Được trả lương cao, nhiều người Trung Quốc không về quê ăn Tết
Tại Trung Quốc, thời điểm “Xuân vận” từ 1/2 đến 12/3 có tới hơn 3 tỷ lượt người đi tàu xe về quê ăn Tết, nhưng có hàng triệu người di cư vẫn bám trụ lại thành phố vì được trả lương cao hơn nhiều so với ngày thường.
Những người vận chuyển đồ ăn tại Thượng Hải được trả lương cao hơn ngày thường. Ảnh: Mandy Zuo.
Vào những ngày này, khi lượng người di cư về quê ăn Tết đã vãn, những người di cư làm nghề vận chuyển hàng vẫn tập trung khá đông đúc tại các góc phố náo nhiệt của Thượng Hải. Trong số họ có Vương Tuấn Cường, liên tục kiểm tra điện thoại để xem có đơn hàng tiếp theo không. Vương năm nay 40 tuổi, người Thiểm Tây, vùng tây bắc Trung Quốc. Anh đã đến Thượng Hải làm việc hơn 10 năm và từ năm ngoái làm việc cho chuỗi nhà hàng Đài Loan tại Thượng Hải với việc vận chuyển đồ ăn bằng ứng dụng đặt hàng qua mạng. Năm nay anh sẽ ở lại Thượng Hải làm việc suốt dịp Tết và cảm thấy rất vui vẻ. Bởi lẽ, công ty sẽ trả lương cho những ai làm việc trong dịp Tết gấp 3 lần ngày thường. Ngoài ra, ai về quê ăn Tết muộn và ra làm việc sớm cũng được thưởng. Vương cho biết: ” Sẽ được thưởng 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,5 triệu đồng) nếu ở lại làm việc dịp Tết, còn nếu về ăn Tết muộn và ra làm việc sớm thì được thưởng 700 tệ ( 2,5 triệu đồng)”.
Vương là một trong số hàng triệu người nhập cư Trung Quốc chọn cách ở lại thành phố làm việc dịp Tết này. Anh cho biết, năm ngoái anh đã ” cày” cật lực trong dịp Tết và kiếm được 10.000 nhân dân tệ ( tương đương 35 triệu đồng). Mặc dù năm nay, việc kiếm tiền sẽ khó khăn hơn vì đội quân vận chuyển hàng ngày càng đông mà người đặt hàng thì ngày càng giảm, nhưng anh đã quen với việc không về quê ăn Tết vì ở lại kiếm được nhiều tiền hơn, mà về quê thì đi lại rất khổ sở. Để được về tới quê anh ở Bảo Kỳ, anh chỉ có thể đi tàu hoặc máy bay tới Lan Châu hoặc Tây An, sau đó phải đi tiếp tàu lửa mới tới nhà, mà mua vé thì vô cùng khó khăn trong thời điểm “Xuân vận”. Do đó, anh chọn giải pháp là về quê vào dịp khác dù rất nhớ vợ, con ở quê nhà.
Maggie Lu, thợ làm đầu, 28 tuổi, người Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương, cũng không về quê ăn tết năm nay. Chị cho biết, nghề làm đầu bận rộn nhất từ trước tết một tháng vì ai cũng muốn có mái tóc xinh xắn khi trở về quê sau một năm đi làm ăn xa. Do đó, chị đã quyết định ở lại. Nhiều đồng nghiệp của chị cũng không về quê. Họ sẽ có cơ hội cùng nhau đi thăm thú những điểm du lịch hấp dẫn của Thượng Hải vào dịp Tết. Lu cho biết: ” Về quê, tôi chỉ có thể kiếm được 3.000 đến 4.000 nhân dân tệ ( tương đương 10 triệu đến 14 triệu đồng)/ tháng, trong khi đó ở Thượng Hải, tôi kiếm được ít nhất là gấp đôi. Do đó, tôi nghĩ rằng tôi càng siêng năng thì sẽ nhận được tiền thưởng hậu hĩnh”.
Nếu Vương, Lu là những người may mắn không về quê ăn tết được trả lương hậu hĩnh, còn rất nhiều người di cư khác vì công việc vẫn phải ở lại thành phố dù lương thấp.
Chị Lỗ Tiểu Mai, 53 tuổi, quê ở Trùng Khánh, là một trong số những người như vậy. Chị Mai đến Thượng Hải sinh sống được 15 năm. Công việc của chị là dọn dẹp vệ sinh ở ba tòa chung cư ở quận Tĩnh An. Chị và chồng chị, cũng là công nhân quét dọn, đều ở lại thành phố làm việc dù không được trả thêm lương trong dịp nghỉ lễ này. Tuy nhiên, hai anh chị đều cảm thấy vui vẻ vì cho rằng, có ai đó vẫn cần đến họ làm việc trong dịp nghỉ này và họ chọn giải pháp về quê vào dịp khác, tránh dịp cao điểm.
Video đang HOT
Giáo sư Trịnh Phong Thiên, chuyên nghiên cứu về lao động nhập cư và phát triển nông thôn tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh cho rằng, mọi lao động nhập cư đều về quê ăn tết thì sẽ là thảm họa đối với cuộc sống đô thị. Các nhà hàng sẽ phải đóng cửa, không ai chăm sóc các em bé. Ông nói: ” Xét về vấn đề bền vững của bất cứ nghề nghiệp nào, cho dù bạn điều hành một quầy bán đồ ăn nhỏ, bạn có thể đối mặt với những tổn thất về mặt kinh doanh khi bạn mở cửa trở lại sau một thời gian dài nghỉ Tết.Và việc mất khách quen là điều khá phổ biến”.
