung Quốc mình yêu thích vào Mỹ, một người đàn ông ở Oklahoma đã tìm cách lách luật.
Vào mùa hè năm 2021, Karlin, một y tá, cũng là một nhà phân tích quy trình chất lượng, đã đọc được tin mẫu xe điện tí hon Wuling Hongguang Mini EV giá chỉ tương đương 5.000 USD bán chạy hơn cả Tesla Model 3 tại thị trường Trung Quốc.
“Tôi đọc một bài báo nói rằng mẫu xe điện bán chạy nhất thế giới là Hongguang Mini EV, nhưng bạn không thể sở hữu nó. Điều đó khiến tôi tự hỏi: Tại sao đây lại là chiếc xe phổ biến nhất? Và tại sao tôi lại không thể có một chiếc?”, Karlin kể.
Đến tháng 10 cùng năm, anh nghiên cứu tất cả các yêu cầu để mang được chiếc xe này vào Mỹ, và đã đặt hàng một chiếc thuộc phiên bản cao cấp hơn, mang tên Wuling Macaron, từ một nhà xuất khẩu ô tô Trung Quốc qua Alibaba.
Chiếc Wuling Hongguang Mini EV phiên bản Macaron của John Karlin đã đưa thành công vào Mỹ một cách hợp pháp (Ảnh: Oklahoman).
Karlin tin rằng mình là người Mỹ đầu tiên nhập khẩu mẫu xe này vào Mỹ một cách hợp pháp như vậy.
Đến khoảng cuối năm 2021, khi chiếc xe cập cảng ở Mỹ, Karlin phải lái xe 8 giờ từ Oklahoma đến Freeport, Texas để nhận hàng.
Anh đăng ký xe ở Oklahoma, mua bảo hiểm, và lái nó đi làm mỗi ngày tại bệnh viện trong khoảng một năm.
Karlin rõ ràng là một trường hợp đặc biệt. Hiện tại, hầu như không có mẫu xe điện Trung Quốc nào được bán tại Mỹ. Trên thực tế, Mỹ là trường hợp ngoại lệ trong bối cảnh các mẫu ô tô điện giá rẻ từ Trung Quốc đang nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường châu Âu, châu Á, Nam Mỹ và châu Phi.
Hàng rào chính sách
Ở Mexico, đã có 135.000 xe mang thương hiệu Trung Quốc đến tay người tiêu dùng trong năm 2023, chiếm 10% tổng lượng xe bán ra. Trong khi đó, không một thương hiệu ô tô Trung Quốc nào được phân phối chính thức tại Mỹ, ngoài một vài mẫu xe điện hoặc hybrid được Polestar, Volvo và Ford sản xuất tại Trung Quốc.
Nhiều công ty Trung Quốc, như BYD và NIO, từng cân nhắc xâm nhập Mỹ, thị trường ô tô lớn thứ hai thế giới, nhưng đều không thành công, do gặp phải các rào cản kinh tế, áp lực chính trị và thuế.
Ngoại lệ duy nhất là các xe trên 25 năm tuổi sẽ được miễn các quy định phê duyệt. Tuy nhiên, làn sóng xe điện Trung Quốc mới chỉ bùng nổ trong khoảng 10 năm trở lại đây, nên không chiếc xe điện nào của Trung Quốc đủ điều kiện nhập khẩu theo diện này.
Hành trình lách luật
Video đang HOT
Karlin đã phát hiện rằng một số bang như Texas và Oklahoma có quy định an toàn riêng cho các phương tiện tốc độ thấp/trung bình, vốn không được phép lưu thông trên cao tốc. Đây thường là các xe golf hoặc xe nông trại, nhưng chiếc Wuling Macaron nhỏ bé cũng có thể được phân loại vào nhóm này.
“Macaron có camera lùi, còi cảnh báo khi lùi gần vật thể, kêu to dần khi tới gần. Nó an toàn hơn nhiều so với xe tốc độ thấp thông thường”, Karlin nói.
Ông có thể đăng ký xe miễn là nó không vượt quá 35 dặm/giờ (56km/h), điều kiện này được đảm bảo bằng cách yêu cầu nhà xuất khẩu giới hạn tốc độ tối đa. Vì chỉ dùng xe để đi làm và đi chợ trong nội đô, Karlin không xem đây là vấn đề gì lớn.
Một ngoại lệ khác là người không mang quốc tịch Mỹ có thể đưa xe nước ngoài vào Mỹ tạm thời mà không cần đăng ký biển số Mỹ, theo ông Cao Yang, chủ CDM Import, một công ty ở tại Los Angeles đang thử nhập khẩu xe Trung Quốc. Một số mẫu xe mới và lớn hơn đã được ông Cao tạm nhập vào Mỹ.
Một chiếc Huawei Aito M5 từng xuất hiện tại Mỹ (Ảnh: Reddit).
Để nhập khẩu theo diện này, xe phải rời khỏi Mỹ trong vòng 12 tháng và không được chuyển nhượng. Trung Quốc cũng có luật riêng khi xuất xe cá nhân ra nước ngoài: thời hạn tối đa 6 tháng và yêu cầu đặt cọc lớn.
Nếu tính cả thời gian vận chuyển thì thực chất xe chỉ có thể lưu lại Mỹ khoảng ba tháng, phù hợp với việc lái thử hơn là dùng hằng ngày. Trong thời gian đó, “bạn có thể chạy xe với biển số Trung Quốc. Họ sẽ in một giấy phép nhập khẩu tạm thời, chỉ cần dán lên kính chắn gió”, ông Cao nói.
Luật này cũng áp dụng cho công dân Mexico. Và vì xe điện Trung Quốc đang tràn ngập ở Mexico, lại có nhiều người sống gần biên giới đi về giữa hai nước, nên ngày càng dễ bắt gặp xe điện Trung Quốc tại Los Angeles. Ông Cao cho biết, mình thường thấy các xe BYD, MG, Roewe vài lần mỗi tháng, thường là do những người không phải gốc Trung Quốc lái.
