Đường đá cổ Pavie: Trầm tích giữa núi rừng Hoàng Liên
Mới đây, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 3130/QĐ-UBND về việc xếp hạng đường đá cổ Pavie là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh.
Ảnh: @greniscop
Theo quyết định của UBND tỉnh Lào Cai, khu vực bảo vệ đường đá cổ Pavie, thôn Nhìu Cồ San, xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát được xác định theo biên bản khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ khoa học di tích.
UBND tỉnh giao Sở Văn hóa – Thể thao, UBND huyện Bát Xát xây dựng phương án bảo vệ, quản lý, tu bổ và sử dụng di tích danh lam thắng cảnh đường đá cổ Pavie theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Theo nhiều tài liệu và ghi chép, tuyến đường đá cổ được xây dựng từ những năm 20 của thế kỷ trước, thời điểm này, thực dân Pháp bắt đầu cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2. Thống đốc Auguste Jean – Marie Pavie là người khảo sát và chỉ đạo xây dựng tuyến đường này để vận chuyển lương thực, nông sản giữa các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam. Bởi vậy, tuyến đường được gọi tên là Pavie. Tuy nhiên, những người dân sinh sống ở đây cho rằng, từ trước đó, cha ông họ đã chinh phục đỉnh Nhìu Cồ San bằng lối đi này và khai phá đến đất Lai Châu, người Pháp chỉ tiếp tục mượn tuyến đường của người Mông để vận chuyển.
Theo thời gian, mặc dù bị cỏ cây mọc che bớt lối đi nhưng tuyến đường đá vẫn còn rộng chừng 3 m và kéo dài tới hơn 20 km xuyên qua những địa hình phức tạp. Những năm gần đây, tuyến đường đá cổ Pavie trở thành một trong hành trình khám phá thiên nhiên kỳ vĩ không thể bỏ qua của du khách.
Một đoạn đường đá cổ Pavie.
Đường đá cổ Pavie nằm ở độ cao khoảng 1.000 m đến 2.500 m so với mực nước biển. Thời kỳ thực dân Pháp chiếm đóng, núi Nhìu Cồ San được người Pháp lựa chọn xây dựng đồn trú quân sự bởi nơi đây có vị trí chiến lược, là cửa ngõ kết nối với tỉnh Lai Châu. Con đường đá cổ Pavie là một phần minh chứng cho lịch sử đấu tranh bền bỉ, lâu dài của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam khiến cho Thực dân Pháp phải rút toàn bộ quân khỏi khu vực núi Nhìu Cồ San. Đến ngày 01/11/1950, tỉnh Lào Cai được hoàn toàn giải phóng, chính thức chấm dứt cảnh áp bức, đô hộ của thực dân, phong kiến. Từ sau khi giải phóng đến nay, đường đá cổ Pavie vẫn được người dân lựa chọn làm con đường di chuyển chính từ thôn Nhìu Cồ San, xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát sang bản Sàng Ma Pho, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ. Trải qua thời gian, đường đá cổ Pavie đã chịu tác động lớn của thời tiết, khí hậu và con người.
Hiện nay, chiều dài tuyến đường còn khoảng 12km. Trong đó trên địa phận tỉnh Lào Cai là 6,4 km, với 4 km đường còn tương đối nguyên vẹn. Đường đá cổ đầy rêu phong, xuyên qua cánh rừng nguyên sinh và các dãy núi cao hùng vĩ, rất phù hợp với loại hình du lịch trải nghiệm, khám phá và là nguồn tư liệu thực tiễn quý giá để giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử địa phương.
Con đường đá cổ Pavie như một sợi dây kết nối tiềm năng du lịch giữa hai tỉnh Lào Cai – Lai Châu; một tuyến du lịch giàu triển vọng, đánh thức những trầm tích văn hóa, lịch sử vô cùng độc đáo trên dãy Hoàng Liên hùng vĩ.
Video đang HOT
Lần thứ 6 khám phá miền đất 'hoa nở trên đá' của chàng trai Hà Nội
Mỗi năm, Nguyễn Minh Đức (25 tuổi, Hà Nội) đều dành thời gian đến Hà Giang 2 lần để tận hưởng không khí bình yên.
Đây là lần thứ 6 anh đến vùng cao nguyên đá.
Hà Giang nổi tiếng với cảnh sắc hoang sơ của núi rừng rẻo cao, điểm nhấn là những cung đường uốn lượn giữa mây ngàn. Ngoài ra, nơi đây còn tạo sức hút bởi văn hóa bản địa đặc sắc cùng con người dễ mến.
"Mảnh đất Hà Giang là nơi tôi luôn muốn quay lại mà không cần suy nghĩ. Mỗi lần đến Hà Giang, tôi đều không khỏi trầm trồ trước khung cảnh nguyên sơ của đại ngàn nơi đây", Nguyễn Minh Đức chia sẻ.
Chinh phục những cung đường hùng vĩ
Theo vị này, phương tiện thích hợp nhất để ngao du trọn vẹn nơi miền sơn cước là xe máy. Đi xe máy cho phép bạn dừng nghỉ mọi chỗ mình thích đồng thời có thể len lỏi, khám phá các cung đường.
Cung đường đẹp nhất cho chuyến phượt bằng xe máy dài khoảng 390 km, bắt đầu từ thành phố Hà Giang - Quản Bạ - Yên Minh - Đồng Văn - Mèo Vạc - Đường Thượng - Quản Bạ - Hà Giang.
