Được trả 86% số nợ đòi, công ty đòi nợ thuê ở TP.HCM ráo riết ‘khủng bố’ người vay
Công an TP.HCM cho biết, do lợi nhuận quá lớn nên lãnh đạo 2 công ty đòi nợ thuê đã chỉ đạo nhân viên ráo riết ‘khủng bố’ nạn nhân với tần suất và mức độ dày đặc.
Như Thanh Niên đưa tin, liên quan vấn nạn “khủng bố” đòi nợ thuê, ngày 15.3, Công an TP.HCM đã phối hợp Công an Q.Tân Bình khởi tố 14 bị can là lãnh đạo, quản lý, nhân viên của Công ty CP mua bán nợ Việt Nam Thịnh Vượng (P.1, Q.Tân Bình, TP.HCM) và chi nhánh Công ty TNHH luật Thế Hệ Trẻ (P.15, Q.Tân Bình) về tội cưỡng đoạt tài sản.
Trong 14 bị can, có bị can Nguyễn Minh Thành (quản lý Công ty CP Mua bán nợ Việt Nam Thịnh Vượng) và Trần Hà Anh Thư (Trưởng phòng tín chấp, Công ty TNHH luật Thế Hệ Trẻ).
Công an xác định, 2 công ty này đã mua hồ sơ người vay tiền từ một công ty tài chính có trụ sở ở Hà Nội.
Công an khám xét trụ sở Công ty TNHH luật Thế Hệ Trẻ. Ảnh NGỌC LÊ
Công ty CP mua bán nợ Việt Nam Thịnh Vượng và chi nhánh Công ty TNHH luật Thế Hệ Trẻ đã tổ chức bộ phận thu hồi nợ, tuyển dụng nhiều nhân viên để thực hiện hoạt động thu hồi nợ với thủ đoạn: phân công nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên theo từng cấp bậc (nhân viên, quản lý, trưởng nhóm); áp đặt chỉ tiêu doanh số thu hồi nợ, chi thưởng hoa hồng theo lũy tiến trên tổng số tiền nợ thu hồi.
Video đang HOT
Sau đó, nhân viên đã thực hiện các hoạt động đòi nợ trái pháp luật bằng thủ đoạn đe dọa, vu khống.
Do lợi nhuận quá lớn nên lãnh đạo 2 công ty đòi nợ thuê nói trên đã chỉ đạo nhân viên ráo riết khủng bố nạn nhân với tần suất và mức độ dày đặc.
Công an khám xét trụ sở Công ty TNHH luật Thế Hệ Trẻ. Ảnh NGỌC LÊ
Được nơi bán nợ trả công 86% số tiền đòi được
Cụ thể, bị can Nguyễn Minh Thành khai, nhân viên Công ty CP mua bán nợ Việt Nam Thịnh Vượng chia thành 4 đội, mỗi đội 7 – 10 người. Mỗi tháng, một nhân viên trung bình thực hiện 2.500 – 3.000 cuộc gọi khủng bố để đòi nợ, tổng số tiền đòi được từ 2 – 3 tỉ đồng.
Còn bị can Trần Hà Anh Thư, công an xác định, với vai trò Trưởng phòng tín chấp Công ty Luật Thế Hệ Trẻ, Thư và nhân viên sẽ xử lý các trường hợp “đã khủng bố đòi tiền nhưng bất thành”. Họ sẽ gửi văn bản đòi nợ đến tận nhà, hoặc nơi làm việc của người vay để tiếp tục dọa khởi kiện, hoặc báo công an khởi tố tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Với tần suất đòi nợ như trên, mỗi tháng có hơn 100 người phải trả tiền nợ và lãi suất cho nhóm đòi nợ thuê nói trên. Mỗi khi đòi nợ thành công, phía thu nợ sẽ được công ty tài chính ở Hà Nội (nơi bán nợ) trả công lên đến 86%.
Công an khám xét trụ sở Công ty CP mua bán nợ Việt Nam Thịnh Vượng. Ảnh NGỌC LÊ
Một trinh sát nhớ lại, thời điểm hàng chục công an ập vào khám xét trụ sở 2 công ty nói trên, khi thấy bóng dáng lực lượng công an, Nguyễn Minh Thành và nhóm nhân viên định tắt máy, phi tang chứng cứ.
Công an TP.HCM đề nghị người dân là nạn nhân của các nghi can có hành vi cưỡng đoạt tài sản “núp bóng” hoạt động thu hồi nợ, tích cực tố giác tội phạm, hợp tác cơ quan công an để xử lý triệt để loại tội phạm này theo đúng quy định của pháp luật.
Nữ nhân viên ngân hàng lừa đảo gần 50 tỉ đồng
Do đang nợ số tiền lớn, Phượng đã dùng tiền vay được của người này để trả tiền gốc và tiền lãi cho người khác cho đến khi hoàn toàn không còn khả năng chi trả.
Bằng thủ đoạn trên, Phạm Thị Phượng đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 43 người với tổng số tiền khoảng 47 tỷ đồng.
Ngày 7/5, tin từ Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Giang truy tố Phạm Thị Phượng (SN 1988, trú tại thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Bị can Phạm Thị Phượng tại cơ quan Công an - Ảnh: Công an cung cấp
Quá trình điều tra xác định, thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, Phạm Thị Phượng đang là nhân viên Ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Sơn Động. Từ năm 2013 đến khi bị bắt giữ, lợi dụng danh nghĩa và uy tín của bản thân, dưới hình thức huy động vốn để đáo hạn ngân hàng và hứa hẹn trả lãi suất cao, Phượng đã vay tiền của nhiều công dân trên địa bàn huyện Sơn Động.
Phượng sử dụng số tiền vay được để tiếp tục cho người khác vay với lãi suất cao hơn để hưởng lợi nhuận chênh lệch. Thực tế, do đang nợ số tiền lớn, Phượng đã dùng tiền vay được của người này để trả tiền gốc và tiền lãi cho người khác cho đến khi hoàn toàn không còn khả năng chi trả.
Bằng thủ đoạn trên, Phạm Thị Phượng đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 43 công dân với tổng số tiền khoảng 47 tỷ đồng.
Trong thời gian tới, để phòng ngừa các vụ việc tương tự xảy ra, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bắc Giang đề nghị các Ngân hàng cần siết chặt hơn trong công tác quản lý, tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện các nhân viên có dấu hiệu tham gia hoặc tiếp tay cho hoạt động vay đáo hạn ngân hàng để phòng ngừa, chấn chỉnh, xử lý.
Đồng thời khuyến cáo quần chúng nhân dân hết sức cảnh giác, tỉnh táo, không tham gia các hoạt động cho vay lãi suất cao để tránh gây thiệt hại về tài sản./.
Kiểm tra 11 điểm giao dịch của Công ty F88 tại tỉnh Sóc Trăng Chiều 13/3, Đại tá Phan Văn Ứng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết, các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh đang tiến hành kiểm tra hành chính 11 điểm giao dịch của Công ty F88 trên địa bàn tỉnh. Lúc 9h cùng ngày, các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh và Công an TP Sóc Trăng có...