Đường ‘cong mềm mại’ ách tắc đến bao giờ?
Dù là dự án trọng điểm, được thành phố Hà Nội quan tâm đầu tư, nhưng sau nhiều năm triển khai nâng cấp mở rộng, đường Trường Chinh, nơi từng được nhiều người mệnh danh là đường “cong mềm mại” đến nay vẫn tiếp tục rơi vào tình trạng ách tắc triền miên…
Nút cổ chai đường Trường Chinh thường ùn tắc vào giờ cao điểm. Ảnh: Hồng Vĩnh
Khốn khổ vì dự án mở đường
Đường Trường Chinh vừa mới mở được một đoạn ngắn, người dân chưa kịp vui thì giờ đây tuyến đường này lại tiếp tục rơi vào ách tắc hằng ngày. Đầu giờ sáng, nhóm PV Tiền Phong chứng kiến dòng người và phương tiện bị ùn lại khá lâu ở khu vực nút cổ chai đang thi công cầu sông Lừ. Mặt đường lầy lội toàn ổ voi ổ gà.
Ô tô, xe máy nhích từng mét rất khó nhọc. Mùi khói bụi, xăng dầu quyện vào nhau phả vào mặt người đi đường. Chị Trần Thanh Hà trú tại tòa nhà HH2 ngõ 102 Trường Chinh cho biết, đường còn dang dở nhưng nhiều tòa cao ốc văn phòng, chung cư ven đường hoàn thành trước dẫn đến lượng người và phương tiện tham gia giao thông trong khu vực tăng lên khá nhanh. Tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm thường xuyên xảy ra.
Ngoài ra, do công trường thi công gần với Ngã Tư Vọng là nút giao đường bộ và đường sắt khá lớn, có lượng phương tiện nhiều nên tình trạng ùn tắc trên tuyến đường Trường Chinh lại càng trầm trọng hơn. Theo ghi nhận của Tiền Phong, mặc dù tình trạng ùn tắc khá nghiêm trọng nhưng trên công trường thi công mở rộng đường Trường Chinh thì lại rất vắng công nhân.
Ngoài một nhóm thợ tham gia làm cầu sông Lừ gần ngõ 120 thì trên cả tuyến đều án binh bất động. Cả dãy phố nham nhở do đan xen giữa những căn nhà đang phá dỡ giải phóng mặt bằng với những căn nhà bên trong đang xây chạy đua thời gian bám mặt đường mới mở. Cọc sắt, mái tôn, bê tông phá dỡ dở dang thò ra thụt vào khắp nơi. Nhiều đoạn đường không còn vỉa hè, cống thoát nước, vật liệu phế thải đổ tràn lan.
Vướng bồi thường giải phóng mặt bằng
Trao đổi với Tiền Phong, đại diện Ban Quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội (đại diện chủ đầu tư) cho biết, dự án Vành đai 2 (đoạn tuyến Ngã Tư Sở – Ngã Tư Vọng), với tổng vốn đầu tư 2.560 tỷ đồng được khởi công vào tháng 10/2013.
Video đang HOT
Trong đó, gói thầu xây dựng, mở rộng đường Trường Chinh, đoạn từ phố Tôn Thất Tùng đến sông Lừ và gói thầu cải tạo cầu sông Lừ đang thi công với kế hoạch đề ra hoàn thành vào tháng 4/2015. Gói thầu thi công đoạn từ sông Lừ tới Ngã Tư Vọng và đoạn từ Tôn Thất Tùng tới Ngã Tư Sở, đơn vị đang tiến hành lựa chọn nhà thầu thi công và phấn đấu hoàn thành trong quý IV/2015.
Tuy nhiên, đại diện Ban Quản lý thừa nhận tiến độ này rất khó đạt được bởi những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, quỹ nhà tái định cư: “Việc thi công dự án phụ thuộc vào công tác giải phóng mặt bằng, hiện đang vướng mặt bằng ở địa bàn các phường của quận Đống Đa. Chúng tôi đang cố gắng để đẩy nhanh tiến độ thi công dự án”, đại diện Ban Quản lý dự án cho biết.
Theo lãnh đạo Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Đống Đa, hiện đã lập xong phương án đền bù của tất cả 475 hộ dân và các cơ quan nằm trong diện phải di dời, nhưng chỉ mới phê duyệt được khoảng 160 phương án.
Vì vậy, khối lượng phương án để tiến hành thu hồi mặt bằng phục vụ cho việc thi công dự án vẫn còn nhiều. “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thi công dự án chậm so với tiến độ đề ra. Trong đó chủ yếu đang vướng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thiếu nhà tái định cư cho dự án. Kế hoạch là trong tháng 6 đến tháng 10 phải bàn giao xong mặt bằng cho đơn vị thi công nhưng điều này cũng rất khó”, lãnh đạo Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Đống Đa cho hay.