Cách cuối cùng là thông qua chính nhà sản xuất xe, vốn có quyền nhập xe nước ngoài vào Mỹ để nghiên cứu, chạy thử, trưng bày và các mục đích khác. Các công ty Trung Quốc như BYD, Li Auto, NIO đều có chi nhánh tại Mỹ và có thể nhập xe của mình hợp pháp.
Những xe nhập khẩu theo diện này phải dùng biển số của nhà sản xuất và không được bán cho cá nhân. Tuy vậy, vì vẫn được phép chạy trên đường công cộng, một số công ty cho phép nhân viên hoặc các KOL lái thử.
Đó là cách CEO Jim Farley của Ford từng nhập 5 chiếc xe điện Trung Quốc vào Mỹ và thường xuyên sử dụng tại Chicago vào năm ngoái.
Thú vui đắt đỏ
Với vô số hạn chế, xe Trung Quốc tại Mỹ sẽ đắt hơn nhiều so với giá bán tại quê nhà.
Weldon cho biết giá nhập một chiếc xe từ Nhật sang Mỹ dao động trong khoảng 105-130 USD/m3, tương đương mức phí vận chuyển 1.000-2.500 USD. Kế đến, chủ xe phải thuê nhân viên hải quan làm thủ tục, đăng ký xe tại sở giao thông địa phương, và tìm công ty bảo hiểm nhận loại xe hiếm này (khó hơn nhiều so với mua bảo hiểm cho các loại xe thông thường).
Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, chiếc xe mới có thể lăn bánh hợp pháp tại Mỹ. Karlin tính toán tổng chi phí cho chiếc Macaron tại Mỹ là khoảng 13.000 USD, trong khi giá gốc chưa đến 8.000 USD.
Các chi phí này chắc chắn đã tăng sau khi Mỹ tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc. Năm ngoái, chính quyền cựu Tổng thống Biden tăng thuế từ 25% lên 100%, và mới đây Tổng thống Donald Trump áp thêm thuế 25% cho tất cả xe nhập khẩu.
Nhưng tiền chưa hẳn là rào cản lớn nhất. Chính quyền cựu Tổng thống Biden ban hành lệnh cấm nhập xe Trung Quốc có kết nối. Hiện tại, gần như không có mẫu xe điện nào của Trung Quốc không có tính năng kết nối Bluetooth, di động hoặc vệ tinh, nên quy định này gần như cấm toàn bộ xe Trung Quốc đời mới.
Karlin cho biết xe anh từng bị cảnh sát bám theo, nhưng chưa bao giờ bị dừng xe. Sau khi đến hai đại lý đăng ký biển số khác nhau, chính quyền tiểu bang Oklahoma yêu cầu kiểm tra lại hồ sơ, và anh đều vượt qua.
Karlin tin rằng mình là người Mỹ đầu tiên nhập khẩu mẫu xe này vào Mỹ một cách hợp pháp (Ảnh: Oklahoman).
Karlin rất thích chiếc xe. Anh đánh giá cao thiết kế sáng tạo của xe, rất khác biệt so với xe Mỹ, có các chi tiết tiện lợi như cổng USB ngay phía sau gương chiếu hậu để cắm camera hành trình. Kích thước nhỏ gọn của Macaron giúp anh dễ dàng tìm chỗ đậu trong bãi xe đông đúc của bệnh viện, hay quay đầu xe trên đường hẹp.
Karlin sử dụng chiếc Macaron trong 12 tháng, sau đó được một công ty Mỹ đề nghị bán lại cho họ để nghiên cứu. Đích thân CEO công ty đó đã đến Oklahoma gặp ông để thuyết phục và đàm phán.
Ông Cao từng tham dự một số buổi tụ họp của những người đam mê xe tại Mỹ, và ở đó một công ty truyền thông Trung Quốc mang theo vài chiếc xe điện dạng tạm nhập. Ông cho biết những người tham gia sự kiện rất thích xe Trung Quốc và thường hỏi cách mua.
“Với những người đủ giàu và có quan hệ, họ có lẽ đang nghĩ đến việc nhập vài chiếc về để tự trải nghiệm”, ông nói.
Chốt chặn trong lệnh trừng phạt mới của chính quyền Biden nhằm vào Liên bang Nga
Chốt chặn này làm phức tạp hóa các nỗ lực dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Liên bang Nga trong tương lai trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào ngày 20/1.
Bộ Tài chính Mỹ ngày 15/1/2025 ra thông báo về việc phá vỡ các kế hoạch lách lệnh trừng phạt của Liên bang Nga. Ảnh chụp màn hình thông cáo báo chí đăng trên website của Bộ Tài chính Mỹ
Mỹ đã áp đặt hàng trăm lệnh trừng phạt nhằm gia tăng áp lực lên Moskva (Moscow) trong những ngày cuối của chính quyền Joe Biden, đồng thời bảo vệ một số lệnh trừng phạt đã áp dụng trước thềm nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
Ngày 15/1, Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Mỹ công bố lệnh trừng phạt lên hơn 250 mục tiêu, bao gồm một số mục tiêu có trụ sở tại Trung Quốc, nhằm vào việc Liên bang Nga lách lệnh trừng phạt của Mỹ và các cơ sở công nghiệp quân sự của nước này.
