Đường có như không, dân nơm nớp lo nhà “rơi vào miệng hà bá”
Nhiều đoạn đường trôi hẳn xuống sông, người dân phải bắc cầu ván để đi, có những đoạn mặt đường còn nguyên nhưng cốt đường đã sạt lở, khiến người dân bất an.
Tuyến đường dân sinh cặp bờ phải sông Ô Môn đoạn qua phường Thới An (quận Ô Môn, Cần Thơ) hiện hữu hàng chục điểm sạt lở nghiêm trọng. Có những đoạn sạt lở dài hàng chục mét, đường trôi hẳn xuống sông, chìm dưới mặt nước.
Đường sạt lở xuống sông, người dân lo đang đi thì “rơi vào miệng hà bá”
Người dân địa phương cho biết, con đường bê tông này rộng khoảng 4m, trước đây giao thông rất nhộn nhịp, 2 xe ba gác có thể tránh nhau. Thế nhưng khoảng 10 năm qua, liên tiếp xuất hiện các điểm sạt lở; từ năm 2019 đến nay tình trạng càng nghiêm trọng.
Nhiều đoạn sạt lở kéo dài đến 30m, đường chìm hẳn xuống mặt nước. Những đoạn khác tuy sạt lở ngắn hơn nhưng đường cũng “không thể lưu thông”. Nguy hiểm nhất là có những đoạn dù mặt đường còn nguyên nhưng cốt đường đã bị nước cuốn trôi, trở thành những cái bẫy chờ “nuốt trọn” người đi đường.
Đoạn đường dài đang chìm dần xuống sông (Ảnh: Nguyễn Cường).
Bà Huỳnh Thị Hương (60 tuổi, ngụ ở phường Thới An) cho hay, đoạn đường trước nhà bà đã “biến mất” từ hơn 10 năm nay. Từ khi con đường trôi xuống lòng sông, cuộc sống gia đình bà Hương cũng như nhiều hàng xóm trở nên vô cùng khổ sở và nguy hiểm.
“Ngày trước đường mới sụt, có những người chưa biết nên té hoài. Người dân đã gom góp đất cát bồi lên nhưng không ăn thua, đắp bao nhiêu lở bấy nhiêu. Giờ mặt đường chìm dưới nước, nhà tôi không vận chuyển được hàng hóa, xe máy cũng không thể đưa vào nhà.
Mặt đất cũng đang sụt, nguy hiểm nhất là đường điện có nguy cơ đổ xuống bất kỳ lúc nào nên chúng tôi rất lo sợ. Đã có nhiều đoàn cán bộ xuống khảo sát nhưng chúng tôi mong muốn thấy được hành động cụ thể từ chính quyền”, bà Hương nói.
Đường sạt lở khiến người dân đi lại khó khăn (Ảnh: Nguyễn Cường).
Hiện con đường trước nhà bà Hương đã chìm khoảng một mét so với ngày trước. Gia đình bà Hương cũng như những hàng xóm phải thường xuyên bồi bao cát trước nhà để lấy lối đi bộ vào, xe cộ buộc phải gửi nhờ nơi khác.
Ông Võ Văn Viễn (76 tuổi, ngụ ở phường Thới An) cho biết, đường giao thông sạt lở đã khiến cuộc sống người dân trở nên khó khăn và nguy hiểm. Hàng hóa không lưu thông được khiến nhiều cơ sở sản xuất phải chuyển đi nơi khác dẫn đến nhiều người mất việc, các cháu nhỏ đi học, người dân đi làm luôn nơm nớp lo sợ “rơi vào miệng hà bá”.
Mặt đường còn nguyên nhưng cốt đường đã trôi hết, trở thành những cái bẫy chờ “nuốt” người đi đường (Ảnh: Nguyễn Cường).
Theo người dân địa phương, tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng là do sông Ô Môn thay đổi dòng chảy. Phương tiện đi lại trên sông ngày càng nhiều, kích thước tàu bè ngày càng lớn gây nên sóng to đập vào bờ cũng là nguyên nhân đẩy nhanh sạt lở.
Nhu cầu của người dân phường Thới An là chính quyền TP Cần Thơ sớm xây dựng, hoàn thiện hệ thống bờ kè ở cả 2 bên bờ sông, sau đó khắc phục lại những đoạn đường đã sạt lở.
Một đoạn đường đã chìm hẳn hơn 10 năm, người dân qua lại phải dò từng bước (Ảnh: Nguyễn Cường).
