Đường dài minh bạch thông tin tài chính
Ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, một thành viên trong đoàn đàm phán nâng hạng thị trường chứng khoán chia sẻ, trong các cuộc trao đổi, nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến vấn đề minh bạch thông tin tài chính.
Ảnh Shutterstock.
Về cơ bản, họ đánh giá cao chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), nhưng đó là so với điều kiện của nền kinh tế trong nước hiện nay, chứ so với tương quan và yêu cầu của thế giới thì vẫn còn nhiều hạn chế.
Trong thương vụ BIDV bán 15% cổ phần cho HanaBank với giá trị hơn 1 tỷ USD mới đây, Chủ tịch HanaBank cho biết, thời gian đàm phán kéo dài 3 năm, chủ yếu là để HanaBank rà soát, kiểm tra lại toàn bộ tình hình tài chính của BIDV, hiểu rõ về Ngân hàng rồi mới quyết định đưa tiền vào. Muốn thu hút tiền vào thì minh bạch tài chính là quan trọng nhất.
Một trong những giải pháp mà nhiều doanh nghiệp niêm yết lớn, các ngân hàng đã và đang triển khai thực hiện là áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế ( IFRS); các cơ quan quản lý cũng đã hoạch định lộ trình cho vấn đề này, từ năm 2022 – 2024 sẽ thí điểm thực hiện, từ năm 2025 sẽ bắt buộc một số đối tượng doanh nghiệp áp dụng.
Tuy nhiên, nếu áp dụng IFRS không trở thành nhu cầu tự thân của doanh nghiệp và được thực hiện một cách thực chất với các quy định đồng bộ cũng như nỗ lực của nhiều phía, thì khó có thể cải thiện thông tin tài chính so với hiện nay.
Lãnh đạo VPBank cho hay, họ đã mất gần 10 năm triển khai IFRS, hàng năm, Ngân hàng vẫn công bố song song báo cáo kiểm toán theo 2 chuẩn mực và phải vượt qua rất nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Dự phòng rủi ro theo IFRS lên tới 170 – 200% so với khi áp dụng VAS, lợi nhuận những năm đầu áp dụng IFRS có khi chỉ bằng 60% so với khi áp dụng VAS, trong nhiều trường hợp có thể khiến các nhà lãnh đạo ngân hàng e ngại tác động đến nhà đầu tư, cổ đông.
ặc biệt, do yêu cầu của cơ quan thuế, các doanh nghiệp, ngân hàng vẫn phải thực hiện song song 2 hệ thống báo cáo tài chính (trong đó, báo cáo tài chính theo VAS là cơ sở để tính thuế), rồi còn chi phí, sự thay đổi trong hệ thống quản trị nội bộ của ngân hàng… để đáp ứng các yêu cầu của IFRS.
Vì vậy, nếu không có sự cam kết của lãnh đạo cấp cao nhất doanh nghiệp, để lồng ghép việc thực hiện chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào các hoạt động quản trị hàng ngày, mà việc này chỉ thực hiện ở bộ phận kế toán, kiểm toán nội bộ, thì khó có thể kỳ vọng về một sự chuyển mình của doanh nghiệp.
Một nghiên cứu của Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và ầu tư cho biết, để đảm bảo tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết, cần có rất nhiều điều kiện, bao gồm các điều kiện về pháp lý và quản lý nhà nước như hệ thống chuẩn mực kế toán và các quy định liên quan đến quá trình công bố báo cáo tài chính, kiểm toán độc lập, trình độ, kiến thức về kế toán – tài chính của nhà đầu tư cá nhân…
Ngoài ra, còn có các điều kiện bên trong doanh nghiệp như hệ thống kiểm soát nội bộ, ban lãnh đạo (gồm hội đồng quản trị và ban giám đốc), ban kiểm soát. ây là những điều kiện tác động và chi phối đến chất lượng xử lý dữ liệu kế toán phục vụ cho việc lập và công bố báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Như vậy, trên hành trình để thị trường chứng khoán Việt Nam có tiếng nói chung với khu vực và thế giới, để doanh nghiệp có thể thu hút thêm các dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, không chỉ cần nỗ lực tự thân của doanh nghiệp, mà còn đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó có sự vào cuộc quyết liệt từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.
Người quan sát
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Điểm minh bạch "ghi" lợi nhuận
Theo kết quả báo cáo chấm điểm doanh nghiệp của Sở GDCK Hà Nội, các doanh nghiệp có điểm công bố thông tin và minh bạch càng cao thì kết quả kinh doanh càng tốt.
Minh bạch song hành với lợi nhuận
Năm 2019, Sở GDCK Hà Nội đã tiến hành chấm điểm công bố thông tin và minh bạch (CBTT&MB) đối với 237 doanh nghiệp đại chúng quy mô lớn (DN). Điểm đáng mừng là mặc dù số lượng DN được mở rộng nhưng kết quả chấm điểm trung bình năm này đạt ở mức cao hơn. Đặc biệt, các DN có điểm CBTT&MB càng cao thì kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu tài chính, cũng như giá cổ phiếu đều diễn biến cùng chiều.
Theo Báo cáo chấm điểm vừa được công bố tại Hội nghị Doanh nghiệp thường niên, điểm trung bình của các DN năm 2019 đạt 61,40% điểm, cao hơn mức 59,75% của năm 2018. Trong số này có 126/237 DN có điểm cao hơn mức trung bình. Các DN thuộc rổ UPCoM Large có điểm trung bình cao hơn, đạt 61,48% điểm, trong khi các doanh nghiệp không thuộc rổ: 61,42% điểm.
