Đường dây nóng Việt Nam – Trung Quốc “xử” tranh chấp nghề cá trên biển
Quy chê thực hiện quy định sử dụng đường dây nóng Việt Nam – Trung Quốc về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển vừa được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành.
(Ảnh minh hoạ).
Quy chế này quy định nội dung, quy trình và trách nhiệm phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin và giải quyết các vụ việc theo Quy định sử dụng đường dây nóng giữa Việt Nam – Trung Quốc về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển.
Trong đó, nguyên tắc phối hợp là đảm bảo tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, ngành, địa phương liên quan.
Nội dung phối hợp là tiếp nhận, trao đổi, xử lý thông tin, đề xuất và thống nhất phương án xử lý vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển đối với các vụ việc về: Tranh chấp nghề cá trên biển; sự cố nghề cá trên biển; tránh nạn khẩn cấp; xử lý tàu cá và ngư dân; giải quyết các vụ việc theo phương án xử lý đã thống nhất.
Cơ quan đầu mối triển khai Quy định sử dụng đường dây nóng phía Việt Nam là Cục Kiểm ngư – Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Kiểm ngư).
Các cơ quan tiếp nhận thông tin gồm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Quan sát tàu cá, Trung tâm Thông tin Kiểm ngư, Cục Kiểm ngư thuộc Tổng cục Thủy sản), Bộ Quốc phòng (Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quân); Bộ Giao thông vận tải (Hệ thống Đài Thông tin Duyên hải Việt Nam thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam, Trung tâm phối hợp Tìm kiếm và Cứu nạn hàng hải Việt Nam); Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn: Trung tâm Quốc gia Điều hành tìm kiếm cứu nạn; UBND các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương (Hệ thống Trạm bờ thuộc Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền địa phương các cấp).
Video đang HOT
Cơ quan tiếp nhận thông tin có trách nhiệm gửi thông tin cho Cơ quan đầu mối không quá 1 giờ kể từ khi nhận được thông tin về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển.
Cục Kiểm ngư gửi thông tin cho cơ quan chủ trì xử lý trong thời gian không quá 30 phút kể từ khi nhận được thông tin.
Cơ quan chủ trì xử lý trong thời gian không quá: 1 giờ đối với trường hợp tránh nạn khẩn cấp; 2 giờ đối với sự cố nghề cá trên biển; 20 giờ đối với trường hợp tranh chấp nghề cá trên biển; 40 giờ đối với trường hợp bắt giữ, xử lý tàu cá và ngư dân kể từ khi nhận thông tin từ cơ quan đầu mối.
P.Thảo
Theo Dantri
Cá chết nổi trắng sông, dân tấp nập đi vớt
Trên sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, những người dân chỉ cần dùng tay cũng vớt được hàng chục cân cá. Có người dùng thuyền vớt được hàng tạ cá tươi.
Hai ngày qua, người dân TP Bắc Giang xôn xao về hiện tượng cá chết "nổi trắng" trên sông Thương, gây ô nhiễm môi trường, đe dọa nguồn nước sinh hoạt của người dân.
Bắt đầu từ sáng 1/1/2015, trên sông Thương đoạn qua khu vực thôn Phúc Mãn, xã Xuân Hương (Lạng Giang, Bắc Giang) xuất hiện hiện tượng cá nổi lên mặt nước rất nhiều. Dọc hai bên bờ sông chạy dài khoảng hơn 1 cây số, người dân chứng kiến hàng trăm nghìn con cá lớn nhỏ ngoi lên mặt nước giãy chết. Có những con đã chết do có hiện tượng ngạt khí. Thấy vậy, nhiều người đã dùng thuyền bơi ra giữa dòng để vớt cá, thậm chí có người đứng trên bờ cũng bắt được cá.
Nhiều người dân tại TP Bắc Giang chỉ cần dùng tay cũng vớt được hàng chục kg cá.
Ông Nguyễn Văn T. (57 tuổi) ở phường Thọ Xương, TP Bắc Giang cho biết: "Chiều hôm đó, khi thấy mọi người tấp nập vớt cá trên sông nên tôi cũng ra bờ sông để xem. Mặc dù không có phương tiện đánh bắt, nhưng chỉ dùng một cây gậy, tôi cũng khều bắt được gần chục kg cá các loại. Việc cá nổi, chết bất thường trên khúc sông này đã từng có tiền lệ, do cá bị sặc khí chứ không phải bị độc nên người dân chúng tôi vẫn sử dụng làm thức ăn".
