Dưỡng chất tuyệt vời cho bệnh nhân ung thư
Người ta nghiên cứu và thấy rằng bổ sung các loại thảo mộc và các chiết xuất đang ngày càng được sử dụng trong y học giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm các tác dụng phụ do hóa trị và xạ trị.
Dưới đây là 2 lời khuyên về các chất bổ sung và vitamin cho người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư.
Thứ nhất, bổ sung các loại vitamin từ các loại thảo mộc, trà, hoặc bổ sung dinh dưỡng để đối phó với các tác dụng phụ khi điều trị. Chúng có thể kết hợp trong liệu trình điều trị ung thư giúp bạn chống lại sự mệt mỏi, đau đớn. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại dược phẩm hỗ trợ này bạn nên thảo luận với bác sĩ.
Thứ hai, tự tìm hiểu hoặc yêu cầu bác sĩ đang điều trị cho bạn tư vấn về các chất bổ sung tốt nhất cho thể trạng cụ thể của bệnh nhân để lựa chọn cách hiệu quả nhất. Hầu hết các chất bổ sung chưa được nghiên cứu rộng rãi trong các thử nghiệm lâm sàng.
1. Duy trì một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ khi bạn bị ung thư
Hệ thống miễn dịch của bạn được thiết kế để nhận biết và tiêu diệt tế bào bất thường. Nhưng trong nhiều trường hợp, đặc biệt ở bệnh ung thư giai đoạn đầu, các dấu hiệu trên bề mặt tế bào ung thư rất giống với các tế bào bình thường làm cho hệ thống miễn dịch của bạn không thể nhận biết để tiêu diệt.
Mặc dù tăng cường hệ thống miễn dịch trên thực tế không thể điều trị khỏi bệnh ung thư nhưng nó vô cùng quan trọng khi bạn muốn chiến đấu với nó và kéo dài thêm sự sống.
“Nhiễm trùng là một vấn đề lớn cho các bệnh nhân ung thư. Điều quan trọng là làm sao để tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm khả năng nhiễm trùng”, Birdsall – phó Chủ tịch Hội Y khoa Mỹ về ung thư cho biết.
Vitamin D
Vitamin D là một trong những chất bổ sung được nghiên cứu nhiều nhất để phòng ngừa và điều trị ung thư.” Vitamin D không dành được quan tâm nhiều vì kết quả của thử nghiệm lâm sàng, nhưng thực tế là rất nhiều người mắc bệnh ung thư bị thiếu hụt vitamin D”, theoTim Byers, MD, Phó Giám đốc Trung tâm Ung bướu Đại học Colorado.
Trong một nghiên cứu chung trên nhiều mặt bệnh, các nhà nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rằng những người bị ung thư – vitamin D trong máu của họ thường thấp hơn.
Một nghiên cứu khác được trình bày tại cuộc họp năm 2008 của Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu thấy rằng thiếu hụt vitamin D rất phổ biến ở phụ nữ được chẩn đoán ung thư vú và thiếu hụt vitamin D có thể làm tăng nguy cơ tử vong do căn bệnh ung thư này.
Tỏi
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những người ăn nhiều tỏi ít có khả năng mắc các bệnh ung thư phổ biến.
Video đang HOT
Tỏi có thể có lợi cho bệnh nhân ung thư do khả năng tăng cường miễn dịch của nó. Ngoài ra, một số chất có trong tỏi đã được chứng minh có thể ngăn chặn sự tăng trưởng và chống lại tế bào ung thư nhất định trong phòng thí nghiệm, bao gồm cả ung thư vú, ung thư trực tràng và ung thư phổi.
Trà xanh
Trà xanh có chứa chất được cho là có khả năng chống ung thư mạnh mẽ. Polyphenol trong trà xanh có thể có khả năng làm chậm lại hoặc ngăn chặn sự phát triển của khối u. “Trà xanh có thể ức chế sự phát triển của các mạch máu mới trong các khối u, thậm chí có thể được sử dụng để làm nghẽn mạch các khối u,” Birdsall phát biểu trong buổi phỏng vấn với WebMD.
Birdsall khuyến cáo bệnh nhân của ông nên uống trà xanh ở dạng chiết xuất và uống 10 đến 12 tách trà xanh mỗi ngày kết hợp với liệu trình điều trị.
