Đường dây nóng bảo vệ trẻ em nhưng nhiều người chưa biết
Đường dây nóng 18001567 tiếp nhận khoảng hơn 300.000 cuộc gọi/năm. Tuy nhiên, hiện còn nhiều người chưa biết đến đường dây này.
Sau hơn 10 năm hoạt động, đường dây tư vấn bảo vệ trẻ em miễn phí 18001567 vẫn chưa được nhiều người biết đến, nhất là người dân và trẻ em ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Do vậy, nhiều vụ bạo hành, xâm hại trẻ em chưa được phát hiện và can thiệp kịp thời. Phóng viên VOV phỏng vấn ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) về vấn đề này.
PV:Thưa ông, sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, có ý kiến cho rằng hiện nay đường dây nóng 18001567 chưa được nhiều người dân và trẻ em biết đến. Vậy ý kiến của ông như thế nào?
Ông Đặng Hoa Nam: Đường dây nóng của chúng tôi là dịch vụ công, một đường dây nóng duy nhất hiện nay của Nhà nước cung cấp và nó đã hoạt động từ năm 2004 đến nay. Mỗi năm, đường dây nóng này tiếp nhận khoảng hơn 300.000 cuộc gọi khác nhau.
Ông Đặng Hoa Nam
Ngoài việc người dân gọi đến để lấy thông tin, được tư vấn và có những cuộc gọi tố cáo hành vi xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em, đường dây nóng còn thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan thông tin đại chúng để kết nối với địa phương, có các biện pháp hỗ trợ giải quyết những trường hợp trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc truyền thông, quảng bá địa chỉ này chưa thực sự được thường xuyên. Khi vào những chiến dịch truyền thông, quảng bá thì người dân biết đến nhưng đa số người dân và trẻ em còn chưa biết đến dịch vụ này. Tôi nghĩ rằng thời gian sắp tới, chúng ta cần quảng bá nhiều hơn.
Có nhiều quốc gia phối hợp với các doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội tốt thì trên các sản phẩm của doanh nghiệp như bình sữa, thực phẩm cung cấp cho gia đình và trẻ em có thể in số điện thoại đường dây nóng. Tôi nghĩ rằng, đường dây nóng này sẽ hoạt động hiệu quả hơn trong tương lai gần.
PV: Vậy khi đường dây nóng nhận được các cuộc gọi phản ánh về các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em, Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em triển khai các biện pháp như thế nào để hỗ trợ giải quyết vụ việc?
Ông Đặng Hoa Nam: Các thông tin về đường dây nóng được phân loại chặt chẽ theo một quy trình gọi là “quy trình quản lý trường hợp”. Đối với những trường hợp chỉ cần cung cấp thông tin tư vấn thì họ sẽ tư vấn, đối với những trường hợp khẩn cấp thì họ sẽ liên lạc với cơ quan công an ở địa phương và với chính quyền ở địa phương như xã, phường để có các biện pháp phòng ngừa, can thiệp khẩn cấp.
Còn đối với những trường hợp ở dạng nguy cơ thì họ sẽ phối hợp và có những biện pháp lập hồ sơ để chuyển cho các cơ quan địa phương, phối hợp với các cơ quan địa phương để hỗ trợ các trường hợp này.
PV:Còn đối với các trường hợp được người dân phát hiện sau khi xảy ra sự việc thì Cục có biện pháp nào hỗ trợ các em?
Ông Đặng Hoa Nam: Hiện nay, đối với các trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực thì có các chính sách hỗ trợ, chính sách trợ giúp cho các em để khám bệnh, chữa bệnh, thậm chí trị liệu. Còn những vụ việc đang trong quá trình điều tra, xem xét thì ngành Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với ngành Công an hỗ trợ cho các nạn nhân tron quá trình điều tra.
Hiện nay, ở hầu hết các địa phương đều có các cơ sở, các trung tâm bảo trợ xã hội hoặc các trung tâm cung cấp các dịch vụ xã hội bảo vệ trẻ em.
Các trung tâm này sẽ chịu trách nhiệm kết nối với các cơ quan chức năng, cơ quan công an để cung cấp các dịch vụ cho các đối tượng trẻ em bị xâm hại này.
Chính phủ sẽ xây dựng các Nghị định, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ cùng với các Bộ khác sẽ có các thông tư để quy định cụ thể các quy trình, các chính sách hỗ trợ các đối tượng trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực.