Trong buổi tiếp xúc cử tri mới đây của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ ở quận Ô Môn, khoảng 1/3 ý kiến cử tri đều xoay quanh việc khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông.
Trả lời cử tri, đại diện lãnh đạo TP Cần Thơ cho biết, cả thành phố có khoảng 1.100km kênh rạch, cần lượng vốn rất lớn để làm bờ kè chống sạt lở. TP Cần Thơ đã ưu tiên tuyến kè sông Ô Môn, hiện cơ bản xong bờ trái, sẽ bố trí vốn để tiếp tục hoàn thiện kè phía bờ phải.
Mặt đường chìm sâu, người dân phải đắp bao cát để lấy lối vào nhà (Ảnh: Nguyễn Cường).
Người dân bắc cầu ván ở những đoạn đường bị đứt hẳn không bồi đắp được (Ảnh: Nguyễn Cường).
Quảng Nam xin chuyển đổi 25ha rừng làm đường vùng sâm Ngọc Linh
Tỉnh Quảng Nam xin chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên với diện tích khoảng 25ha sang mục đích khác, để triển khai thực hiện dự án đường giao thông đến vùng phát triển sâm Ngọc Linh.
Núi Ngọc Linh, huyện Nam Trà My, nơi có vùng trồng sâm Ngọc Linh - Ảnh: LÊ TRUNG
Ngày 23-6, UBND tỉnh Quảng Nam cho hay vừa có báo cáo gửi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, giải trình các nội dung liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án đường giao thông đến vùng phát triển sâm Ngọc Linh, tuyến Măng Lùng - Đăk Lây (huyện Nam Trà My).
Theo báo cáo được ông Hồ Quang Bửu - phó chủ tịch UBND tỉnh - ký, dự án này nằm trong đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) đến năm 2030 được Văn phòng Chính phủ thống nhất vào năm 2015, được thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư.
Qua kiểm tra đối chiếu ranh giới dự án với quy hoạch phân khu của khu dự trữ thiên nhiên Ngọc Linh, diện tích bị ảnh hưởng là 26,5ha, nằm trong các phân khu như: phân khu vùng phục hồi sinh thái 9,52ha có hiện trạng là rừng tự nhiên, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có hiện trạng rừng tự nhiên là 15,65ha.
Việc đề xuất dự án này được triển khai và phê duyệt trước thời điểm quyết định thành lập Khu dự trữ thiên nhiên Ngọc Linh, dự án trước đây đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thống nhất, có công văn trình Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng thống nhất chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác để thực hiện dự án, bộ chưa nhận được phản hồi.
Việc phê duyệt đầu tư dự án và thời điểm trình hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (trong đó có diện tích rừng tự nhiên đặc dụng thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 15,65ha) từ tháng 3-2020, trước thời điểm tỉnh ban hành quyết định về phê duyệt thành lập Khu dự trữ thiên nhiên Ngọc Linh.
Theo tỉnh này, dự án phù hợp với nghị quyết số 83 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Quảng Nam, phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hằng năm huyện Nam Trà My.
Trước đây dự án này được cấp có thẩm quyền phê duyệt với quy mô công trình giao thông cấp IV, tổng chiều dài tuyến 10,4km, diện tích sử dụng đất 17ha, trong đó diện tích quy hoạch rừng đặc dụng bị ảnh hưởng là hơn 14ha. UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án.
Hiện nay dự án có sự thay đổi về quy mô, với tổng diện tích là 26,5ha, gồm quy hoạch rừng đặc dụng 24,11ha và ngoài quy hoạch lâm nghiệp 2,39ha, thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và môi trường.
Huyện Nam Trà My cũng có tờ trình về việc điều chỉnh thời gian thực hiện dự án và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu số 07 (đánh giá tác động môi trường) công trình này cho phù hợp với quy mô thực tế hiện nay (tăng 11,82ha so với diện tích ban đầu).
Tỉnh đã thống nhất gia hạn thời gian thực hiện dự án và phê duyệt bổ sung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu đánh giá tác động môi trường. Huyện Nam Trà My đang triển khai thực hiện các thủ tục.
Vĩnh Phúc: Tập trung triển khai dự án quản lý nguồn nước và ngập lụt Ban Quản lý dự án sử dụng vốn vay nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc (VPMO) đang tham mưu UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các địa phương trong tỉnh bồi thường giải phóng mặt bằng, đồng thời đôn đốc các đơn vị thi công... triển khai Dự án quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc đảm bảo hoàn thành đúng tiến...