Uống trà xanh có thể làm tăng tỷ lệ sống sót của một số bệnh nhân ung thư. Một nghiên cứu trên phụ nữ ung thư buồng trứng chỉ ra rằng những phụ nữ uống trà xanh kéo dài được ba năm sau khi chẩn đoán bị ung thư buồng trứng so với những phụ nữ mắc căn bệnh này không uống trà xanh.
Nấm chiết xuất
Chất chiết xuất từ nấm đã được sử dụng trong y học cổ truyền châu Á trong hàng nghìn năm. Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây đã bắt đầu được tiến hành để xác định công dụng tăng cường sức khỏe tiềm năng của nấm.
Nấm Đông cô
Ví dụ, polysaccharides (phytochemicals) từ nấm Linh Chi đã được chứng minh có thể ức chế sự phát triển và xâm lấn của một số tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm, trong đó có ung thư vú.
Lentinan, một chất được tìm thấy trong nấm đông cô, đã được chứng minh trong phòng thí nghiệm do đặc tính ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư ruột kết ở chuột. Điều này chứng minh khả năng ức chế một số enzyme thúc đẩy hoạt động của các chất gây ung thư của lentinan. Beta-glucan, một hợp chất được tìm thấy trong nấm maitake, cũng được cho là có đặc tính chống khối u ác.
Chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là những chất được tìm thấy trong rất nhiều trong các loại trái cây, rau quả, các loại hạt, ngũ cốc và thịt. Những hóa chất thực vật chống lại các phân tử oxy nhất định trong cơ thể được gọi là các gốc tự do, có thể gây tổn hại DNA và đóng góp vào sự phát triển của các tế bào ung thư.
Chất chống oxy hóa bao gồm vitamin A, C và E, selenium, một số hợp chất trong trà xanh và melatonin – một hormone trong não.
Có nhiều dữ liệu cho thấy rằng bổ sung chất chống oxy hóa có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho một số bệnh nhân ung thư. Ví dụ, việc sử dụng kết hợp chất chống oxy hóa trong trà xanh, melatonin, và vitamin tổng hợp có chứa liều cao vitamin C và E đã được chứng minh là làm giảm đau và mệt mỏi ở bệnh nhân đang điều trị ung thư tuyến tụy.
2. Đối phó với tác dụng phụ khi điều trị ung thư
Những người bị ung thư thường tìm đến các loại vitamin và các chất bổ sung để giảm tác dụng phụ của điều trị ung thư như buồn nôn do hóa trị, đau dây thần kinh, suy nhược hoặc mệt mỏi.
Để tối ưu hóa sức khỏe của bạn và giảm nguy cơ tương tác nguy hiểm, không uống các chất bổ sung một cách tùy tiện để giảm triệu chứng do các tác dụng phụ gây nên mà không hỏi ý kiến bác sĩ điều trị. Bác sĩ của bạn có thể giúp bạn lựa chọn và cân nhắc liệu trình nào phù hợp nhất.
Gừng
Buồn nôn và nôn là hai trong số những tác dụng phụ thường gặp nhất của hóa trị ung thư. Buồn nôn và nôn có thể dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng và mệt mỏi. Điều này gây khó khăn hơn cho cơ thể chống lại bệnh ung thư.
Có một số thuốc chống buồn nôn, tuy nhiên, một số bệnh nhân ung thư cũng nhận ra rằng việc sử dụng gừng (có thể chỉ dùng gừng không hoặc kết hợp với thuốc chống buồn nôn) làm giảm đáng kể triệu chứng buồn nôn và nôn.
Sắt
Trong thịt bò có nhiều sắt
Bệnh ung thư có thể gây ra mệt mỏi. Càng mệt mỏi hơn khi đang trải qua điều trị ung thư bằng các phương pháp hóa trị, cấy ghép tủy xương, hoặc xạ trị.
Những phương pháp điều trị gây tổn hại các tế bào trong tủy xương dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt vì vậy tế bào hồng cầu của bạn không chứa đủ hemoglobin mang oxy đi khắp cơ thể. Sắt là một thành phần thiết yếu của hemoglobin, và bổ sung sắt sẽ cải thiện sự mệt mỏi do thiếu máu, thiếu sắt. Bổ sung vitamin C trong bữa ăn để tăng cường sự hấp thụ chất sắt trong thực phẩm.
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc bổ sung sắt, ngay cả khi bạn đang bị thiếu máu. Quá nhiều chất sắt trong cơ thể có thể gây tổn hại gan và tim của bạn.