Trong khuôn khổ động thái này, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các hạn chế mới đối với gần 100 thực thể vốn đã bị trừng phạt trước đó, nhằm làm phức tạp hóa các nỗ lực dỡ bỏ lệnh trừng phạt trong tương lai trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào ngày 20/1.
Đại sứ quán Liên bang Nga tại Washington chưa đưa ra bình luận ngay lập tức khi được yêu cầu.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong một tuyên bố rằng Washington đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với gần 100 thực thể quan trọng của Liên bang Nga - bao gồm các ngân hàng và các công ty hoạt động trong lĩnh vực năng lượng - vốn đã bị Mỹ trừng phạt, làm tăng nguy cơ trừng phạt thứ cấp đối với họ.
Các lệnh trừng phạt mới được ban hành theo một sắc lệnh hành pháp mà một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ cho biết yêu cầu phải thông báo cho Quốc hội trước khi bất kỳ hành động nào trong số này có thể bị đảo ngược.
Jeremy Paner, đối tác tại công ty luật Hughes Hubbard & Reed, cho biết các biện pháp này đã được thiết kế để ngăn chặn việc đảo ngược các lệnh trừng phạt bổ sung mà không có sự chấp thuận của Quốc hội.
Washington cũng thực hiện các biện pháp chống lại một cơ chế lách lệnh trừng phạt được thiết lập giữa các bên liên quan ở Liên bang Nga và Trung Quốc, nhắm vào các nền tảng thanh toán khu vực ở hai nước mà Mỹ cáo buộc hỗ trợ thanh toán xuyên biên giới cho các mặt hàng nhạy cảm. Bộ Tài chính Mỹ cho biết một số ngân hàng của Liên bang Nga bị Mỹ trừng phạt là thành viên tham gia (các nền tảng này).
Ngoài ra, ngân hàng Keremet có trụ sở tại Kyrgyzstan cũng bị áp lệnh trừng phạt, với cáo buộc phối hợp với các quan chức Liên bang Nga và một ngân hàng bị Mỹ điểm tên để lách lệnh trừng phạt.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng áp đặt lệnh trừng phạt lên nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia - nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu - hiện nằm dưới sự kiểm soát của Liên bang Nga.
Nhà máy này, nằm ở Đông Nam Ukraine, đã bị Liên bang Nga chiếm đóng ngay sau khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào năm 2022. Hiện nay, nhà máy đã ngừng hoạt động nhưng cần điện bên ngoài để làm mát vật liệu hạt nhân và ngăn chặn nguy cơ chúng tan chảy.
Các hãng tin của Liên bang Nga hôm 15/1 trích lời phát ngôn viên của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia cho biết các lệnh trừng phạt sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy.
Các bể chứa dầu tại cơ sở lọc dầu Novokuibyshevsk của Liên bang Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Trong một đánh giá liên quan, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết loạt lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ đối với Liên bang Nga có thể làm gián đoạn đáng kể chuỗi cung ứng dầu mỏ của nước này.
Trong một báo cáo hàng tháng vào hôm 15/1, IEA nhận định loạt lệnh trừng phạt mới có khả năng làm thắt chặt thị trường toàn cầu.
Tuy nhiên, IEA vẫn cho rằng thị trường sẽ dư thừa trong năm nay khi nguồn cung tăng cao với sự đóng góp của các quốc gia ngoài nhóm OPEC trong khi nhu cầu toàn cầu tăng yếu.
IEA cho biết các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran và Liên bang Nga bao gồm các thực thể xử lý hơn một phần ba lượng xuất khẩu dầu thô của Liên bang Nga và Iran trong năm 2024, nhưng cơ quan này tạm thời chưa tính đến các biện pháp này trong dự báo nguồn cung.
"Chúng tôi duy trì các dự báo nguồn cung cho cả hai quốc gia cho đến khi tác động đầy đủ của các lệnh trừng phạt trở nên rõ ràng, nhưng các biện pháp mới có thể dẫn đến sự thắt chặt trong cán cân dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ", IEA cho biết.
Các hãng xe sang Đức bị thương hiệu nội địa Trung Quốc "đẩy lùi" Các mẫu xe nội địa được đánh giá là mang lại giá trị cao hơn, trang bị nhiều tính năng thông minh mà khách hàng Trung Quốc mong muốn. Mới chuyển sang lĩnh vực ô tô không lâu, nhưng tập đoàn công nghệ Xiaomi của Trung Quốc đã công bố đầy tự hào rằng mẫu SU7 Ultra của họ đã hoàn thành một...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Suzuki XL7 Hybrid mới, giá chưa tới 600 triệu đồng

