Đường cao tốc gần 1.800 tỷ đồng chưa xong đã lún
Tuyến đường cao tốc Mỹ Phước Tân Vạn (Bình Dương) đầu tư hơn 1.790 tỷ đồng vừa đưa vào sử dụng tạm đã xuất hiện lún kéo dài.
Cụ thể, đoạn đường qua phường Thuận Giao (thị xã Thuận An) đang bị lún thành rãnh sâu 3-4 cm, kéo dài hơn 100 m, dù mới được đưa vào sử dụng tạm vài tháng những đoạn đường đã hoàn thành.
Tương tự, nhiều vị trí khác trên tuyến đường này cũng xảy ra trồi, lún bê tông nhựa gây khó khăn cho việc đi lại. Ngoài ra nhiều nắp hố ga bên đường ở đoạn qua thị xã Thuận An bị hư hỏng nặng. Người dân phải dùng cây, dây quấn tạm để cảnh báo tai nạn.
Đường bị hằn lún: Bộ GTVT đã tìm được nguyên nhân
Tuyến đường này do Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – TNHH MTV ( Becamex IDC) làm chủ đầu tư theo hình thức BOT.
Về việc hằn lún, đại diện Becamex IDC cho biết đơn vị đã kiểm tra và bộ phận kỹ thuật báo cáo nguyên nhân đoạn bị lún là bị áp lực thông xe sớm trong khi bê tông nhựa chưa đảm bảo thời gian kết dính. Đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân sự cố là do kỹ thuật hay yếu tố bên ngoài.
Đoạn đường Mỹ Phước – Tân Vạn bị lún vệt bánh xe gây mất an toàn
“Đa số nắp cống bị hư là do xe tải chạy lên vỉa hè, đi qua chúng. Tuy nhiên, chúng tôi đã yêu cầu ban quản lý tuyến đường kiểm tra lại và thay thế kịp thời”, đại diện Becamex IDC thông tin.
Video đang HOT
Đường Mỹ Phước – Tân Vạn dài gần 30 km. Tuyến đường rộng 30 m, được chia làm sáu làn xe với vận tốc thiết kế 100 km/h. Khi hoàn thành sẽ nối hệ thống giao thông của toàn vùng trọng điểm kinh tế phía Nam.
Dự kiến cuối năm 2015 dự án sẽ được hoàn thành, thông xe toàn tuyến. Chủ đầu tư sẽ tổ chức thu phí trong vòng 46 năm để hoàn vốn đầu tư.
Trước đó, ngày 28/6, trả lời báo chí, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã khẳng định: “Chúng tôi đánh giá, nhà đầu tư, nhà thầu không ai muốn để xảy ra hằn lún cả. Bởi thời hạn bảo hành trước đây là 1 – 2 năm, bây giờ chúng tôi đã nâng thành 4 năm. Để xảy ra hằn lún, nhà đầu tư, nhà thầu sẽ phải bỏ tiền ra để sửa chữa”.
Hơn nữa, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh: “Khi xảy ra hằn lún, nhà đầu tư sẽ không được thu phí cho đến khi khắc phục xong trong khi họ phải chịu lãi của khoản vay ngân hàng hàng nghìn tỷ đồng. Mặt khác toàn bộ chi phí sửa chữa hằn lún này do nhà đầu tư tự bỏ ra, không được đưa vào giá trị quyết toán dự án”.
Bởi vì, theo Bộ trưởng chỉ 1m hằn lún chúng ta cũng cảm thấy có lỗi với dân…Những dự án BOT không khắc phục được dứt khoát không cho thu phí.
Nhà thầu bị phá đường: Hằn lún là do khâu thi công
Sơn Ca (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Mưa 2 giờ, nhiều con đường ở Sài Gòn lại ngập
Chiều 28.5, cơn mưa lớn kéo dài khoảng 2 giờ đã làm nhiều con đường ở quận 6, Bình Tân, Tân Phú (TP.HCM)ngập nặng.
Cơn mưa kéo dài 2 giờ làm nhiều tuyến đường trở nên ngập sâu - Ảnh: Phạm Hữu
Theo ghi nhận của Thanh Niên Online, ở một số con đường tại khu vực quận 6, Bình Tân đều xảy ra tình trạng ngập. Trên đường An Dương Vương (đoạn phường 13, quận 6 đến phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân) tình trạng ngập kéo dài hầu hết trên suốt tuyến đường. Tại đây, mực nước có khi lên đến 50 cm khiến người dân di chuyển hết sức khó khăn.
Nhiều người dân lội nước ra giữa mặt đường mới có thể đón được xe buýt - Ảnh: Phạm Hữu
Trên đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân (đoạn bến xe Miền Tây) ngập đến nửa bánh xe. Các phương tiện qua đây phải di chuyển chậm, một số người dân lội trong làn nước thối mới có thể bước lên xe buýt về nhà.
Đường An Dương Vương (quận 6) người dân di chuyển hết sức khó khăn khi nước ngập - Ảnh: Phạm Hữu
Đường Phan Anh và Tô Hiệu (P.Bình Trị Đông, quận Tân Phú) có đoạn ngập 30 cm. Bên cạnh đó, nước đen ngòm từ cống rãnh tràn lên khiến con đường trở nên hôi thối. Nhiều người phải khổ sở dẫn bộ xe máy một đoạn dài. Xe cộ đến giao lộ Phan Anh - Tô Hiệu phải quay đầu không dám di chuyển xuống đường vì nước ngập sâu.
Nhiều xe chết máy - Ảnh: Phạm Hữu
Bên cạnh đó, đường Hàn Hải Nguyên (quận 11), Đặng Nguyên Cẩn, Hồ Tùng Mậu (quận 6) cũng trong tình trạng ngập sâu.
Nước ngập kéo dài trên đường An Dương Vương - Ảnh: Phạm Hữu
Đường Kinh Dương Vương (quận Bình Tân) cũng ngập tương tự - Ảnh: Phạm Hữu
Người dân vất vả che bạt để ngăn dòng nước ngập - Ảnh: Phạm Hữu
Phạm Hữu
Theo Thanhnien
Nhiều 'lô cốt' sắp mọc lên ở trung tâm Sài Gòn Một loạt tuyến đường ở trung tâm TP HCM sẽ bị đào để triển khai các công trình hạ tầng trong thời gian tới, gây lo ngại về nguy cơ ùn tắc giao thông. Theo kế hoạch thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật vừa được Sở Giao thông Vận tải TP HCM công bố, từ tháng 6 sẽ có nhiều...