Đường bay của vận tải cơ Mỹ khiến Trung Quốc tức giận
Vận tải cơ C-40A Mỹ bay qua khu vực phía tây đảo Đài Loan, khiến Trung Quốc nổi giận điều tiêm kích Su-30 áp sát hòn đảo để đáp trả.
Một vận tải cơ C-40A Clipper, phiên bản quân sự của mẫu máy bay chở khách Boeing 737, ngày 9/6 thực hiện hành trình bay bất thường khi cất cánh từ Okinawa, Nhật Bản tới Đông Nam Á. Thay vì bay qua vùng biển phía đông đảo Đài Loan như thường lệ, chiếc C-40A đột nhiên chuyển hướng, bay dọc rìa phía tây của hòn đảo, giáp Trung Quốc đại lục, theo tài khoản Golf9 chuyên theo dõi các lực lượng không quân trên thế giới.
Hành trình khác thường của vận tải cơ này được coi là dấu hiệu cho thấy sự ủng hộ ngày càng tăng của Mỹ đối với Đài Loan, trong bối cảnh Trung Quốc đại lục gần đây tăng cường các hoạt động diễn tập quân sự gần hòn đảo.
Tuy nhiên, nó cũng châm ngòi cho phản ứng giận dữ của Trung Quốc. Không quân Trung Quốc ngày 10/6 đáp trả bằng cách điều tiêm kích Su-30 bay vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Đài Loan. Cơ quan phòng vệ Đài Loan phát cảnh báo bằng lời, sau đó điều tiêm kích F-16V lên “xua đuổi” chiến đấu cơ Su-30 Trung Quốc.
“Chuyến bay hiếm hoi của vận tải cơ Mỹ cho thấy hợp tác ngày càng tăng giữa quân đội Mỹ và những kẻ ly khai ở Đài Loan. Tiêm kích phản lực của Trung Quốc đại lục xuất kích và tiếp cận để gửi cho họ cảnh báo mạnh mẽ, đồng thời thể hiện Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) quyết tâm và sẵn sàng thế nào cho chiến tranh”, Global Times, tờ báo thuộc People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đưa tin ngày 10/6.
Đường bay của vận tải cơ C-40A thuộc hải quân Mỹ từ Okinawa qua Đài Loan, ngày 9/6. Đồ họa: Twitter/KimagureGolf9.
Video đang HOT
Chuyên gia quân sự Song Zhongping ở Bắc Kinh thì cho rằng việc tiêm kích Su-30 của PLA tiến vào ADIZ của Đài Loan “nhiều khả năng cao nhằm đáp trả hành động gây hấn của máy bay quân sự Mỹ”. Chuyên gia Song nhận định chuyến bay của vận tải cơ C-40A Mỹ có thể được coi là một lần diễn tập quân sự chung, cho thấy “Mỹ sẽ hỗ trợ Đài Loan trong chiến tranh và cổ vũ những kẻ ly khai trên hòn đảo chống lại đại lục”.
Song cũng cho biết hành động tiêm kích Su-30 xâm nhập ADIZ Đài Loan là động thái có chủ đích của PLA. “Lần này họ bay gần hơn về phía tây nam ADIZ của hòn đảo nhằm thể hiện quyết tâm và khả năng của PLA. Điều này cũng sẽ trở nên đều đặn và thường xuyên hơn”, Song nói.
Đài Loan gần đây cáo buộc Trung Quốc đại lục đẩy mạnh hoạt động quân sự ở khu vực xung quanh hòn đảo, coi đây là hành động có chủ ý nhằm đe dọa giới chức Đài Loan sau khi lãnh đạo Thái Anh Văn nhậm chức nhiệm kỳ hai.
Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định các cuộc diễn tập quân sự này không có gì bất thường và chúng “diễn ra trên lãnh thổ” Trung Quốc.
Tiêm kích Su-30 của hải quân Trung Quốc trong đợt diễn tập hồi tháng 2. Ảnh: PLA.
Phát ngôn viên PLA Ngô Khiêm hồi tháng 5 tuyên bố “Đài Loan là một phần không thể nhượng lại và là vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Trung Quốc không chấp nhận bất cứ hành vi can thiệp nào của nước khác”.