Theo Lan Anh
Tiền phong
Cuộc trường chinh của 3 triệu xe máy TQ về ăn Tết
Dù đời sống tăng lên nhưng nhiều người chọn cách về quê bằng xe máy ở Trung Quốc.
Cuộc hành hương về quê của hơn 245 triệu dân làm thuê tại Trung Quốc chính thức bắt đầu, trước thời điểm Tết Nguyên đán chỉ chưa đầy 2 tuần nữa. Ngoài những người có điều kiện đi ô tô về nhà, số còn lại nghèo hơn nên chọn các biện pháp giá rẻ như tàu hỏa, xe khách hoặc thậm chí là xe máy.
Theo thống kê năm 2014, số lượng người về quê bằng xe máy tại Trung Quốc chỉ vỏn vẹn 600.000 người. Lúc đó, họ thường xuyên phải mang vác hàng hóa cồng kềnh và chở theo ít nhất một người.
Năm nay 2018, mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn. Số lượng người đi xe máy về quê ăn Tết tại Trung Quốc, theo đánh giá của số liệu do nhà nước Bắc Kinh cung cấp, đã lên tới 3 triệu người. Đặc biệt, họ không mang theo hành lý cồng kềnh như mọi lần mà chỉ thong dong như đi dạo.
Riêng tại Quảng Tây, chính quyền ước tính có tới 300.000 người đi xe máy về quê ăn Tết. Năm 2018, cảnh sát Trung Quốc xây dựng kế hoạch mang tên "Đường về nhà ấm áp", trong đó có sự tham gia của các đơn vị giao thông nhằm giúp con đường về nhà an toàn và đơn giản hơn.
Cảnh sát Trung Quốc xây dựng các trạm dừng trên đường và hỗ trợ những lái xe gặp sự cố dọc đường về quê. Ngoài ra, họ áp dụng công nghệ giúp lái xe tìm ra đường về ngắn nhất, đồng thời chỉ rõ tuyến đường nào phù hợp và tránh ách tắc. Nhiều lái xe cũng tự tìm bạn đồng hành trên cung đường có thể dài tới cả ngàn cây số bằng cách lập các nhóm trên mạng xã hội và kêu gọi nhau về quê.
Mạc Nhân Sảng, một công nhân nhà máy giầy, nói: "Tôi rất háo hức được về quê càng sớm càng tốt. Tôi sẽ phải vượt hơn 700 km để tới nhà". Sảng sẽ đi từ thủ phủ giàu có Quảng Đông tới quê nhà Quảng Tây. Sảng cho biết hơn nửa năm nay anh chưa gặp 2 con. Trên xe của Sảng chở theo một chiếc xe đồ chơi cỡ nhỏ, vài đôi bốt trẻ em và một vali.
Lục Lượng Quân, 50 tuổi, trả lời phóng viên SCMP khi dừng chân ở một trạm nghỉ ven đường: "Không có xe bus về tới làng của tôi. Đi xe máy tiện hơn vì tôi có thể dùng nó khi về tới nhà". Trung Quốc hiện nay là thị trường sản xuất và tiêu thụ xe máy lớn nhất thế giới. Số liệu năm 2016 cho thấy gần 30 triệu chiếc xe được bán ra.
Hoàng Tự Lâm, 40 tuổi, giải thích lí do đi xe máy: "Đi bằng phương tiện này nhanh hơn xe bus hoặc tàu hỏa. Mua vé tàu cực nhọc lắm". Lâm đi về nhà và chở theo vợ mình phía sau. "Tôi đi lúc 4 giờ sáng, đến lúc này thì chân tê không còn cảm giác".
Truyền thông Trung Quốc từng gọi những người tham gia cuộc "trường chinh" này là "đạo quân". Họ thường mặc áo mưa, phủ kín hành lí bằng vải bạt và buộc giầy bằng túi nilon để tránh bẩn.
Từ Linh Tượng, 21 tuổi, chỉ vào người và nói; "Tôi thấy rất tuyệt vì vẫn còn khỏe. Nhưng chặng đường vẫn còn quá xa khi đi từ Quảng Châu tới Quảng Tây. Tôi đã đi 4 ngày rồi mà vẫn chưa tới nơi". Đêm trước đó, Từ ngủ lại tại một trạm gác bỏ hoang.
Dự kiến sẽ có hơn 3 tỉ lượt người Trung Quốc hành hương về quê trong cuộc di dân lớn nhất lịch sử loài người.
Theo Danviet
Ùn tắc kinh hoàng ở Trung Quốc sau Tết Nguyên đán Hệ thống giao thông của Trung Quốc đã phải hoạt động hết công suất khi hàng trăm triệu người bắt đầu trở lại làm việc sau kì nghỉ Tết kéo dài 1 tuần. Tắc đường kinh hoàng ở Trung Quốc sau Tết Theo tờ Nhân dân Nhật báo trích số liệu của Tổng công ty Đường sắt Trung Quốc, khoảng 9,7 triệu hành...