Các DN tập trung nhiều hơn vào thực hiện các tiêu chí tuân thủ với tỷ lệ đạt điểm dành cho các tiêu chí tuân thủ là 61,61% (năm 2018: 59,99%). Trong khi đó, việc thực thi các tiêu chí mang tính thông lệ tuy đã có cải thiện, nhưng vẫn còn thấp, chỉ đạt 40,72% (năm 2018: 39,75%).
Kết quả chấm cũng cho thấy, các DN có tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước cao có xu hướng thực hiện CBTT tốt hơn. Điểm chấm của DN có mối quan hệ tích cực với kết quả kinh doanh được đo bằng ROE và ROA, đánh giá của thị trường đối với DN (được đo bằng chỉ số TobinQ và TobinQ1 và giá cổ phiếu). Kết quả cho thấy rằng mỗi 1% tăng của điểm CBTT&MB đồng nghĩa với việc ROA tăng 0,08% và ROE tăng 0,17%. Đây là dẫn chứng tốt để khuyến khích và thúc đẩy DN thực thi tốt hơn các quy định, thông lệ về CBTT&MB.
Bên cạnh đó, các DN có chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc tách biệt có kết quả trung bình đạt 63,28% điểm (năm 2018: 61,68%), tốt hơn so với các DN có Chủ tịch kiêm nhiệm Tổng giám đốc, năm nay chỉ đạt 50,24% điểm (năm 2018: 51,04%). Ngoài ra, các DN có công bố Quy chế nội bộ về quản trị công ty có điểm trung bình là 65,83% điểm (năm 2018: 64,30%), cao hơn so với các DN không có hoặc không công bố (56,77%).
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc HNX cho biết, các kết quả chi tiết của mùa chấm năm nay sẽ được HNX chuyển đến DN và công khai trên toàn thị trường. "Điều chúng tôi mong muốn nhất là từ những kết quả cụ thể này, các DN quy mô lớn sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc CBTT&MB, DN sẽ có thêm niềm tin từ nhà đầu tư, từ đối tác và từ đó lan tỏa giá trị ra toàn thị trường", ông Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ.
Hướng tới chuẩn mực quản trị tiên tiến
Theo đại diện lãnh đạo HNX, năm 2019 là năm thứ 2 HNX thực hiện chương trình chấm điểm trên UPCoM. HNX giữ nguyên các tiêu chí chấm như năm 2018 (gồm 65 tiêu chí) để có căn cứ đánh giá sự tiến bộ của DN. Cách làm của HNX cũng được thực hiện như năm 2018, đó là đánh giá DN được thực hiện bởi Trường Đại học Kinh Tế Quốc dân - đơn vị đánh giá độc lập đã được đào tạo trước theo các hướng dẫn đánh giá cụ thể.
"Mỗi tiêu chí sẽ được đánh giá theo nguồn dữ liệu nhất định được công bố công khai bởi DN trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu các dữ liệu không thể thu thập được từ các nguồn được công bố công khai kể trên, thì tiêu chí này được coi như "không có" hoặc "không thực hiện" và sẽ được tính là 0 điểm. Vì thế, kết quả chấm điểm là khách quan, minh bạch, bản thân DN cũng có thể tự chấm điểm cho mình, nếu soi vào bộ 65 tiêu chí mà HNX xây dựng nên", ông Nguyễn Tuấn Anh thông tin thêm.
Tại lễ công bố, ông Phạm Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBCKNN nhấn mạnh: "Công tác quản trị công ty đối với các DN là rất quan trọng. Thực tế cho thấy, các bài học đổ vỡ trên thế giới, ngoài các yếu tố tác động khách quan, thì công tác quản trị DN đều có vấn đề. Ngược lại, những DN thực hiện tốt công tác quản trị thì đều có sự phát triển vững chắc hơn và DN càng lớn thì công tác này càng quan trọng".
Đi kèm với quản trị công ty tốt, các DN cũng cần tăng cường vấn đề minh bạch, từ tình hình tài chính đến công bố thông tin. Qua quá trình phát triển của TTCK, trình độ của nhà đầu tư trên thị trường đang dần được cải thiện rõ rệt. Do đó, vấn đề quản trị công ty tốt, minh bạch thông tin luôn có tác động thuận chiều với thanh khoản và giá cổ phiếu của DN.
Bên cạnh đó, ông Phạm Hồng Sơn lưu ý, vấn đề công bố thông tin bằng tiếng Anh đang ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn ngoại trên TTCK. Hiện nay nhiều DN lớn đã thực hiện khá tốt, nhưng số lượng chưa phổ biến. Quy định pháp luật chưa bắt buộc các tất cả các DN phải công bố thông tin bằng tiếng Anh, nhưng đây là vấn đề các DN nên hướng đến, để nâng cao vị thế của chính công ty mình.
10 DN đại chúng quy mô lớn thực hiện tốt CBTT&MB được vinh danh:
- Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP (DVN)
- CTCP Nhiệt điện Hải Phòng (HDN)
- Tổng Công ty IDICO - CTCP (IDC)
- Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIG)
- Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (OIL)
- CTCP Máy - Thiết bị Dầu khí (PVM)
- CTCP Nước giải khát Sanest Khánh Hòa (SKH)
- CTCP Đầu tư xây dựng và phát triển năng lượng Vinaconex (VCP)
- Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)
- CTCP Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa (VLB)
XUÂN BÁCH
Theo nhandan.com.vn
Kết cấu kim loại và lắp máy Dầu khí (PXS) ghi nhận quý thứ 8 liên tiếp thua lỗ Công ty cổ phần Kết cấu kim loại và lắp máy Dầu khí (PXS) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2019 với số lỗ gần 21 tỷ đồng. Đây cũng là quý thứ 8 liên tiếp PXS thua lỗ. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, PXS lỗ gần 71 tỷ đồng. Theo PVC-MS, tình hình sản xuất - kinh doanh...