Đường dây cấp sai thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế bị phá như thế nào?
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Lào Cai quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh khám xét khẩn cấp với 3 đối tượng trong đường dây “Giả mạo trong công tác”.
Đây là chuyên án được Cục An ninh Kinh tế (ANKT) xác lập từ tháng 2/2017, thời điểm “nở rộ” và hình thành các tour du lịch 0 đồng, với lượng du khách nước ngoài vào Việt Nam tăng đột biến.
Nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề nhạy cảm, phá hoại an ninh du lịch
Từ nguồn tin trinh sát và qua công tác quản lý địa bàn, Phòng 3, Cục ANKT có thông tin về tình trạng sử dụng bằng cấp, nghi là giả để xin cấp thẻ hướng dẫn viên (HDV) du lịch quốc tế tại các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), diễn ra ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước…
Tình trạng trên là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề nhạy cảm như việc các đối tượng người nước ngoài núp bóng tổ chức các hoạt động tour giá rẻ; sử dụng HDV không đủ năng lực. Đồng thời, không loại trừ một số đối tượng không được đào tạo, làm bình phong cho các HDV người nước ngoài tự hướng dẫn đoàn, giới thiệu xuyên tạc về văn hóa, lịch sử của Việt Nam…, phá hoại an ninh du lịch, ANKT của Việt Nam.
Ban đầu, các trinh sát của Phòng 3 Cục ANKT phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, trước hết là việc thu thập thông tin của hơn 200 trường hợp đã được cấp thẻ HDV du lịch quốc tế. Theo quy định, các thẻ HDV du lịch quốc tế do Tổng cục Du lịch in và cấp thẻ, trên cơ sở đề nghị của các Sở VHTT&DL.
Như vậy là tại Tổng cục Du lịch chỉ có tên và địa chỉ của các đối tượng theo danh sách chuyển về, còn cụ thể họ làm gì, ở đâu thì không ai biết… Để làm rõ, các trinh sát Phòng 3 đã tỏa đi các địa bàn; áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để thu thập thông tin về các trường hợp được cấp thẻ HDV.
Các HDV đều làm việc cho các công ty du lịch lớn trên địa bàn các tỉnh; hợp đồng làm HDV không ký kết chặt chẽ, trong khi do tính chất công việc của họ lại phải thường xuyên di chuyển nên việc thu thập tài liệu gặp không ít khó khăn.
Quá trình trinh sát, Cục ANKT đã phát hiện nhiều đường dây hoạt động tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước; có sự tiếp tay của một số cán bộ thuộc Sở VHTT&DL các địa phương, tập trung nhiều nhất ở địa bàn Lào Cai và tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, Ban chuyên án đã quyết định tập trung vào đường dây do Nguyễn Thị Vân (SN 1981); Vũ Kim Oanh (SN 1984) và Doãn Thị Hồng Hạnh (SN 1984).
Những người này đều là chuyên viên Phòng quản lý du lịch, Sở VHTT&DL Lào Cai, được giao trách nhiệm quản lý hồ sơ HDV, đề xuất việc cấp thẻ HDV móc nối với đối tượng ngoài xã hội để sử dụng giấy tờ nghi giả, nộp hồ sơ xin cấp thẻ HDV với số lượng lớn.
Video đang HOT
Theo đó, lợi dụng chức vụ quyền hạn, nhiệm vụ được giao này, số cán bộ của Sở VHTT&DL tỉnh Lào Cai nói trên đã trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hồ sơ, làm giả các văn bằng, chứng chỉ để hoàn thiện hồ sơ. Sau đó tiến hành thẩm định và cấp thẻ HDV du lịch quốc tế không đủ điều kiện với giá từ 10-70 triệu đồng, tùy từng trường hợp và từng thời điểm.
Nguyễn Thị Vân và Vũ Kim Oanh tại cơ quan Công an.
“Chặt đứt” đường dây làm giấy tờ giả liên tỉnh
Cục ANKT đã làm việc và thu giữ hàng trăm hồ sơ hướng dẫn viên được cấp thẻ tại 7 Sở VHTT&DL gồm Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Điện Biên để phục vụ công tác điều tra.
Kết quả điều tra xác định, lãnh đạo và chuyên viên Sở VHTT&DL Lào Cai đã tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, cấp thẻ trái quy định pháp luật cho hàng trăm trường hợp hồ sơ HDV du lịch không đủ điều kiện từ năm 2014 đến năm 2017, thu lời bất chính hàng tỷ đồng. Đồng thời, các chuyên viên của Sở VHTT&DL Lào Cai còn móc nối với các chuyên viên của Sở VHTT&DL của 6 tỉnh còn lại để thẩm định, cấp thẻ HDV du lịch quốc tế…
Lúc này, một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chứng minh được hành vi phạm tội của đối tượng, khi các quy trình đã được tính toán kỹ lưỡng, đây là điều Trung tướng Nguyễn Đình Thuận, Cục trưởng Cục ANKT và các trinh sát Phòng 3 trăn trở.
Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, họ nhận định, đối tượng sẽ làm giả hai loại giấy tờ gồm bằng tốt nghiệp và chứng chỉ ngoại ngữ. Vì thế, quá trình phá án phải thu giữ được tang vật liên quan đến hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức; đồng thời phải thu thập được tài liệu, chứng cứ, chứng minh việc làm giả và việc thu lời bất chính. Đây là việc không dễ dàng vì hành vi phạm tội của các đối tượng diễn ra trong một thời gian dài. Trong khi ở mỗi thời điểm, đối tượng thu tiền với giá trị khác nhau…
Từ các căn cứ thu thập được, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an đã tiến hành khởi tố vụ án hình sự; thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp với 3 đối tượng gồm Vân, Oanh và Hạnh.
Quá trình đấu tranh, bước đầu xác định: Một bộ hồ sơ cấp thẻ HDV du lịch quốc tế bao gồm lý lịch cá nhân, bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp đại học, bản sao chứng thực chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn, chứng chỉ ngoại ngữ, ảnh chân dung. Trước thực trạng rất nhiều người muốn được cấp thẻ HDV du lịch quốc tế nhưng thiếu bằng đại học và chứng chỉ, đối tượng Vân, Oanh và Hạnh đã móc nối với đối tượng ngoài xã hội thu gom hồ sơ, tiền của những người có nhu cầu làm thẻ HDV rồi trực tiếp làm giả các bản photo bằng đại học, chứng chỉ và đem đi nhờ chứng thực…
Để làm các giấy tờ giả, các đối tượng đã sao lưu các bản photo bằng đại học, chứng chỉ cần thiết trong máy tính cá nhân tại nhà hoặc cơ quan. Tiếp theo, soạn thảo thông tin của người xin cấp thẻ HDV lên máy tính và in, cắt, dán, chỉnh sửa vào bản photo bằng đại học, chứng chỉ phù hợp.
Sau đó, các đối tượng đem đi photo lại các giấy tờ đã chỉnh sửa, tự mang hoặc đưa các đối tượng khác mang đi chứng thực tại UBND các xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Lào Cai. Bước cuối cùng, các đối tượng đưa các giấy tờ đã chứng thực trên vào hoàn thiện hồ sơ rồi móc nối với lãnh đạo cấp trên, chuyên viên trong Sở VHTT&DL tỉnh Lào Cai và 6 Sở VHTT&DL khác để xin cấp thẻ.
Hiện Cơ quan ANĐT Bộ Công an phối hợp với Cục ANKT đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án, làm rõ các đối tượng có liên quan.
Bức tranh tình hình dịch COVID-19 tại châu Âu trước những tháng mùa Đông
Hiện phần lớn châu Âu đã mở cửa đối với khách du lịch quốc tế và nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 sau đợt lây nhiễm bùng phát vào mùa Xuân vừa qua.
Các biện pháp nhằm đưa cuộc sống trở lại bình thường được thực hiện trong bối cảnh số ca mắc và nhập viện do COVID-19 gia tăng ở nhiều nước, chủ yếu do nhiễm biến thể Delta.
Khách du lịch tham quan Nhà Thờ Chính Tòa Milano ở Milan, Italy, ngày 5/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, các chương trình tiêm chủng được triển khai rầm rộ đã làm giảm đáng kể số người nhập viện so với những tháng đầu năm 2021. Tiến độ tiêm chủng khác nhau mang đến những gam màu khác nhau trong bức tranh tình hình dịch bệnh tổng thể tại các nước châu Âu, khi các chính phủ phải chuẩn bị các phương án ứng phó nguy cơ số ca mắc gia tăng trong những tháng mùa Thu và Đông.
Anh bước vào năm 2021 trong bối cảnh biến thể Alpha lây lan rộng, trở thành quốc gia áp dụng phong tỏa lâu nhất ở châu Âu. Đến tháng 7, nước này dỡ bỏ hầu như toàn bộ hạn chế, dù số ca nhiễm có tăng lên. Các sự kiện lớn diễn ra, câu lạc bộ đêm được phép hoạt động mà không giới hạn số người. Ở nơi công cộng, người dân không cần đeo khẩu trang. Số ca nhập viện cũng tăng lên kể từ thời điểm đó.
Theo dữ liệu chính thức, đầu tháng 9, số ca nhập viện vì COVID-19 trung bình 7 ngày đạt mức 1.000 ca, cao nhất kể từ tháng 2. Tuy nhiên, so với hồi tháng 1 khi Anh ghi nhận hơn 4.000 ca nhập viện mỗi ngày, tình hình dịch bệnh ở nước này sáng sủa hơn nhiều nhờ kết quả tiêm chủng đạt được. Hôm 14/9 vừa qua, Thủ tướng Boris Johnson cảnh báo nước này có thể tái áp đặt các biện pháp hạn chế vào mùa Đông nếu Cơ quan Dịch vụ Y tế quốc gia (NHS) bị quá tải.