Tối cùng ngày, khi thủy triều xuống, nước rút đến đâu cá có hiện tượng bị "đầu độc" và chết đến đó. Dọc hai bên bờ sông Thương đoạn từ Phúc Mãn đến chân cầu Sắt Bắc Giang khoảng gần chục cây số, người dân liên tục ghi nhận hiện tượng cá bị ngạt khí, dạt vào bờ. Ít nhất đã có khoảng 20 chiếc thuyền loại nhỏ được người dân huy động ra sông để bắt cá.
Khu vực xảy ra hiện tượng cá chết, ngoi lên bờ hàng loạt tại sông Thương, TP Bắc Giang.
Những người dân cho biết, những con cá ngoi lên mặt nước và giãy một cách rất yếu ớt, chỉ cần dùng tay không cũng đã bắt được một cách dễ dàng. Nhiều người liên tục đưa "chiến lợi phẩm" vào bờ khi cá đã đầy thuyền, sau đó đem cả bao tải cá ra chợ bán.
Anh Đoàn Văn P. người dân sống tại khu vực bến Hướng cho biết: "Khi phát hiện cá nổi bất thường trên sông, tôi đã dùng đò loại nhỏ của gia đình ra vớt. Chỉ tính từ đêm 1/1 đến sáng hôm sau, tôi đã vớt được hơn 1 tạ cá các loại. Do cá nổi trên sông rất nhiều nên tôi chỉ chọn những con to để vớt, cá bé và chết thì bỏ lại, con to nhất cũng khoảng trên 2kg".
Tương tự, anh Nam, người dân chài tại Bến Hướng cũng cho biết, trong ngày 1/1, anh đã vớt được khoảng 30 - 40 kg cá. Tuy nhiên, do số cá này không còn tươi như cá ngày thường bắt được nên chỉ được bán với giá 5 - 6 nghìn đồng/kg.
Chiều 2/1, PV Dân trí vẫn còn ghi nhận được có tới gần chục chiếc đò của người dân tiếp tục vớt cá trên sông tại khu vực bến Hướng, P. Thọ Xương, TP Bắc Giang. Nhưng những người này chủ yếu vớt, lượm những con cá đã chết, nổi trên mặt sông để đem về chăn nuôi.
Hàng chục thuyền nhỏ ra sông vớt cá
Liên quan đến sự việc trên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang và Phòng CSĐT tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Bắc Giang đang vào cuộc điều tra, làm rõ.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Tư, Phó Chủ tịch UBND phường Thọ Xương, TP Bắc Giang cho biết, Hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra vào ngày 1/1 trên sông Thương, đoạn chảy qua địa bàn phường có thật, nhưng để xác định nguyên nhân còn chờ kết luận từ phía cơ quan chuyên môn. Thực tế cũng có những người dân vớt được hơn 100kg cá, đến sáng 2/1 vẫn còn nhiều người đang vớt cá trên sông. Sự việc cá trên sông Thương bị chết hàng loạt cũng đã từng xảy ra cách đây vài năm. Sau khi tiếp nhận thông tin sự việc trên, cán bộ Phường Thọ Xương cũng đã trực tiếp đến kiểm tra thực tế để xác minh thông tin, đồng thời báo cáo sự việc lên Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Bắc Giang. Chúng tôi cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để điều tra, làm rõ sự việc.
Q. Đô - X. Thái
Theo Dantri
Cháy chợ Ba Đồn: Trắng tay trước Tết Nguyên đán Bao nhiêu vốn liếng, tài sản đều đổ dồn vào các quầy hàng trước dịp Tết Nguyên đán, vậy mà chỉ sau một đêm, ngọn lửa đã thiêu rụi hoàn toàn khiến nhiều tiểu thương lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần. Theo ghi nhận của PV Dân trí tại hiện trường vụ cháy chợ Ba Đồn, sáng ngày 3/1/2015, 24 gian hàng...