Được trả 2.400 USD để xa điện thoại một ngày
Thử thách cai nghiện kỹ thuật số trong 24 giờ yêu cầu người tham gia phải dùng máy đánh chữ, giấy viết, bút vẽ và sơn màu thay vì các thiết bị hiện đại.
Công ty tại Mỹ trả 2.400 USD cho 24 giờ không nhìn vào màn hình điện thoại, theo CNN.
“Nếu bạn có mong muốn rời xa thiết bị điện thoại trong một ngày và muốn được trả tiền, đây là cơ hội hoàn hảo cho bạn”, Reviews.org, một công ty chuyên kiểm tra các dịch vụ và sản phẩm tại nhà, viết quảng cáo trên trang web của mình.
Ngoài cấm dùng smartphone, những người được chọn cho thử thách cai nghiện kỹ thuật số 24 giờ cũng không được sử dụng tivi, laptop, máy chơi trò chơi, đồng hồ thông minh và thiết bị gia đình công nghệ cao (ví dụ như loa thông minh).
Ngoài không dùng smartphone, người tham gia cũng không được sử dụng nhiều thiết bị điện tử khác. Ảnh: CNN.
Theo công ty, ứng viên lý tưởng giành được số tiền lớn là người “chắc chắn yêu thích công nghệ” và sẵn sàng “sống xa chúng hoàn toàn trong 1 ngày”.
Những người tham gia thử thách sẽ nhận được két sắt để lưu trữ đồ điện tử của họ, cùng với thẻ quà tặng Amazon trị giá 200 USD để kết hợp với “bộ dụng cụ sinh tồn”.
Bộ dụng cụ được công ty gợi ý bao gồm máy đánh chữ thay thế máy tính, giấy viết để thay thế văn bản, sơn và bút vẽ thay cho máy ảnh chụp ảnh tự sướng. Người tham gia sẽ phải sử dụng bộ dụng cụ sinh tồn này và đưa ra phản hồi về trải nghiệm sau khi hoàn thành thử thách.
Thử thách của công ty đặt ra vào thời điểm mà việc sử dụng thiết bị kỹ thuật số đã mang thêm ý nghĩa mới. Đại dịch đã buộc nhiều người phải làm việc từ xa, còn sinh viên học trực tuyến, khiến máy tính, điện thoại trở thành vật không thể thiếu với họ suốt cả năm qua.
Theo báo cáo năm 2019 từ tổ chức phi lợi nhuận Common Sense Media, thanh thiếu niên Mỹ dành trung bình hơn 7 giờ/ngày trên màn hình điện thoại để giải trí, sử dụng mạng xã hội.
“Chúng tôi tin rằng nhiều người ngoài kia cần được nghỉ ngơi”, công ty chia sẻ.
Để ứng tuyển, người tham gia sẽ cần cung cấp một số thông tin cá nhân và viết câu trả lời ít nhất 100 từ nêu lý do phù hợp với công việc này. Người chiến thắng sẽ được công bố trên kênh YouTube của công ty vào ngày 29/3.
'Vũ khí Twitter' làm nên nhiệm kỳ Tổng thống Trump
Các tổng thống Mỹ trước đây thường truyền đi thông điệp của mình trên truyền hình. Nhưng dưới thời Trump, câu hỏi thường gặp nhất là 'Bạn biết Tổng thống tweet gì chưa?"
Các chính trị gia luôn tận dụng công nghệ mới nhất để xây dựng hình ảnh, như cố tổng thống Franklin Roosevelt với các cuộc trò chuyện trên đài phát thanh, hay những cuộc họp báo trên truyền hình của John Kennedy. Tổng thống George W. Bush tuyên chiến với chủ nghĩa khủng bố bằng bài phát biểu trên truyền hình sau thảm kịch 11/9. Obama thông báo về vụ đột kích tiêu diệt Osama bin Laden qua phát biểu trên truyền hình.
Video đang HOT
Nhưng dưới thời Tổng thống Donald Trump, Twitter lại là công cụ giúp ông tương tác trực tiếp với người dân Mỹ thông qua tài khoản 87 triệu người theo dõi. Nhà phân tích Kirsten Powers từng cho rằng "nếu không có Twitter, sẽ không có nhiệm kỳ tổng thống của Trump" và ông chủ Nhà Trắng dường như biết rõ điều đó.