Tại Pháp, số người nhập viện do COVID-19 tăng trong cả tháng 8. Nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về đợt bùng phát thứ 4, có thể tạo áp lực lên các cơ sở điều trị khắp cả nước. Cuối tháng 8, Pháp ghi nhận hơn 11.000 ca mắc COVID-19 phải nhập viện. Tuy nhiên, số ca mắc có dấu hiệu chững lại vào tháng 9. Tổng số bệnh nhân giảm xuống dưới 10.000 ca, thấp hơn nhiều so với đỉnh dịch hồi tháng 4, khi nước này ghi nhận 30.000 ca phải điều trị COVID-19 ở bệnh viện.
Pháp đã áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đối với người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 nhằm đẩy mạnh chương trình tiêm chủng. Kể từ ngày 7/9, nhân viên y tế được yêu cầu chủng ngừa đầy đủ, người dân cần có giấy chứng nhận tiêm phòng COVID-19 khi muốn vào nhà hàng hoặc di chuyển đường dài. Chính phủ Pháp xác nhận khoảng 3.000 nhân viên y tế đã bị đình chỉ công tác vì từ chối tiêm vaccine.
Còn tại Italy, tình hình dịch bệnh cũng leo thang vào tháng 4, với hơn 32.000 người phải nhập viện. Số ca nhập viện sau đó giảm xuống mức thấp nhất, khoảng 1.250 ca/ngày vào giữa tháng 7 và tăng trở lại trong những tuần gần đây. Tuy nhiên, đến nay, trên toàn Italy chỉ ghi nhận dưới 5.000 ca nhập viện mỗi ngày.
Sau khi bị ảnh hưởng nặng nề trong giai đoạn đầu của đại dịch, Italy là một trong những nước đầu tiên mở cửa trở lại với khách du lịch vào năm 2020. Năm 2021, các hạn chế nhập cảnh chủ yếu được áp dụng với Liên minh châu Âu (EU) và một số nước gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản và Anh.
Italy ngày 16/9 cũng là quốc gia đầu tiên yêu cầu nhân viên doanh nghiệp công và tư xuất trình chứng nhận tiêm chủng, xét nghiệm âm tính hoặc chứng nhận đã khỏi COVID-19 gần đây. Quy định có hiệu lực kể từ ngày 15/10, được đưa ra nhằm khuyến khích nhiều người tiêm vaccine hơn. Theo số liệu của Chính phủ Italy, khoảng 75% dân số Italy từ 12 tuổi trở lên đã được tiêm chủng đầy đủ.
Ireland là một trong những nước có số ca mắc COVID-19 thấp nhất ở châu Âu, phần lớn nhờ vào chiến lược phong tỏa nghiêm ngặt. Giống với phần còn lại của EU, Ireland đã mở cửa đón khách du lịch trở lại. Số ca nhập viện tăng lên kể từ đó, song vẫn thấp hơn các đợt bùng phát trước đây. Trong tháng 9, Ireland ghi nhận khoảng 60 ca phải vào khu hồi sức tích cực, thấp hơn đáng kể so với mức đỉnh 221 ca hồi tháng 1. Khác với nước láng giềng Anh, Ireland vẫn giới hạn số người tham gia sự kiện lớn ngoài trời, gồm cả các giải đấu thể thao.
Các hạn chế sẽ được nới lỏng kể từ ngày 20/9. Những ai đã tiêm đủ hai mũi vaccine được vào nhà hàng với sức chứa khoảng 100 người. Từ ngày 22/10, chính phủ có kế hoạch dỡ bỏ các hạn chế cuối cùng như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và tránh tụ tập đông người.
Trong khi đó, Đan Mạch về cơ bản đã trở lại cuộc sống trước đại dịch vào tháng này. Chính phủ cho phép người dân tụ tập thành nhóm lớn, ra vào hộp đêm, nhà hàng mà không cần xuất trình hộ chiếu vaccine, sử dụng phương tiện công cộng mà không cần đeo khẩu trang.
Hiện còn quá sớm để biết liệu động thái đó có khiến số ca mắc COVID-19 gia tăng đáng kể hay không. Số ca nhập viện ở Đan Mạch dao động khoảng 100 người trong những tuần gần đây, thấp hơn nhiều so với con số 1.000 ca vào tháng 1.
Bộ trưởng Y tế Đan Mạch Magnus Heunicke hôm 15/9 cho biết R0 (số bệnh nhân lây nhiễm nCoV từ cùng một F0) hiện là 0,7, có nghĩa quy mô dịch bệnh tiếp tục thu hẹp. Nếu con số cao hơn 1, số ca mắc COVID-19 sẽ tăng lên trong tương lai gần. Ngược lại, con số dưới 1, dịch bệnh được cho là lắng dịu.
Cười bò với tour "đi xuống nhà ăn cơm" của anh hướng dẫn viên du lịch: Bắt loa chuyên nghiệp, "mắng" khách sa sả khi không chịu nghe lời Hướng dẫn viên gì "đanh đá" dễ sợ vậy ta! Nếu mà phải bình chọn ra thứ dân tình đang ghét nhất thì chắc hẳn Cô Vy sẽ về top đầu. Bởi lẽ, từ ngày Cô Vy ghé qua, cuộc sống của chúng ta mỗi ngày đều chỉ quanh quẩn với tour phòng ngủ - phòng khách - phòng bếp để đốt thời...