Dưới trời nắng gắt Sài Gòn, có những bình trà miễn phí mát lạnh…
Dưới cái nắng gần 40 độ C, những bình trà đá phục vụ miễn phí đặt khắp các vỉa hè ở TP HCM luôn thu hút người đi đường.
Để giúp khách đi đường, người lao động nghèo có ly nước mát giải khát trong những ngày nắng nóng… nhiều người ở Sài Gòn đã đặt những bình trà đá miễn phí.
Nhiều năm nay, bình trà đá của ông Đỗ Văn Út (57 tuổi) trên đường Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận) là điểm giải khát quen thuộc của nhiều người đi đường.
“Có bình nước này đỡ lắm, nắng nóng khát nước liên tục, người nhặt ve chai như tôi tiền đâu mà mua nước. Nhờ bình nước này mà chúng tôi tiết kiệm được một khoản chi phí”, chị Trần Thị Nga (Gò Vấp) ngày hai lượt vào uống nước tại bình trà đá của ông Út, chia sẻ.
Ông Út châm nước trà vào bình phục vụ cho người đi đường. Ông cho biết đã đặt bình trà đá miễn phí này từ năm 2012. Ban đầu ông dùng tiền bơm vá xe của mình để mua bình, trà và nước đá. Sau này nhiều người qua đường thấy việc làm có ý nghĩa đã góp 50.000 – 100.000 đồng mua bình inox, trà, nước…
Mỗi tối, ông dành thời gian nấu nước và ủ trà. “Sài Gòn mấy nay như chảo lửa, có hôm nhiệt độ ngoài trời 40 độ C. Lúc trước mỗi ngày người đi đường uống tối đa khoảng 50 lít nước, nhưng nay gấp 3 lần. Chi phí cho bình trà một ngày vì vậy cũng tăng hơn 60.000 đồng”, ông Út nói.
Những túi trà cám được ông phân sẵn, sau đó cho nước nóng vào trước khi ủ trong bình. Một tháng ông sử dụng 3 đến 4 kg trà. “Để trà được thơm ngon và nước mát phải pha vừa phải, nếu cho đậm quá sẽ khó uống, chát ngầm”, ông nói.
Đá cây, nước lọc và nước trà pha sẵn được ông dự trữ để sẵn sàng phục vụ người đi đường 24/24.
Ông Hiếu (chạy xích lô khu vực chợ Phú Nhuận) ngày 4 – 5 lần vào lấy nước trà của ông Út. “Khát khô họng, vào hứng chai nước nghĩa tình uống vào thấy mát lạnh và ấm lòng”, ông nói.
Trong khi đó, bình trà đá trước cổng bệnh viện Nhi Đồng 1 (quận 10) chứa khoảng 30 lít nước, mỗi ngày có hàng nghìn người đến uống, đa số là người nhà bệnh nhân, tài xế xe ôm, người bán vé số…
Theo chị Hiền (người buôn bán trước cổng bệnh viện), bình trà này do một mạnh thường quân mang đến đặt cách đây 5-6 năm. Hàng ngày có người được thuê mang đá và nước trà đến châm.
“Ngày trước, họ châm nước và đá cây 3-4 lần nhưng mấy nay trời nắng nóng thì liên tục, bình quân một ngày khoảng 500 lít nước. Nếu nước hết mà họ chưa đến thì tôi cho nước vào, người ta góp của, mình góp công, chủ yếu cho bà con lao động nghèo giải khát”, chị nói.
Dạo quanh các tuyến đường ở Phú Nhuận, quận 3, quận 8, quận 10… có rất nhiều bình trà phục vụ miễn phí từ sáng đến đêm.
Nhưng nhiều nhất là đường Võ Văn Tần (quận 3) có 6-7 bình trà đặt trên vỉa hè.
Hơn 22h nhưng anh Lê Thành Tài vẫn vào hứng nước uống để tiếp tục chạy xe chở khách. “Tôi lấy nước ở đây mấy năm rồi, ngày nắng uống 7-8 chai, mưa uống 2 chai”, anh cho biết.
