Dương Chí Dũng: Con đường từ Cục Hàng hải tới trại giam
Trước khi bất ngờ rơi vào vòng tù tội, Dương Chí Dũng có sự nghiệp sáng lạn, với đường quan lộ rộng thênh thang…
Dương Chí Dũng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Vinalines từ tháng 8/2005.
Dương Chí Dũng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Vinalines từ tháng 8/2005. Đến tháng 7/2011 thì ông được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị tổng công ty này. Ông Dũng cũng là Ủy viên thường vụ Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung Ương, Bí thư Đảng ủy Vinalines. Ảnh: Đời sống và Pháp luật.
Ông Dương Chí Dũng chủ trì một cuộc họp bàn kế hoạch phát triển Vinalines năm 2009. Ảnh: VTC.
Ông Dương Chí Dũng chủ trì Đại hội toàn thể nhiệm kỳ VI Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam năm 2010, với cương vị là Chủ tịch Hiệp hội chủ tàu Việt Nam. Ảnh: VTC.
Ngày 21/1/2009, với vai trò là Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, ông Dương Chí Dũng (trái) đến thăm và chúc tết Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc. Ảnh: Cục Hàng hải Việt Nam.
Video đang HOT
Ngày 15/10/2011, ông Dương Chí Dũng trong vai trò là Ủy viên thường vụ Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đến tham dự lễ khởi công xây dựng Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Hàng hải (xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm). Ảnh: Vinalines
Sáng ngày 8/2/2012, tại Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã công bố quyết định bổ nhiệm Dương Chí Dũng (bên phải) làm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Ảnh: Cục Hàng hải Việt Nam.
Đầu tháng 2/2012, trong vai trò Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, ông Dương Chí Dũng đã đến Cảng vụ Hàng hải TP HCM để tham dự Hội nghị Cán bộ – Công chức năm 2012. Ảnh: Cục Hàng hải Việt Nam.
Ngày 21/3/2012, Dương Chí Dũng cùng lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An khảo sát thực địa tại cảng Cửa Lò Nghệ An. Ảnh: VTC.
Ngày 18/5/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định truy nã đối với bị can Dương Chí Dũng. Tuy nhiên, vào thời điểm khởi tố (17/5) Dương Chí Dũng đã bỏ trốn. Ảnh: Tiền Phong.
Ngày 21/6/2012, Ban tổng thư ký Tổ chức Interpol ban hành lệnh truy nã đỏ (truy nã quốc tế) đối với Dương Chí Dũng. Ảnh: Website Interpol
Ngày 4/9/2012, sau 3 tháng lẩn trốn và bị truy nã Dương Chí Dũng đã bị bắt tại Campuchia. Đến sáng ngày 5/10/2012, Dương Chí Dũng được áp giải từ TPHCM về Hà Nội trên chuyến bay VN116 của Vietnam Airlines, chỗ ngồi số 38A được ghi rõ là “tội phạm kinh tế”. Ảnh: kohsantepheapdaily.
Ngày 12/12/2013, mở phiên tòa xét xử đại án Dương Chí Dũng. Ảnh” TTXVN.
Dương Chí Dũng cùng các đồng phạm trước vành móng ngựa. Ảnh: TTXVN.
Chiều ngày 16/12/2013, Hội xét xử tuyên án tử hình đối với Dương Chí Dũng – nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và Mai Văn Phúc – nguyên Tổng GĐ Vinalines đối với hành vi tham ô tài sản, đây cũng là dấu mốc chính thức đặt dấu chấm hết cho cuộc đời của Dương Chí Dũng. Ảnh: TTXVN.
Theo Kiến Thức
Choáng với số tiền nợ của gia đình Dương Chí Dũng
Chuyện như đùa, nhưng đó đúng là sự thật với gia đình Dương Chí Dũng, ít nhất đến thời điểm hiện tại...
