Đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình lún nứt vì ép tiến độ
Sau 5 tháng thông xe, đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình xuất hiện hiện tượng lún nứt tại vị trí tại Km 256 186 – Km 256 541 (thuộc thôn An Lộc Thượng, xã Yên Hồng, Ý Yên, Nam Định) và Km 257 950 – Km 257 300 (thôn Hoàng Nê – Hoàng Nghị, xã Yên Hồng).
Cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình bị lún nứt 2 đoạn đường sau 5 tháng thông xe – Ảnh: T.Đ
Ông Nguyễn Văn Nhi, Phó tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc (VEC), cho rằng vị trí mặt đường bị lún nứt do nằm trong nền đất yếu. Theo thiết kế, những vị trí này cần phải áp dụng biện pháp xử lý nền đất yếu bằng giếng cát, bấc thấm và gia tải chờ lún 4 – 7 tháng.
Do giải phóng mặt bằng khó khăn, tới tháng 3.2012 mới giải phóng mặt bằng xong tại 2 khu vực này, theo đúng yêu cầu kỹ thuật phải đến tháng 1.2013 mới có thể đưa dự án vào khai thác. Tuy nhiên, với mục tiêu thông xe vào 30.6.2012, đơn vị này đã báo cáo Bộ GTVT và được cho phép các vị trí đang xử lý nền đất yếu được dỡ tải sớm để làm mặt đường quá độ (sau khi hết lún nứt sẽ thảm bê tông nhựa). Cũng theo VEC, việc này đã được Hội đồng nghiệm thu nhà nước chấp thuận.
Ông Nhi cho biết trước mắt sẽ khắc phục tạm các điểm lún nứt, ổ gà. Tới tháng 3.2013, khi hết thời gian gia tải, chờ lún, đơn vị này mới hoàn thiện, trải thảm bê tông nhựa hai đoạn đường trên. Chi phí xử lý lún cũng như trải thảm vẫn nằm trong dự toán kinh phí thi công toàn tuyến Cầu Giẽ – Ninh Bình, vì theo ông Nhi, do chờ chất tải đầy đủ thời gian, nên kinh phí thực hiện vẫn còn nguyên.
Trả lời câu hỏi tại sao phải ép tiến độ thông xe toàn tuyến vào 30.6.2012 trong khi yêu cầu kỹ thuật không cho phép, ông Nhi cho rằng mục tiêu thông xe là của cả VEC cũng như yêu cầu của Bộ GTVT. “Hai đoạn đường này dài 300 m, nếu dừng để chờ sẽ tổn phí với cả 50 km toàn tuyến, nên chúng tôi xử lý làm đường quá độ, chờ tải đối với hai đoạn trên để đưa cả tuyến vào khai thác, tránh lãng phí”, ông Nhi lý giải.
Theo TNO
Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình lún nứt vì... cố đạt mục tiêu thông xe
Liên quan đến việc Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đang bị lún nứt, ngày 1/12, TCty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Bộ GTVT cho biết, nguyên nhân là do phải dỡ tải đường sớm để kịp mục tiêu thông xe.
VEC cho hay, vị trí mặt đường bị lún nứt là đoạn qua thôn An Lộc Thượng (tại vị trí Km256 186 - Km256 541) và thôn Hoàng Nê-Hoàng Nghị (tại Km257 950 - Km258 300), huyện Ý Yên (Nam Định). Vị trí này, nằm trong khu nền đất yếu, theo thiết kế cần phải áp dụng biện pháp xử lý nền đất yếu bằng giếng cát, bấc thấm và gia tải chờ lún khoảng từ 4 đến 7 tháng. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) gặp nhiều khó khăn, trong quá trình thực hiện dự án, VEC đã cùng với Bộ GTVT, địa phương nỗ lực thực hiện công tác GPMB để thực hiện dự án đúng yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra của dự án nhưng mãi đến tháng 3/2012 mới GPMB xong. Do đó, để đảm bảo công tác xử lý nền yếu đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của dự án phải đến tháng 1/2013, mới có thể đưa dự án vào khai thác.
Với mục tiêu thông xe vào ngày 30/6/2012, để đưa vào khai thác toàn bộ dự án Cầu Giẽ - Ninh Bình nhằm điều tiết lưu lượng giao thông và giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1A đoạn Đại Xuyên - Ninh Bình (Quốc lộ 1A hiện đang được cải tạo nâng cấp nên các phương tiện đi lại gặp khó khăn và mất nhiều thời gian), đồng thời cũng tạo nguồn thu cho VEC nhằm giảm gánh nặng về tài chính trong việc huy động vốn để hoàn thành dự án. Vì vậy, VEC đã có báo cáo và được Bộ GTVT cho phép các vị trí đang xử lý nền đất yếu được dỡ tải sớm để làm mặt đường quá độ (do độ lún dư còn nhiều nên đã làm mặt đường quá độ bằng láng nhựa, sau khi hết lún sẽ được thảm bê tông nhựa). Trong quá trình khai thác, cần theo dõi và bù lún đồng thời lắp đặt các biển báo hạn chế tốc độ.
Về việc mặt đường tại một số vị trí bị trồi sụt và ổ gà, VEC lý giải là do đang ở giai đoạn xử lý lún, nền đường sẽ bị lún không đều, tốc độ lún còn lớn ảnh hưởng đến độ bằng phẳng của mặt đường gây nên hiện tượng trồi sụt, ổ gà là khó tránh khỏi. Mặt khác, tại các vị trí tiếp giáp giữa mặt đường bê tông nhựa với mặt đường láng nhựa là đoạn thay đổi tốc độ khai thác nên mặt đường láng nhựa dễ chịu tác động của lực phanh hãm khi xe giảm tốc độ nên gây bong bật mặt đường.
Lãnh đạo VEC cho biết, với thực trạng trên, VEC đã chỉ đạo các bên liên quan thường xuyên kiểm tra, khắc phục và đã sửa chữa nhiều điểm hư hỏng, bong bật mặt đường. Hiện vẫn còn một số điểm hư hỏng, VEC đã có kế hoạch sửa chữa nhưng do thời tiết mưa nên chưa kịp thực hiện.
Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có tổng chiều dài 50km, đi qua địa phận 3 tỉnh Hà Nội, Hà Nam và Nam Định. Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc 100-120 km/h. Tổng mức đầu tư giai đoạn I là 8.974 tỷ đồng; trong đó, 800 tỷ đồng là vốn điều lệ của VEC, số còn lại là vốn trái phiếu công trình do VEC phát hành được Chính phủ bảo lãnh. Dự án được đưa vào khai thác ngày 30/6/2012
Theo Dantri
Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình lún nứt Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc (VEC) vừa trần tình việc đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình lún nứt. Theo VEC, vị trí mặt đường bị lún nứt tại km256 186 - km 256 541 (thuộc thôn An Lộc Thượng, xã Yên Hồng, Ý Yên, Nam Định) và km 257 950 - km257 300 (thôn Hoàng...