Đường dây làm bằng giả liên tỉnh quy mô lớn
Trong lúc tuần tra kiểm soát giao thông, đội cảnh sát giao thông công an thị xã An Khê đã phát hiện và thu giữ một số bằng lái xe mô tô hạng A1 có dấu hiệu giả mạo. Từ đây, một đường giây làm giả mạo và tiêu thụ bằng giả các loại dần dần hé lộ.
Ngày 24/5/2011, Tòa án Nhân dân thị xã An Khê (Gia Lai) đã tuyên phạt sơ thẩm các bị cáo Ngô Kim Phượng (43 tuổi, trú tại khu phố 2, phường Thống Nhất, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) và Hoàng Tiến Tùng (29 tuổi, trú tại tổ 16 phường Phù Đổng, TP. Pleiku) mức án 27 tháng tù giam, một số đối tượng khác phải nộp tiền 6 triệu đồng, tù treo từ 12 tháng cho đến 24 tháng tù giam cho tội danh “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Bên cạnh đó, các bị cáo trong đường dây làm bằng giả còn nhận hình phạt bổ sung với số tiền 60 triệu đồng.
Các đối tượng Phượng, Mai, Tùng từ trái sang
Theo kết quả của cơ quan điều tra, trước đó vào đầu tháng 4/2010, qua tuần tra kiểm soát và xử lý tai nạn giao thông trên địa bàn, Công an thị xã An Khê thu giữ một số bằng lái xe mô tô hạng A1 có dấu hiệu giả mạo. Qua giám định, Phòng Cảnh sát Kỹ thuật Hình sự Công an tỉnh Gia Lai đã xác định đây là giấy phép lái xe giả. Lãnh đạo Công an thị xã An Khê chỉ đạo Đội Cảnh sát Điều tra TPHS Công an huyện khẩn trương tổ chức điều tra, xác minh làm rõ nguồn gốc.
Video đang HOT
Từ lời khai của số đối tượng sử dụng bằng giả, tổ công tác đã xác định người cung cấp bằng giả là Trần Thị Châu và Đỗ Xuân Mai. Các đối tượng trên thú nhận số bằng giả trên của một đối tượng ở TP. Pleiku bán với giá 500.000 đồng/bằng.
Bằng biện pháp nghiệp vụ, ngày 21/4/2010, Công an thị xã An Khê phối hợp cùng Công an TP. Pleiku đã phát hiện và bắt khẩn cấp Hoàng Tiến Tùng và Đinh Thị Hằng. Khám xét nhà hai đối tượng, công an đã thu giữ 61 giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cùng nhiều giấy phép lái xe ô tô, mô tô khác.
Đến ngày 26/4/2010, tổ công tác Công an thị xã An Khê phối hợp Công an tỉnh Bình Phước đã bắt giữ Trịnh Thành Nguyên và thu giữ của đối tượng này một số hồ sơ, bằng tốt nghiệp THPT, giấy phép lái xe giả. Nguyên khai, sau khi nhận hồ sơ của Tùng từ Gia Lai mang vào thì liên lạc qua điện thoại di động với một người tên Phượng tại TP. Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai).
Đến 7 giờ ngày 27/4/2010, tại quán cà phê Vòng Xoáy (xã Hóa An, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), đối tượng Ngô Kim Phượng bị bắt giữ khi nhận điện thoại liên lạc đến đây giao nhận giấy tờ giả.
Theo lời khai của các đối tượng, từ cuối năm 2008 đến lúc bị bắt, bọn chúng đã cấu kết với nhau làm giả khoảng 300 giấy phép lái xe mô tô hạng A1 và 10 bằng tốt nghiệp THPT, 2 bằng đại học đến tiêu thụ tại Gia Lai. Mỗi bằng tốt nghiệp Đại học và THPT, Tùng bán từ 10 đến 13 triệu đồng nhưng lấy từ Phượng với giá từ 3 – 4 triệu đồng. Riêng các giấy phép lái xe mô tô giả, Phượng thu 200.000 đồng/giấy phép và Tùng mang về Gia Lai bán 500.000 đồng/giấy. Các đối tượng Trần Thị Châu và Đỗ Xuân Mai ở thị xã An Khê và Trịnh Thành Nguyên và một số đối tượng khác làm trung gian cho Hoàng Tiến Tùng và được chúng chia tiền hoa hồng qua từng đợt giao nhận giấy tờ giả.
Theo VTC
Làm bằng giả bán cho công nhân
Nhận thấy nhu cầu lớn của công nhân, Hoàng đã trang bị nhiều loại máy móc, "sản xuất" hàng loạt bằng cấp với giá rẻ. Để an toàn, Hoàng chỉ làm việc vào ban đêm.
Ngày 11/1, Công an huyện Hóc Môn (TP HCM) đã khởi tố vụ án, bị can, bắt tạm giam đối với Đinh Văn Hoàng (33 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) để điều tra về hành vi "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức".
Hoàng tại cơ quan công an.
Theo cơ quan điều tra, qua quá trình theo dõi, đêm 3/12, cảnh sát đã bất ngờ ập vào một phòng trọ tại ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm (huyện Hóc Môn) bắt quả tang Hoàng đang "sản xuất" nhiều loại văn bằng giả.
Công an thu giữ tại hiện trường lượng lớn tang vật như máy vi tính, photocopy, máy ép nhựa, tem dạ quang của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hàng chục các con dấu giả của các trường và cả cơ quan công an. Hàng ngàn phôi bằng, hàng trăm bằng giả thành phẩm chuẩn bị giao cho khách hàng cũng bị thu giữ. Ngoài ra, tại phòng trọ của người này, cảnh sát còn phát hiện nhiều giấy xác nhận HIV và một số con dấu của các trung tâm y tế.
Tại cơ quan công an, Hoàng khai nhận, từ tháng 8/2010 nhận làm giả các bằng THCS, THPT, chứng chỉ của trường trung cấp tại TP HCM và các tỉnh thành lân cận. Công việc "sản xuất" diễn ra trong đêm để tránh bị phát hiện.
Do nhắm vào khách hàng chủ yếu là công nhân, người lao động, Hoàng lấy giá khá rẻ chỉ 350 ngàn đồng/chứng chỉ.
Quốc Thắng
Theo VnExpress
Nguyên hiệu phó vào tù vì 'bắt tay' với xe ôm Nắm bắt được nhu cầu của học viên không đủ điều kiện nhưng vẫn muốn có bằng thuyền trưởng, máy trưởng... Nguyên hiệu phó trường Cao đẳng GTVT3 đã "bắt tay" với xe ôm để nhận "giúp đỡ". Trường Cao đẳng Giao thông vận tải 3 (GTVT3), tại TP HCM được cơ quan quản lý cho phép mở lớp đào tạo thi cấp...