Dương Chí Dũng
Một thành viên trong gia đình nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines khẳng định, vào thời điểm sau Tết Nhâm Thìn 2012, Dương Chí Dũng tâm sự rằng mình đang cần một số tiền lớn và cần các em trong nhà, bạn bè, chiến hữu giúp đỡ. Là người có tiếng nói nhất trong gia đình và vì tin tưởng tuyệt đối anh trai nên các em Dương Chí Dũng cùng bạn bè đã không ngại vay mượn, thu xếp tiền cho Dũng.
Con số mà mọi người gom lại vay cho Dương Chí Dũng vào khoảng 39 tỉ đồng, tuy nhiên ông Dũng không nói với mọi người sử dụng vào việc gì. Con số trên được cho là có "xâu chuỗi" với lời khai và thời điểm nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải đã chuyển tổng cộng hơn 1,5 triệu USD đi đâu không rõ vào tháng 5/2012.
Trong nhiều bài viết trước, chúng tôi đã đề cập đến sự khó khăn của vợ con Dương Chí Dũng. Chị Phạm Thị M.P, vợ của Dương Chí Dũng vốn là một nhà kinh doanh tiếng tăm trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, vì thị trường xuống dốc, cộng thêm việc chồng vướng vào vòng lao lý nên công việc kinh doanh của chị gần như bị đình trệ từ 2 năm nay.
Hơn một lần, các em của Dương Chí Dũng, kể cả Dương Tự Trọng trước khi bị bắt cũng khẳng định dù có phải vay mượn nhiều hơn, thậm chí bán nhà, cầm cố tài sản để cứu anh trai thì cả nhà vẫn sẵn sàng. Trước phát hiện thú vị về Nghị quyết 01 của Tòa án nhân dân Tối cao, gia đình Dương Chí Dũng cho biết: Sẽ phải hỏi trước để biết liệu nỗ lực khắc phục hậu quả có cứu được sinh mạng người con trai cả hay không (từ án tử hình xuống án chung thân).
Bà Dương Thị Băng Tâm, em út trong nhà họ Dương cho biết: Ngay cả tiền thuê luật sư bào chữa cho chồng, vợ Dương Chí Dũng cũng phải đi vay mượn của nhiều người thân, bạn bè.
Quá trình điều tra cho thấy ông Dương Chí Dũng đã mua tặng "vợ lẽ" tên Ph.T.T - người đã có con riêng với Dương Chí Dũng - 2 căn hộ chung cư: Một căn tại tầng 29 tháp B tòa nhà Skycity, Láng Hạ, Hà Nội; một căn tại tòa nhà Pacific, Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Khi ông Dũng bị bắt, hai căn hộ này cũng bị kê biên.
Cô T.T quê ở Thanh Hóa, ra Hà Nội làm giúp việc cho người thân, sau đó ra ngoài làm tiếp viên cho một số nhà hàng. Trong một lần đi ăn uống, Dương Chí Dũng tình cờ gặp Ph.T.T, phải lòng và hai người có đứa con trai.
Xung quanh vụ bê bối của Dương Chí Dũng, sau khi CQĐT tiến hành kê biên hai căn nhà mà ông Dũng đã mua cho T., vợ của Dương Chí Dũng đã lên tiếng khẳng định số tiền Dũng mua nhà cho bồ nhí là tiền "vay của vợ". Mọi người trong gia đình đều biết chuyện bà M.P đồng ý cho chồng tìm con trai ở bên ngoài sau khi hai người có với nhau 3 người con gái lần lượt sinh năm 1982, 1987 và 1992.
Theo Xahoi
Đằng sau sự sụp đổ của ông Dương Tự Trọng Hai anh em ông Dương Chí Dũng lần lượt đứng trước vành móng ngựa, đánh dấu sự sụp đổ danh tiếng một gia đình được coi "danh giá bậc nhất xứ Cảng". Anh em ông Dương Tự Trọng (trái) và Dương Chí Dũng đều mắc vòng lao lý Hôm qua, em trai ông Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Hàng hải, là Dương...