Đường cao tốc Việt Nam không đắt nhất thế giới
Kết quả so sánh và phân tích về suất đầu tư đường cao tốc tại Việt Nam cho thấy rẻ hơn nhiều so với Hàn Quốc, Nhật Bản, khu vực châu Âu và Mỹ. Bộ Xây dựng khẳng định, đường cao tốc Việt Nam không đắt nhất thế giới.
Việt Nam bắt đầu triển khai xây dựng đường cao tốc từ năm 2005, theo kế hoạch đến năm 2015 sẽ xây dựng được 600km đường cao tốc. Hiện việc đầu tư xây dựng đường cao tốc Việt Nam mới chỉ dừng lại ở giai đoạn xuất phát điểm và sẽ được đẩy mạnh trong giai đoạn 2015 – 2020.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng gửi Chính phủ về suất đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc tại Việt Nam cho thấy, các tuyến cao tốc ở Việt Nam có suất đầu tư cụ thể như sau: Cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình: 8.55 triệu UDS/km; cao tốc Nội Bài – Lào Cai: 6,9 triệu USD/km; cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi: 12.48 triệu USD/km; cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây tính trung bình là 17.83 triệu USD/km, trong đó đoạn từ Km0 – Km23 900 là 28.49 triệu USD/km, đoạn từ Km23 900 – Km54 982 là 9.93 triệu USD/km.
Cao tốc Bến Lức – Long Thành có suất đầu tư trung bình là 25.76 triệu USD/km, trong đó đoạn từ Km21 744 – Km 32 450 là 60.75 triệu USD/km, đoạn từ Km0 – Km21 744 và 32 450-57 700 là 17.84 triệu USD/km; cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là 11,27 triệu USD/km; cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên là 4,19 triệu USD/km.
Dự án cao tốc Nội Bài – Lào Cai có chiều dài 245km, nhưng suất đầu tư xây dựng chỉ 6,9 triệu USD/km
Trong khi đó, kết quả so sánh với 4 tuyến đường cao tốc tại Hàn Quốc cho thấy, suất đầu tư của đường cao tốc của nước này tại tuyến số 600 ở Busan là 38.8 triệu USD/km; Tuyến Sangjoo – Yeongduk có suất đầu tư là 21.8 triệu USD/km; Tuyến Sangjoo – Yeongduk đoạn số 13 suất đầu tư lên tới 62.5 triệu USD/km và tuyên nôi sô 2 tai Busan – PPP là 23.0 triệu USD/km.
Còn ở Trung Quốc, đường cao tốc Thanh hải – Lan Châu – Thiểm Tây có suất đâu tư 7.6 triệu USD/km; Đường cao tốc An kang đến Xi’an của tỉnh Shanxi được đầu tư xây dựng với giá 14.3 triệu USD/km.
Tại Nhật Bản, suất đầu tư xây dựng đường cao tốc Tomei (tỉnh Ibaraki) là 39.6 triệu US/km; Đường cao tốc Bắc Kanto, tỉnh Guma – tỉnh Tochigi có suất đầu tư là 65.0 triệu USD/km.
Ở các nước châu Âu, điển hình là Tây Ban Nha, theo báo cáo của Báo cáo của Getinsa Ingenieria S.L, đường cao tốc R-3 Expressway Madrid-Arganda del Rey and R-5 Expressway Madrid-Navalcarnero and M-50 between A-6 and M-409. Province of Madrid có suất đầu tư là 11.1 triệu USD/km; Barcelona’s Orbital Expressway. Section: Abrera – Olesa de Montserrat. Province of Barcelona có suất đầu tư là 23.0 triệu USD/km.
Video đang HOT
Tại Hoa Kỳ, theo báo cáo của Cục đường bộ Liên Bang – Hoa Kỳ (FHWA)-2006 đường cao tốc áp dụng theo khu vực đồng bằng, xây dựng mới khu vực đồng bằng là 17.4 triệu USD/km và xây dựng mới khu vực đô thị có suất đầu tư là 34.8 triệu USD/km.
Chiểu theo những tính toán trên cho thấy, suất đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc tại Việt Nam không cao. Ở trong khu vực châu Á thì suất đầu tư của Việt Nam tương đương với Trung Quốc, thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc và Nhật Bản; với khu vực châu Âu và Mỹ thì suất đầu tư đường cao tốc của Việt Nam cũng mức tương đương và thấp hơn.