"Ở Hà Giang có nhiều địa danh đẹp thu hút, song với mình Mậu Duệ tới Du Già là tuyến đường mang lại nhiều cảm xúc nhất. Con đường uốn lượn dẫn tôi đi từ khung cảnh này đến bức tranh kỳ vĩ khác", anh chia sẻ.
Dốc Thẩm Mã nằm trên quốc lộ 4C được xem là cửa ngõ nối các địa danh Mã Pì Lèng, Sủng Là, Phó Bảng, cột cờ Lũng Cú... Con dốc là địa danh được nhiều du khách nhắc tới mỗi khi kể về chuyến du lịch vùng Đông Bắc.
Mã Pì Lèng, đoạn đường dài 20 km nối liền thị xã Mèo Vạc với Đồng Văn, được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam. Di chuyển trên cung đường từ đèo Mã Pì Lèng là trải nghiệm khó quên với nhiều khúc cua tay áo và dốc đứng.
Năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp Hẻm vực Tu Sản là di tích danh lam thắng cảnh Việt Nam. Hẻm núi đá sâu, với làn nước xanh mướt như ngọc, mang đến cảm giác thư giãn, bình yên khó tả.
Ở vùng đất xa xôi còn nhiều khó khăn này, bên cạnh thiên nhiên, sự chân chất, niềm nở và mến khách của người dân, khoảnh khắc những đứa trẻ dân tộc Mông nở nụ cười trong trẻo là điểm nhấn, gây ấn tượng trong lòng du khách.
Thời điểm lý tưởng
Mỗi mùa, Hà Giang mang vẻ đẹp và sức hấp dẫn riêng về thiên nhiên, văn hóa. Từ tháng 1 đến tháng 3, tiết trời se lạnh, cảnh sắc núi rừng Hà Giang đầy sức sống với muôn hoa khoe sắc rực rỡ khắp nơi như hoa đào, hoa mận, cải vàng, hoa gạo.
Từ tháng 5 đến tháng 6, Hà Giang vào mùa nước đổ. Đây là thời điểm du khách có thể tận hưởng không khí mát mẻ và thanh bình của miền núi cao Hà Giang. Những thác nước chảy trên thửa ruộng bậc thang xanh mướt tạo nên bức tranh thiên nhiên đầy quyến rũ. Vào mùa này, người dân cũng bắt đầu hối hả xuống đồng, gieo những hạt giống đầu tiên cho vụ mùa tiếp theo.
Từ tháng 9 đến tháng 10, Hà Giang chào đón mùa vàng rực rỡ trên những cánh đồng lúa chín vàng ươm khắp Hoàng Su Phì. Hít hà hương thơm của lúa chín cũng là điểm nhấn thu hút nhiều du khách đến đây.
Tháng 10 đến tháng 12, điểm nhấn tại nơi đây là mùa hoa tam giác mạch tinh khôi. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để săn ảnh đẹp, tham gia lễ hội hoa tam giác mạch.
Những lưu ý khi đi phượt Hà Giang
Minh Đức cho biết anh thường chọn những chuyến đi được hòa mình thiên nhiên, được leo núi, chạy xe ngắm quang cảnh trên đường. Theo kinh nghiệm của nam du khách, để có những chuyến chạy xe đường dài an toàn, du khách cần lưu ý những điều sau.
Bảo dưỡng xe trước khi đi
Hà Giang có hệ thống đèo núi ngoằn ngoèo, đường núi đầy đá sỏi và nhiều ổ gà xóc nảy. Nếu bạn di chuyển bằng xe máy, việc bảo dưỡng xe là lưu ý đầu tiên và rất cần thiết. Bạn nên mang theo một vài vật dụng thiết yếu như tua vít, cờ lê, kìm...
Đổ đầy bình xăng
Trên quãng đường di chuyển có rất ít trạm đổ xăng dọc đường nên bạn cần lưu ý chuẩn bị xăng. Việc hết xăng dọc đường để tránh việc phải dắt bộ xe.
Chỉ mang vật dụng thiết yếu
Đi phượt là một trải nghiệm du lịch bụi, bạn chỉ nên mang những vật dụng thiết yếu cho cá nhân, tránh nhét đầy một vali quần áo, giày dép. Để an toàn khi lái xe, tránh bị mất mát đồ dùng, bạn nên buộc chặt vật dụng cá nhân vào xe máy.
Lưu ý thời tiết
Thời tiết tại miền núi khá thất thường. Nhiều ngày nhiệt độ xuống thấp, sương mù dày. Để an toàn cho mình và bạn đồng hành, hãy xem thời tiết trước mỗi chuyến đi. Trong trường hợp mưa lớn hoặc sương mù dày đặc, nhớ luôn luôn di chuyển chậm và bật xi nhan bên phải.
Giữ vệ sinh
Theo vị này, nhiều du khách dừng xe nghỉ giữa đường thường có thói quen ăn uống rồi vứt rác bừa bãi. Việc giữ vệ sinh khi du lịch phượt là rất quan trọng để bảo vệ môi trường và giữ gìn vẻ đẹp của địa điểm tham quan.
Vẻ đẹp bí ẩn của hồ nước ba màu trên cao nguyên Tây Tạng Theo Sohu, nằm tại ngôi làng Phổ Ngọc, quận Biên Bá, thuộc địa khu Xương Đô, Tây Tạng, hồ Ba Màu là một danh lam thắng cảnh cấp khu tự trị. Vẻ đẹp bí ẩn của hồ Ba Màu cùng với phong cảnh thiên nhiên bao quanh hồ đang là điểm tham quan hấp dẫn, không thể bỏ qua khi du lịch Tứ...