PV:Vâng, xin cảm ơn ông!/.
Kim Thanh
Theo_VOV
Châm cứu để... cai nghiện thuốc lá
Tới dự buổi lễ khai trương phòng tư vấn hỗ trợ cai nghiện thuốc lá tại Bệnh viện Y học cổ truyền T.Ư vừa diễn ra tuần qua, bác sĩ Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ Phòng chống thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay, nhiều bệnh viện đã thành lập các trung tâm tư vấn, điều trị cai nghiện thuốc lá, thí điểm đường dây nóng cai nghiện thuốc lá, đồng thời tổ chức tập huấn các tư vấn viên về cai nghiện thuốc lá...
"Rất nhiều người muốn cai nghiện thuốc lá nên đã tự bỏ thuốc nhiều lần không thành công. Đó là vì họ chưa biết cách cai nghiện, nóng vội hoặc chưa có đủ kiến thức về cai nghiện nên lo lắng tăng cân, ho nhiều... Tất cả các vấn đề này đều được giải quyết bằng cách cai nghiện đúng" - bác sĩ Hải cho biết.
Năm 2015, các cơ quan chức năng đã đẩy mạnh công tác tư vấn cai nghiện qua điện thoại. Kết quả cho thấy, rất nhiều người dân quan tâm đến cai nghiện thuốc lá. Tính riêng Trung tư Vấn cai nghiện thuốc lá (Bệnh viện Bạch Mai), lúc mới thành lập (tháng 8.2015), mỗi ngày trung tâm chỉ nhận được 200-300 cuộc gọi xin tư vấn về tác hại thuốc lá và cai nghiện thuốc lá, đến nay, số cuộc gọi đã tăng lên 7.000-8.000 cuộc/ngày. Để đáp ứng số lượng cuộc gọi lớn, đội ngũ tư vấn cũng phải tăng từ 2-10 người.
Hình ảnh tuyên truyền cai nghiện thuốc lá tại Bệnh viện Y học cổ truyền T.Ư. Ảnh: Tuấn Kiệt
Bác sĩ Đào Hữu Minh - Trưởng phòng Tư vấn và hỗ trợ cai nghiện - Phó Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Y học cổ truyền T.Ư) cho biết, ngoài tư vấn về tác hại thuốc lá, cách thức cai nghiện, bệnh viện sẽ hỗ trợ những bệnh nhân đến cai nghiện bằng các phương pháp "không dùng thuốc". "Đối với những bệnh nhân gặp các hội chứng sau cai nặng (buồn bực, trầm cảm, mệt mỏi), các bác sĩ đông y sẽ tiến hành châm cứu để giảm cơn thèm thuốc, giảm các triệu chứng nhạt miệng, khó ngủ. Nếu bệnh nhân ho nhiều cũng có thể châm cứu để bớt ho hoặc dùng thêm một số thuốc đông y để long đờm, làm sạch phổi" - bác sĩ Minh cho biết.
Theo bác sĩ Minh, người cai nghiện có thể được hướng dẫn tập dưỡng sinh để điều hòa cơ thể, nâng cao thể trạng, giữ gìn cân nặng đồng thời nâng cao được ý chí của mình để quyết tâm bỏ thuộc. "Dưỡng sinh giúp bệnh nhân tập trung hơn, ít có thời gian nhàn rỗi để nghĩ đến thuốc lá" - bác sĩ Minh giải thích.
Tổng đài tư vấn miễn phí cai nghiện thuốc lá tại Bệnh viện Y học cổ truyền T.Ư sẽ có 2 hình thức tư vấn: Tư vấn qua điện thoại miễn phí theo số: 043 6321959; 043 8263616 từ 8 giờ đến 22 giờ các ngày trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ) và tư vấn trực tiếp tại phòng khám số 201, khoa Khám bệnh từ 8 đến 17 giờ tất cả các ngày trong tuần".
Theo_Dân việt
Những điều chưa biết về "Nữ tướng ngành sữa Việt" Bà Mai Kiều Liên là người khai mở ngành công nghiệp sữa của Việt Nam, đưa Vinamilk trở thành doanh nghiệp có tên tuổi khắp châu Á. Làm việc không biết mệt mỏi, say mê với nghề, tâm huyết với ngành và đặc biệt đáng khâm phục... là đánh giá của không ít chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khi nói về nữ...