4 năm qua, Trump sử dụng tài khoản Twitter của mình để thông báo các chính sách quan trọng, công kích báo chí và đính chính tin tức, chỉ trích đối thủ, làm chao đảo thị trường và tiếp thêm năng lượng cho những người ủng hộ ông. Tất cả đều được truyền đạt tới người dân một cách trực tiếp nhất mà không cần thông qua sự diễn giải của báo chí.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhìn xuống điện thoại trong một cuộc họp ở Nhà Trắng hôm 18/6. Ảnh: AP.
Ngày 3/1/2017, khi Tổng thống đắc cử Trump thậm chí chưa tuyên thệ nhậm chức, dòng tweet ngay sáng sớm của ông đã khiến giá cổ phiếu của General Motors giảm 0,7%, lượt tìm kiếm trên Google về công ty tăng 200%.
"General Motors đang đưa những xe Chevrolet Cruze do người Mexico sản xuất đến các đại lý ô tô miễn thuế của Mỹ qua biên giới. Hãy sản xuất chúng tại Mỹ hoặc trả thật nhiều thuế!", Trump viết trên Twitter.
Phản ứng mạnh của thị trường khiến tập đoàn ô tô này đưa ra phản hồi sau một tiếng rưỡi. "Toàn bộ xe Chevrolet Cruze bán tại Mỹ đều được sản xuất ở nhà máy lắp ráp của General Motors tại Lordstown, bang Ohio", thông báo của tập đoàn cho hay, thêm rằng những chiếc Cruze được lắp ráp tại Mexico là dành cho "thị trường toàn cầu".
"Chỉ với 140 ký tự, Trump có thể thay đổi hướng đi của một công ty nằm trong top 100 của Fortune, thông báo cho các lãnh đạo thế giới, cũng như những cơ quan chính phủ rằng việc kinh doanh như thường lệ đã không còn", Corey Lewandowski, cựu quản lý chiến dịch tranh cử của Trump, phát biểu tại thời điểm đó.
Những dòng tweet của Trump sau này ảnh hưởng tới thị trường toàn cầu thường xuyên đến mức các nhà phân tích tại tập đoàn tài chính JPMorgan phải tạo ra một chỉ số, nhằm đo lường mức độ biến động các dòng tweet của ông gây ra với thị trường, gọi là chỉ số Volfefe.
"Dù báo chí tiêu cực thường xuyên covfefe", Trump rạng sáng 31/5/2017 đăng dòng tweet kỳ lạ, không thành câu hoàn chỉnh, với từ "covfefe" hoàn toàn không có ý nghĩa, nhưng đã lập tức "gây bão" khi vô số người thích và dẫn lại, trong khi truyền thông "sốt xình xịch" tìm cách giải nghĩa từ này, như thể đó là một vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, trước khi dòng tweet này bị xóa sau khoảng 5 tiếng rưỡi.
"Ai có thể tìm ra ý nghĩa thực sự của 'covfefe'??? Hãy tận hưởng!", ông chủ Nhà Trắng viết trong bài đăng sáng hôm sau.
Nhiều người dân khắp nước Mỹ sau đó gắn từ "covfefe" lên biển số xe cá nhân của họ. Hàng chục yêu cầu đăng ký từ mới được gửi đến Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ. Các nhà ngôn ngữ học tìm cách phát âm từ này. Một dự luật tại hạ viện cũng được đặt tên theo nó, nhưng không được thông qua.
Với những người chỉ trích Trump, từ "covfefe" thể hiện sự kỹ năng ngôn ngữ, chính tả kém của Tổng thống. Tuy nhiên, những người ủng hộ Trump lại tỏ ra đồng cảm, bởi họ cho rằng ai cũng từng mắc lỗi chính tả, đồng thời càng củng cố niềm tin vào việc truyền thông sẽ không ngừng bới móc sai lầm của ông.
Twitter cũng là nơi Trump thể hiện sự bất mãn với truyền thông. Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ đã tweet cụm từ "tin giả" hơn 800 lần. Theo bình luận viên Travis Andrews của Washington Post, điều này được thể hiện rõ nhất thông qua một ảnh động được Trump đăng trên Twitter ngày 2/7/2017, trong đó ông đóng vai một võ sĩ đấu vật đang quật ngã đối thủ có logo CNN trên đầu.
Hình ảnh động cho thấy Trump tấn công người mang logo CNN được Tổng thống Mỹ chia sẻ trên Twitter vào tháng 7/2017. Video: Twitter/Donald Trump.