Đánh giá của Bộ Xây dựng cho biết, đường cao tốc ở Việt Nam có đặc điểm chung là thường có chiều dài không lớn, ngoại trừ cao tốc Nội Bài – Lào Cài (dài 245km) thì các tuyến còn lại chủ yếu dưới 100km; Điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn phức tạp nên phải xây dựng nhiều công trình cầu, cống và phải xử lý nên đất yếu, sụt trượt, kiên cố hóa công trình với khối lượng lớn;
Khối lượng giải phóng mặt bằng lớn, công tác giải phóng mặt bằng chậm trễ nên thời gian xây dựng dự án kéo dài gây phát sinh chi phí dẫn tới tăng tổng mức đầu tư và chịu ảnh hưởng của biến động giá, trượt giá; Các dự án có tổng mức đầu tư lớn thường huy động vốn vay ODA, OCR, vay thương mại nên phải chịu lãi vay và các điều kiện vay…
Theo Bộ Xây dựng, để so sánh được suất đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc tại Việt Nam với các nước trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung thì cần phải có những dự án tương đồng về điều kiện địa hình, địa chất và các tiêu chuẩn thiết kế… Nhưng thực tế không thể thu thập được những dự án có điều kiện tương đồng theo các cơ sở này để thực hiện so sánh chuẩn mực.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Thiêng liêng tiếng "chào thầy" trên đường ra trận
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngành giáo dục Nghệ An đã gửi tới chiến trường hàng trăm giáo viên. Những người thầy - vì nghĩa lớn - đã rời bục giảng lên đường ra trận. Người nằm lại chiến trường, người trở về, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người.
Thầy giáo Nguyễn Quốc Khánh.
Cả đời cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, đã quá quen với lời chào của học trò nhưng có một tiếng chào mà thầy Khánh không bao giờ quên. Tiếng chào vang lên giữa đại ngàn Trường Sơn, khi hai thầy trò gặp nhau trên đường ra trận.
Mùa hè năm 1972, thầy giáo Nguyễn Quốc Khánh (phường Lê Mao, Tp Vinh, Nghệ An), khi đó đang là giáo viên dạy văn của Trường cấp 3 Tân Kỳ, được lệnh lên đường nhập ngũ. Với tinh thần sẵn sàng chia lửa với tiền tuyến, thầy giáo trẻ xếp bút phấn, tạm biệt bục giảng hành quân ra trận. Đợt này, Ty Giáo dục Nghệ An đóng góp cho chiến trường gần 150 giáo viên.
Do yêu cầu gấp rút của cuộc chiến đấu nên chỉ gần 2 tháng huấn luyện, đoàn tân binh - nhà giáo được lệnh đi thẳng vào Trường Sơn. Một nửa sang chiến trường Lào, một nửa bổ sung cho Đoàn 559 - Binh đoàn Trường Sơn, thầy giáo Nguyễn Quốc Khánh được phiên chế vào tiểu đoàn pháo cao xạ bảo vệ tuyến đường Trường Sơn.
"Đầu năm 1973, khi Hiệp định Pari chuẩn bị được ký kết, đế quốc Mỹ phán đoán sau Hiệp định, quân giải phóng sẽ chuyển quân từ Lào về Việt Nam nên tập trung lực lượng đánh phá. Để bảo toàn lực lượng, chúng tôi được lệnh di chuyển vào miền Nam. Đoàn quân xe pháo cồng kềnh vượt đại ngàn Trường Sơn hướng tới miền Nam ruột thịt. Đoàn pháo cao xạ gặp một đoàn pháo mặt đất đi song hành bên một con đường cách đó một quãng ngắn. Giữa tiềng gầm rú của động cơ, tôi chợt nghe tiếng "Em chào thầy", vang lên từ đoàn pháo mặt đất.
Hồi ức những ngày rời bục giảng lên đường ra trận.
Như một luồng điện chạy dọc sống lưng, tôi mừng quá đỗi khi đó là cậu An, một học trò cũ ở Trường cấp 3 Tân Kỳ. Quân lệnh chiến trường, thầy trò chỉ kịp chào nhau rồi mỗi người mỗi ngả. Hơn 40 năm qua rồi, tiếng chào của cậu học trò trên đường ra trận vẫn vang vọng trong tâm trí. Sau này, mấy lần về thăm trường cũ, tôi cố gắng dò hỏi nhưng đều không có thông tin gì về An, không biết em ấy còn hay đã hy sinh...", thầy giáo già ngừng lại, như thể đang trở về miền ký ức đã ngót nửa thế kỷ.
Năm 1974, đơn vị pháo cao xạ được lệnh hiệp đồng chiến đấu với bộ binh đánh chiếm cứ điểm Bàn Cờ - Minh Long. Pháo cao xạ có nhiệm vụ chặn đứng những đợt bỏ bom của máy bay A-37 để bộ binh chiếm chốt. Không quân địch bị vô hiệu hóa, cứ điểm Minh Long bị tiêu diệt. Địch bỏ chốt chạy tán loạn.