Theo Sở KH&ĐT Hà Nội, thành phố hiện có 13 dự án trọng điểm (trong đó có 6 dự án giao thông) phải hoàn thành trong năm 2015, nhưng có tới 8 dự án vướng giải phóng mặt bằng dẫn tới nguy cơ chậm tiến độ rất cao. Để đáp ứng vốn của các dự án trọng điểm trong năm 2015, kế hoạch sẽ phải chi trên 6.800 tỷ đồng trong khi thành phố mới bố trí được 2.800 tỷ đồng.
Theo Tiền Phong
Họ muốn gì khi lấp sông Đồng Nai?
Hiện dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về dự án lấp sông Đồng Nai nhưng việc lấn, lấp một phần sông Đồng Nai với diện tích lên đến 8,4ha để làm gì?
Tuyến kè được "đẩy" ra xa bờ.
Cách nay hơn 10 năm, Đồng Nai đã thai nghén dự án chống sạt lở, ổn định hai bên bờ sông Đồng Nai qua khu vực thành phố Biên Hòa. Do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Biên Hòa, đặc biệt việc quy hoạch lại trung tâm thành phố đã đặt ra yêu cầu "phải đưa tuyến kè ra xa bờ".
Ban đầu, mục tiêu của dự án chỉ là nghiên cứu xây dựng một tuyến công trình xa bờ đảm bảo điều kiện ổn định tổng thể công trình, không làm thay đổi đáng kể thủy lực, tránh gây xói lở xấu diễn ra các khu vực lân cận. Ngoài ra, cũng sẽ đưa ra giải pháp công trình khả thi, có mỹ quan phù hợp với khu vực trung tâm thành phố Biên Hòa.
Đây cũng là tiền đề làm "phát sinh" thêm nhiều mục tiêu khác, trong đó có việc hình thành các cụm nhà phố thương mại, khách sạn cao tầng năm sao dự kiến sẽ nằm chễm chệ ở phần diện tích lấn sông Đồng Nai lên đến 8,4ha.
Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc một số hình ảnh về dự án kè lấn sông mà trước đây chúng tôi thu thập được để có thể hình dung được sau khi lấp xong, phần đất ấy sẽ được làm gì. Chủ nhiệm đề án này là kiến trúc sư Huỳnh Phú Kiệt nay là Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Toàn Thịnh Phát cũng chính là chủ đầu tư dự án.
Thông tin khái quát về Đồng Nai cùng dự án lấn sông.
Toàn cảnh hiện trạng khu dự án lấn sông Đồng Nai.
Không gian kiến trúc cảnh quan chung của dự án.
Theo bản vẽ quy hoạch này dễ dàng xác định các cụm nhà phố thương mại, khách sạn cao tầng năm sao sẽ được mọc lên ở dự án lấn sông Đồng Nai.
Và đây, bản vẽ phối cảnh nhìn từ trên cao xuống cho thấy sự hoành tráng khi dự án được hoàn thành.
Qua so sánh cảnh quan hiện tại (ảnh trên) và sau khi hoàn thành dự án dễ nhận thấy được các cụm nhà phố, nhà cao tầng mọc lên từ dự án lấn sông.
Ông Đinh Quốc Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nêu với Pháp Luật TP.HCM rằng cơ sở thực hiện dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai là từ dự án đánh giá tác động dòng chảy sông Đồng Nai từ cầu Hóa An đến cầu Ghềnh.
Có điều nhiều người vẫn chưa thỏa mãn vì đây là dự án thực hiện trên sông Đồng Nai, thuộc lưu vực sông Đồng Nai có ảnh hưởng đến 11 tỉnh, thành nên việc tác động đến con sông không chỉ đơn giản là đánh giá tác động dòng chảy mà còn phải xem xét đến các yếu tố môi trường, đến nhu cầu sử dụng nước của các địa phương hạ lưu như Bình Dương, TP.HCM.
Ngoài ra, đơn vị lập đánh giá tác động dòng chảy là Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam là đơn vị lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A bị dư luận lật tẩy vì "xào nấu" từ các dự án và dư luận cùng tỉnh Đồng Nai đã ứng mạnh, phải dừng.
Như vậy, xung quanh dự án lấn sông Đồng Nai này còn rất nhiều vấn đề cần được UBND tỉnh và chủ đầu tư trả lời.
Theo Pháp Luật Việt Nam
Dân treo biển bán nhà trước ngày cầu vượt hơn 2 nghìn tỷ khánh thành Những biển "cần bán nhà gấp" như băng-rôn quảng cáo được người dân treo lên gần cầu vượt Ngã ba Huế (Đà Nẵng) trước ngày cầu khánh thành ngày 29/3. Mấy ngày nay, người dân lên tham quan công trình cầu vượt 3 tầng tại nút giao thông khác mức Ngã ba Huế (Đà Nẵng) không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy những...