Theo Hữu Khoa (VnExpress)
Nữ nhân viên gác chắn kể khoảnh khắc cứu cụ bà trước đầu tàu hỏa
Tôi và Lan lao vào kéo cụ bà ra theo phản xạ, không kịp suy nghĩ. Khi làm xong rồi chúng tôi mới thấy sợ
Chiều nay, PV VietNamNet có mặt tại khu vực gac chăn Hang Dâu thuôc phường Quyêt Thăng, TP Biên Hoa, Đông Nai gặp hai nữ nhân viên đường sắt quả cảm cứu bà cụ thoát khỏi 'tử thần'.
Trò chuyện với chúng tôi, chị Nguyên Thi Minh (35 tuôi) va Đô Thi Lan (32 tuôi) thuôc Công ty cô phân Đương săt Sai Gon - đơn vi quan ly gac chăn Hang Dâu, vẻ mặt vẫn còn hoảng sợ.
"Tôi và Lan đang làm nhiệm vụ thì cụ bà lách gác chắn, cố tình băng ngang qua. Thấy vậy, Lan nhắc là tàu tới gần rồi nhưng bà cụ vẫn lao qua đường ray và vấp ngã xuống..."- chị Minh kể lại.Chị Minh kể, nhận thông báo đoàn tàu khách từ ga Sài Gòn đi Hà Nội đang di chuyển qua, hai chị liền ra đóng rào chắn lại.
Cũng theo chị, lúc đó đoàn tàu di chuyển đến khá gần. Nhìn thấy tình cảnh cụ bà, ai cũng hoảng hốt nhưng không dám vào ứng cứu.
"Tôi và Lan vội kéo cụ bà ra. Thực sự lúc đó tôi không kịp suy nghĩ, chỉ cứu người theo phản xạ. Chỉ khi kéo bà ra rồi tôi và Lan mới thấy sợ vì chỉ chậm 1 giây, không biết chuyện gì xảy ra"- nữ nhân viên gác chắn thuật lại.
Hai nhân viên gác chắn dũng cảm, chị Nguyên Thi Minh (35 tuôi, bên trái) va Đô Thi Lan (32 tuôi)
Bà Phan Thị Cẩm (SN 1942, ngụ TP.Biên Hòa) - cụ bà thoát nạn cho biết, sáng nay bà qua nhà người thân chơi. "Lúc đó, tôi thấy hai nữ nhân viên đang đứng ở gác chắn. Tôi chạy qua đường ray nhưng không may bị vấp, ngã nhào xuống. May mắn, hai nữ nhân viên lao tới, kéo tôi ra ngoài..."- bà Cẩm nói. Bà cho biết khi được kéo ra thì xe lửa chạy qua, cả 3 người thoát chết trong gang tấc.
Cũng theo bà Cẩm, sau khi sự việc xảy ra, bà bi trầy xước ở chân, tay, tinh thần hoảng loạn nhưng đươc nhân viên gac chăn va ngươi đi đương hô trơ đưa vê nha.
Bà cụ Phan Thị Cẩm- người thoát nạn thuật lại sự việc
Trước đó, ông Nguyên Đinh Đang, Pho giam đôc Công ty cô phân Đương săt Sai Gon nói rằng: "Đây la hanh đông dung cam cứu người đáng biểu dương. Công ty chung tôi se tô chưc khen thương 2 nhân viên này vi đã quên minh cưu cu gia thoat khoi sư nguy hiêm".
Minh Tâm
Theo VNN
Trở lại Sài Gòn sau Tết, người dân như "hóa điên" vì kẹt xe Sau kỳ nghỉ Tết kéo dài 9 ngày, hàng ngàn người dân các tỉnh miền Tây ùn ùn đổ về TP.HCM khiến nhiều nơi ùn tắc kinh hoàng. Chiều 10/2 (mùng 6 Tết) hàng ngàn người dân các tỉnh miền Tây ùn ùn trở lại TP.HCM để làm việc, học tập sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán khiến nhiều khu vực bị ùn...