"Bộ binh thay nhau giữ chốt, không để địch chiếm lại. Cứ mỗi tối, từng nhóm lính sẽ cắt gác thay nhau. Chúng còn trẻ quá, khuôn mặt măng tơ, có đứa là sinh viên, có đứa mới rời ghế nhà trường. Cứ mỗi lần đi qua công sự pháo, chúng lại đưa cánh tay lên vẫy, như một cách thể hiện sự quyết tâm giữ chốt, cũng như một lời chào bởi có đứa lên giữ chốt rồi nằm lại trên ấy không về...
"Nếu không có chiến tranh... có lẽ chúng đang đi học, đâu phải cầm súng và đi mãi không về".
Những khuôn mặt măng tơ, những cánh tay vẫy trong đêm tối ám ảnh thầy đến tận bây giờ. Nghĩ mà thương chúng quá, nếu không có chiến tranh, tuổi đó, chúng còn đang đi học..." đôi mắt thầy Khánh đỏ hoe, giọng như nghẹn lại. Ông ngồi bất động đến hàng phút...
Địch bỏ chốt chạy thoát thân, đơn vị thầy Khánh được lệnh đi bắt tù binh. Đi bắt tù binh là nhiệm vụ mà lính ta ngán nhất, không phải là sợ nguy hiểm mà nó rất mất thời gian và gặp những tình huống dở khóc, dở cười. Tối đó, nai nịt gọn gàng, thầy Khánh cùng các đồng đội đi bắt tù binh. Đó là một cánh đồng lúa rộng lớn, lùng sục suốt đêm, đội phát hiện một tên lính ngụy bị thương, đang sợ hãi núp dưới ruộng.
"Nó đói lả đi, vết thương đã 3-4 ngày, bắt đầu bốc mùi. Thấy quân giải phóng, nó sợ rúm ró, xin tha mạng. Vừa căm giận, vừa thấy thương. Mấy anh em lấy lương khô cho ăn rồi cho nó lên cáng khiêng về, giao cho bên chính sách", thầy Khánh kể tiếp.
Thầy Khánh (hàng sau, ngoài cùng bên phải) cùng các giáo viên nhập ngũ năm 1972.
Chiến dịch Hồ Chí Minh mở ra, pháo cao xạ được lệnh cùng các đơn vị mở cửa mở ở phía Tây Sài Gòn cho bộ binh đánh vào trung tâm thành phố. Đêm 29/4, đoàn quân vượt qua cầu Long Thành, trên mỗi nóng pháo đều cắm ngọn ngờ giải phóng. Trong đêm tối, ngọn cờ vẫn kiêu hãnh tung bay, cùng đoàn quân tiến vào sào huyệt cuối cùng của Ngụy quyền Sài Gòn.
Dưới sức tiến công như vũ bão của quân giải phóng, địch chống cự điên cuồng hoặc nhanh chóng rời bỏ đội hình để chạy thoát thân. Anh em tù chính trị cũng nhân cơ hội phá ngục tự giải thoát. "Pháo qua cầu Long Thành, từng đoàn tù chính trị quần áo rách rưới, đôi mắt trũng sâu, thân hình gầy gò ùa ra từ một nhà tù. Họ chạy tới, ôm lấy lá cờ giải phóng trên xe khóc không thành tiếng. "Chúng tôi chờ đợi mấy mươi năm mới được ôm lá cờ giải phóng"!. Những người tù nước mắt giàn giụa, thay nhau giữ chặt lá cờ trong ngực mình khiến chúng tôi cũng xúc động lây", thầy Khánh nhớ lại.
13h30, đoàn pháo cao xạ cũng có mặt tại Dinh Độc Lập, hòa mình vào niềm vui thống nhất non sông....
Kết thúc chiến tranh, thầy Khánh được điều về Trường văn hóa của Bộ Tư lệnh Trường Sơn rồi chuyển về Nghệ An, cống hiến suốt thời gian còn lại cho sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà cho đến khi nghỉ hưu.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Hàng chục cửa hàng xăng dầu lắp IC giả, "móc túi" khách hàng Thanh tra Sở Khoa học & Công nghệ Nghệ An phối hợp công an tỉnh này đã bắt quả tang hàng loạt cửa hàng xăng dầu có thủ đoạn lắp đặt IC giả để lừa dối, bớt xén xăng dầu khối lượng lớn. Vừa qua Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) phối hợp...