Theo Suckhoedoisong
Cách hỗ trợ điều trị bệnh ung thư bằng quả đu đủ
Đu đủ có chứa papain, một trong những loại enzyme được đưa vào thành phần hỗ trợ điều trị ung thư.
Theo GS Nguyễn Xuân Hiền, qua theo dõi nghiên cứu ông thấy, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu và ghi nhận lá đu đủ có thể hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
Gần đây nhất là công trình nghiên cứu của BS.TS Nam.H.Dang giáo sư Đại học Florida Mỹ đã công bố trên tạp chí dược học cho thấy, chất chiết xuất từ lá đu đủ có tác dụng tăng cường quá trình sản sinh các phân tử truyền dẫn tín hiệu chủ chốt có tên Th1-type cytokines.
Chúng đóng vai trò điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể đồng thời tạo hiệu quả tiêu trừ khối u ở một số loại ung thư, điều này mở ra những phương cách điều trị bệnh ung thư qua hệ thống miễn dịch.
Do đó hãy bổ sung đu đủ vào khẩu phần ăn, nó sẽ hỗ trợ bạn chống lại ung thư.
Nghiên cứu đã dùng nước chiết lá đu đủ ở 4 độ mạnh khác nhau cho 10 mẫu ung thư khác nhau và đo hiệu quả sau 24 tiếng. Kết quả cho thấy, lá đu đủ đã làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư trong cả 10 mẫu thử ấy
Đặc biệt là chất chiết xuất từ lá đu đủ không gây độc hại cho các tế bào bình thường, do đó, tránh được các tác dụng phụ thường gặp ở nhiều phương pháp điều trị hiện nay.
Quả đu đủ
Đu đủ có chứa papain, một trong những loại enzyme được đưa vào thành phần hỗ trợ điều trị ung thư, đặc biệt khi bệnh nhân bị lở miệng hoặc khó nuốt sau thời gian hóa trị. Hơn nữa, nó cũng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Do đó hãy bổ sung đu đủ vào khẩu phần ăn, nó sẽ hỗ trợ bạn chống lại ung thư.
Lá đu đủ
Cực hữu hiệu chữa bệnh ung thư nhờ đu đủ.
Dùng lá đu đủ tươi (không nhất thiết phải là lá đu đủ đực), những lá khô héo vàng, rụng khỏi thân cây không được dùng vì lá khô không còn chất mủ (nhựa). Không nên rửa lá đu đủ đã xắt, sẽ mất đi nhiều tính thuốc vì nhựa ra theo nước. Rửa sạch, để cho khô nước, xắt ngang theo chiều sống lá, phơi nắng cho thật khô, không cần rang (sao) sẽ mất tính thuốc. Cất nơi khô ráo để dùng được lâu.
Hoặc mỗi ngày lấy 4 - 5 lá đu đủ cả cuống, già càng tốt (có tài liệu hướng dẫn là lá bánh tẻ), lấy dao cắt nhỏ cho vào nồi đổ 2 lít nước, nấu khoảng 2 tiếng, cô lại thành 1 lít để nguội cho vào tủ lạnh, uống thành 2 ngày, mỗi ngày 500ml chia làm 3 lần lúc no. Sau khi uống, uống thêm 1 - 2 thìa cà phê mật mía hoặc mật ong. Uống liên tục 3 tháng trở lên mới thấy có tác dụng. Những người chưa qua phẫu thuật khối u, chưa chạy tia, truyền hóa chất thì kết quả tốt và nhanh hơn.
Lưu ý: Nhựa lá đu đủ rất độc, khi xắt phải mang bao tay, nếu không, nhựa lá sẽ làm lở da tay; không để nhựa văng vô mắt, có thể mù.
Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Xuân Hiền, cho tới nay nước sắc lá đu đủ chữa ung thư vẫn chưa được khoa học công nhận, vì thế rất khó biết nó có tác dụng thực sự hay không, nếu có thì ở chừng mực nào và các phản ứng phụ có thể xảy ra.
Theo Khỏe & Đẹp
7 bí quyết nấu ăn cho người bị ung thư Trong suốt quá trình điều trị ung thư, thưởng thức món ngon có lẽ là điều cuối cùng các bệnh nhân nghĩ tới. Vì thế, khâu chuẩn bị thức ăn là điều rất quan trọng giúp bệnh nhân bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ sức chống cự bệnh tật. Tăng cường năng lượng trong bữa ăn Người chế biến nên tăng...