MG Cyber X - concept SUV điện giống Land Rover Defender

MG 'chơi lớn' với SUV điện Cyber X: Ngoại hình vuông vức, đèn pha bật lên độc lạ, thiết kế đậm chất tương lai

Xe điện AUDI E5 Sportback chỉ được phân phối tại Trung Quốc

CATL ra mắt loạt công nghệ pin mới, hứa hẹn tạo bước ngoặt lớn cho xe điện

'Kẻ hạ sát' Toyota Fortuner, Hyundai Santa Fe: Công suất 197 mã lực, nội thất tiện nghi, giá ngang Hyundai Grand i10

SUV cùng phân khúc với Mazda CX-5, Honda CR-V, thiết kế sang chảnh, giá ngang Mitsubishi Xforce

Đối thủ của Mazda CX-5, Honda CR-V giảm giá gần 100 triệu đồng tại Việt Nam

Mercedes vén màn concept Vision V - bản xem trước của V-Class điện

Ferrari 296 GTS Rosso F1-75 chính thức có mặt tại Việt Nam

Aston Martin ra mắt siêu xe Valiant 735 mã lực, sản xuất giới hạn 38 chiếc toàn thế giới

VinFast bàn giao 400 ô tô điện tại Indonesia chỉ sau 2 tháng mở bán
Có thể bạn quan tâm

Có một Việt Nam "được lòng thế giới" đến vậy: Hội An, Côn Đảo lên bảng vàng hiếu khách 2025
Du lịch
10:21:28 24/04/2025
Cặp đôi trong mơ của làng thể thao đối mặt với khủng hoảng hôn nhân: Chồng đi suốt ngày, để vợ ở nhà chăm con
Sao thể thao
10:19:33 24/04/2025
Ứng viên nặng ký bất ngờ gia nhập đường đua ở Liên hoan phim Cannes 2025
Hậu trường phim
10:12:13 24/04/2025
Ben Affleck được khuyến khích quên vợ cũ, hẹn hò người mới
Sao âu mỹ
10:09:31 24/04/2025
Cách chọn cây cảnh để chân cầu thang trong nhà hút vượng khí, tài lộc
Sáng tạo
10:08:06 24/04/2025
Diện áo dài cách tân đi chơi lễ tháng 4
Thời trang
10:07:38 24/04/2025
Cát Phượng tiết lộ cuộc sống ở tuổi 55
Sao việt
10:06:46 24/04/2025
Hình ảnh cá voi sát thủ trắng ở biển Nhật Bản gây nhiều tranh cãi
Lạ vui
10:02:38 24/04/2025
Toàn cảnh vụ sữa giả: Lợi dụng kẽ hở, thu lợi bất chính hàng trăm tỷ
Pháp luật
09:58:14 24/04/2025
Phim cổ trang chưa chiếu đã bị chê nát nước, nữ chính đẹp mê mẩn nhưng ai nhìn cũng thấy mỏi cổ
Phim châu á
09:48:48 24/04/2025