Dưới 15 tuổi không nên xài điện thoại di động
Rất nhiều phụ huynh khi thấy trẻ quấy khóc thường dùng điện thoại đưa sát vào tai hay mặt trẻ để dỗ, mà không biết có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con em mình.
Những tế bào não mong manh của trẻ rất nhạy cảm với sóng điện từ, phát ra từ điện thoại di động (ảnh chỉ mang tính minh hoạ). Ảnh: Eason Q
Từ trước tới nay có rất nhiều tranh cãi về ảnh hưởng của điện thoại di động trên sức khoẻ con người. Mặc dù các hãng điện thoại đã bác bỏ những kết quả nghiên cứu này, song các nhà khoa học vẫn chưa bỏ cuộc, các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành.
Đáng lo dù chưa thể kết luận
Theo công bố của 31 nhà khoa học đến từ 14 nước hồi tháng 5/2011, đã có đủ chứng cớ để tổ chức Y tế thế giới liệt kê điện thoại di động vào danh sách những thứ có thể gây ung thư cho con người, như ung thư não, u tế bào thần kinh… Loại bức xạ phát ra từ điện thoại di động không như tia X, nhưng lại giống như lò vi sóng siêu nhỏ, làm nóng tế bào não, có thể làm rối loạn sự phát triển của não, gây ung thư và phát triển khối u, làm ảnh hưởng chức năng của thuỳ thái dương.
Người sử dụng điện thoại di động trên mười năm có nguy cơ bị u Glioma tế bào thần kinh gấp đôi người không sử dụng. Sóng điện từ của điện thoại di động cũng ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. Ở người đeo kính dùng điện thoại di động, ảnh hưởng của sóng điện từ vào mắt tăng 20%, vào đầu tăng 6%, có thể do tác động của gọng kính bằng kim loại. Nhiều người có răng sâu trám bằng kim loại than phiền là thấy nóng trong miệng và đau nhức răng khi nói chuyện bằng điện thoại di động.
Video đang HOT
Không giống như khói thuốc lá, từ trường của điện thoại di động là vô hình, không màu sắc, không mùi vị, chúng âm thầm xâm nhập cơ thể và có thể gây ảnh hưởng xấu. Đối với trẻ nhỏ, xương sọ và não rất mỏng manh, các tế bào não đang trong giai đoạn phát triển, tác động của điện thoại di động càng lớn.
Phòng trước vẫn hơn
Điện thoại di động dù cần thiết nhưng phải thật thận trọng khi dùng, nhất là lúc có sự hiện diện của trẻ nhỏ kế bên. Mặc dù các nhà khoa học vẫn còn tranh cãi về tác hại của sóng điện thoại di động nhưng họ vẫn gặp nhau ở lưu ý người dùng một vài biện pháp hạn chế bức xạ từ điện thoại di động: không dùng di động khi có điện thoại bàn; dùng tai nghe để khỏi áp điện thoại vào tai; hạn chế nói chuyện quá lâu; sử dụng dịch vụ nhắn tin thay thế cuộc gọi khi có thể; không dùng điện thoại di động quá cũ…
Các bậc cha mẹ không nên cho trẻ em dưới 15 tuổi sử dụng, thậm chí là cầm điện thoại đối với trẻ nhỏ. Nên lưu ý ở những nơi có các công trình kiến trúc, sóng tín hiệu thường rất kém, công suất bức xạ của di động sẽ theo đó tăng lên. Nếu nghe hoặc gọi điện thoại khi đang sạc pin, điện áp cao hơn nhiều lần so với thông thường, bức xạ cũng cao gấp mười lần thông thường và khi điện thoại di động hết pin thì bức xạ cao gấp 1.000 lần.
Theo Dantri
Nhiều loại đồ chơi Trung Quốc gây vô sinh, ung thư...
Các loại đồ chơi, nhất là đồ chơi có xuất xứ từTrung Quốc chứa nhiều chất độc hại có thể hủy hoạisức khỏe trẻ em vẫn được bày bán công khai khắp cả nước
Hiện nay, đồ chơi trẻ em nhập ngoại chiếm khoảng 90% thị trường và hầu hết có xuất xứ từ Trung Quốc. Gần đây, các cơ quan chức năng phát hiện các loại đồ chơi này đa phần có chứa các chất độc hại đối với sức khỏe con người.