“PLA có ý chí vững chắc, đủ tự tin và khả năng để ngăn chặn mọi nỗ lực ly khai của các lực lượng nước ngoài. PLA sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực eo biển Đài Loan”, Ngô Khiêm nói.
Đài Bắc thử tên lửa, Bắc Kinh điều máy bay áp sát Tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan Đài Loan định mua tên lửa chống hạm Mỹ Tướng Trung Quốc để ngỏ khả năng tấn công Đài Loan
Đài Loan tố tiêm kích Trung Quốc tiến vào ADIZ
Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết tiêm kích Su-30 Trung Quốc bay vào vùng nhận diện phòng không, buộc hòn đảo triển khai tiêm kích xua đuổi.
Cơ quan phòng vệ Đài Loan hôm nay cho biết họ đã phát đi cảnh báo bằng lời sau khi phát hiện một số tiêm kích Su-30 Trung Quốc tiến vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở phía tây nam hòn đảo. Đài Loan đã triển khai chiến đấu cơ để "xua đuổi" số tiêm kích Trung Quốc.
"Chúng tôi luôn giám sát toàn diện tình hình trên biển và trên không quanh Eo biển Đài Loan và thực hiện các biện pháp phản ứng chủ động để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ", cơ quan phòng vệ cho biết trong một thông báo.
Trung Quốc chưa bình luận về thông tin trên.
Tiêm kích Su-30 Trung Quốc diễn tập hồi năm 2017. Ảnh: Sino Defence.
Sự cố xảy ra khi cơ quan phòng vệ Đài Loan thông báo cuộc diễn tập bắn đạn thật "Hán Quang" sẽ được tổ chức tháng tới, bao gồm diễn tập chỉ huy trên máy tính và thực hành tình huống chống các lực lượng đổ bộ chiếm đảo.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả phải sử dụng vũ lực. Trung Quốc tăng cường tiêm kích và tàu chiến đi gần hoặc qua Eo biển Đài Loan từ khi lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, người từ chối công nhận hòn đảo là một phần của "Một Trung Quốc", đắc cử nhiệm kỳ đầu năm 2016.
Bà Thái đã chỉ trích Bắc Kinh thực hiện những động thái quân sự "vô nghĩa và không cần thiết" sau khi một máy bay quân sự Trung Quốc hồi tháng 2 vượt qua đường trung tuyến ngăn cách hai bờ Eo biển Đài Loan.
Trung Quốc cũng điều tàu sân bay mới Sơn Đông qua eo biển vào tháng 12 năm ngoái, ngay trước cuộc bầu cử lãnh đạo Đài Loan. Tháng 3 cùng năm, lần đầu tiên trong nhiều năm, hai tiêm kích J-11 của Trung Quốc vượt qua đường trung tuyến, khiến Đài Loan cáo buộc Bắc Kinh có động thái "liều lĩnh và khiêu khích", vi phạm thỏa thuận ngầm về ranh giới giữa hòn đảo và đại lục.
Đường trung tuyến (vạch đứt màu xanh) phân cách Trung Quốc đại lục và Đài Loan. Đồ họa: Maps4news.
Tướng Trung Quốc để ngỏ khả năng tấn công Đài Loan Đài Loan định mua tên lửa chống hạm Mỹ Đài Loan đặt cược vào tên lửa để răn đe Trung Quốc Quan chức Trung Quốc nói chiếm đảo Đài Loan kiểm soát là 'vô nghĩa' Trung Quốc bỏ từ 'hòa bình' khỏi tuyên bố thống nhất Đài Loan
Lý do Trung Quốc quyết tăng ngân sách quốc phòng Trung Quốc vẫn tăng ngân sách quốc phòng dù kinh tế khó khăn vì Covid-19, có thể do bất an với Mỹ và nhu cầu hiện đại hóa quân đội. Quốc hội Trung Quốc hôm 22/5 công bố ngân sách quốc phòng năm 2020 là khoảng 178,16 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm ngoái, trong khi ngân sách cho các lĩnh vực...