Người tiêu dùng khó có thể lường hết được các chất độc hại có trong đồ chơi trẻ em.
Vô cùng độc hại
Tại các chợ và các cửa hàng đồ chơi ở TPHCM, mỗi tháng nhập đến hàng trăm tấn đồ chơi trẻ em, như ô tô, tàu thủy, máy bay bằng nhựa, các bộ xếp hình, súng nước, các con thú bằng nhựa... xuất xứ từ Trung Quốc. Các loại đồ chơi này trông rất bắt mắt, nhiều kiểu dáng, giá rẻ nên các tiểu thương nhập về ồ ạt. Ngoài việc bán tại chỗ, chúng được bỏ mối sỉ cho các đầu nậu ở các tỉnh, thành phía Nam.
Có một thị trường đồ chơi khác mà hiện các cơ quan chức năng chưa thể kiểm tra đến là thị trường đồ chơi trên mạng. Chỉ cần mở máy tính sẽ dễ dàng truy cập vào hàng trăm trang web kinh doanh các loại đồ chơi trẻ em mà không ai có thể kiểm tra được tính an toàn của chúng.
Các nhà khoa học trong và ngoài nước gần đây đã cảnh báo hàng loạt sản phẩm đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc chứa nhiều hóa chất độc hại. Cụ thể, lồng đèn Trung Quốc vừa được Viện Hóa học Việt Nam kiểm nghiệm có chứa chất cadimi có thể gây ung thư; nhiều loại keo để thổi thành bong bóng rất độc hại, gây chóng mặt, nhức đầu; các loại bóng bay có chứa lưu huỳnh có thể gây ung thư khi ngậm...
Đặc biệt, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã phát hiện nồng độ chất dẻo phthalate rất cao trong nhiều loại thú nhún bày bán ở Hà Nội và TPHCM. Viện Hóa học Việt Nam đã cảnh báo phthalate là chất có thể phá hủy hệ thống hormone của cơ thể, gây ung thư, hủy hoại thận. Khi bị nhiễm chất này lâu dài, các bé gái có nguy cơ dậy thì sớm, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh...
Mua bán đồ chơi tại phố Hàng Cân, Hà Nội. Ảnh: Lao động
Thanh tra toàn quốc
Ngày 24-5, Chi cục QLTT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã bắt giữ một lô hàng gồm 500 cây súng đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc nghi chứa chất cực độc, đang chuẩn bị chuyển đi phía Nam tiêu thụ. Các sản phẩm này được làm bằng nhựa tái chế APS và nhựa PE. Theo một số kết quả giám định gần đây của Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ Hóa học, hầu hết đồ chơi của Trung Quốc làm bằng loại nhựa trên có chứa một chất kim loại độc hại, có thể gây ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt...
Ông Hoàng Dũng (ngụ quận 2 - TPHCM) sau khi đọc những thông tin về sự độc hại của các sản phẩm trên đã bức xúc: "Những món đồ chơi này thật khó lường, giờ không biết kiếm đâu ra đồ chơi an toàn cho con, cháu. Những sản phẩm độc hại này cần phải sớm được loại trừ để bảo đảm an toàn cho trẻ em".
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em (QCVN 3:2009), tổ chức, cá nhân sản xuất đồ chơi trẻ em trong nước, tổ chức, cá nhân nhập khẩu đồ chơi trẻ em phải thực hiện việc chứng nhận, công bố hợp quy và bảo đảm chất lượng. Đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường phải được kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Thế nhưng bằng nhiều cách, đồ chơi trẻ em độc hại vẫn ồ ạt đưa vào thị trường, bày bán công khai.
Trước thực trạng trên, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) cho biết sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, chất lượng và sở hữu công nghiệp đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và buôn bán đồ chơi trẻ em. Đợt thanh tra sẽ tiến hành trên toàn quốc trong 2 tháng 8 và tháng 9-2013. Hiện Bộ KH-CN đã gửi kế hoạch thanh tra đến Sở KH-CN của 63 tỉnh, thành chuẩn bị kế hoạch thanh tra.
Theo vietbao
Khói thuốc... vẫn "bao vây" trường học Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm tại Việt Nam có 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Tổ chức này cũng khuyến cáo, nếu không có biện pháp phòng chống tác hại của thuốc lá một cách hiệu quả, thì con số này sẽ tăng lên 70.000 người năm 2030. Đã gần...