"Mọi tổng thống đều từng gây sự với truyền thông quốc gia tại một số thời điểm", Craig Shirley, người viết tiểu sử cho cố tổng thống Ronald Reagan, cho hay, chỉ ra rằng Harry Truman từng gửi thư đe dọa đấm vào mũi một bình luận viên của Washington Post. Tuy nhiên, việc này không được công khai như cách Trump làm.
Kirsten Powers, nhà phân tích chính trị cấp cao của CNN, cảm thấy động thái của Trump "đáng sợ". Tuy nhiên, một số người khác đánh giá ảnh động mà Tổng thống đăng có lẽ chỉ là một kiểu "trêu chọc" trên Internet. Jamie Weinstein, nhà báo chính trị cánh hữu, cũng cho rằng dòng tweet "không hẳn là mối đe dọa với báo chí tự do như nhiều người nghĩ".
"Đôi khi bạn không cần xem xét các tweet của Tổng thống theo nghĩa đen hoặc quá nghiêm túc", Weinstein nêu ý kiến.
Trump còn thông báo các chính sách quan trọng qua nền tảng mạng xã hội ưa thích của ông, như việc cấm người chuyển giới phục vụ trong quân đội, quyết định hứng nhiều chỉ trích từ dư luận.
"Sau khi tham vấn với các tướng lĩnh và chuyên gia quân sự, xin hãy lưu ý rằng chính phủ Mỹ sẽ không chấp nhận hoặc cho phép người chuyển giới phục vụ với bất kỳ tư cách nào trong quân đội Mỹ. Quân đội của chúng ta phải tập trung vào những chiến thắng quyết định và áp đảo, không thể chịu gánh nặng chi phí y tế lớn, cũng như sự cản trở mà người chuyển giới trong quân đội sẽ gây ra", bài đăng của Trump hôm 26/7/2017 có đoạn.
Dòng tweet này khiến nhiều người ngỡ ngàng, đặc biệt bởi Trump từng tự nhận là "người bạn thực sự" của cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới trong chiến dịch tranh cử. Tuy nhiên, bài đăng còn khiến nhiều người thắc mắc rằng liệu đây có phải tuyên bố chính sách chính thức của Tổng thống hay không.
"Điều này mâu thuẫn với một số việc quân đội đang thực hiện, đồng thời gây ra rất nhiều bối rối", nhà sử học chính trị Julian Zelizer cho hay. "Tuy nhiên, bằng cách công khai một thông tin nào đó, cuộc thảo luận sẽ được tiến hành, có nghĩa là bạn đang buộc quân đội phản ứng và tự giải quyết vấn đề thay vì là người đứng ra xử lý".
Trump không chỉ sử dụng tài khoản Twitter để thông báo những chính sách chưa định hình, mà còn dùng nó cho hoạt động ngoại giao và thường gây sốc, như lời đe dọa gửi tới lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 2/1/2018.
"Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vừa tuyên bố rằng nút bấm hạt nhân lúc nào cũng nằm trên bàn của ông ta. Ai đó trong chính quyền suy kiệt và đói kém của ông ta hãy vui lòng thông báo rằng tôi cũng có nút bấm hạt nhân. Nó còn lớn và uy lực hơn nhiều so với nút bấm của ông ta. Nút bấm của tôi hoạt động được!", Trump viết.
"Đây là một thời khắc đáng chú ý. Cuộc trao đổi như vậy thường sẽ diễn ra thông qua các kênh ngoại giao, Bộ Ngoại giao, các đại sứ, hay những người đang cố gắng xoa dịu căng thẳng giữa hai quốc gia, thay vì thổi bùng mọi thứ", Kevin Kruse, giáo sư lịch sử tại Đại học Princeton, nhận định.
Kruse cho biết tình huống tương tự nhất trong lịch sử Mỹ diễn ra vào giai đoạn cao điểm của Chiến tranh Lạnh, khi cố tổng thống Reagan không hay biết ông đang nói vào micro đang bật. "Hôm nay tôi rất vui lòng thông báo với mọi người, rằng tôi đã ký một đạo luật cấm Nga vĩnh viễn. Chúng tôi sẽ bắt đầu ném bom trong 5 phút nữa", Reagan nói.
Tuy nhiên, Kruse chỉ ra rằng hành động của Reagan chỉ là vô tình. "Đó là lời nói đùa. Ông ấy rõ ràng không nghiêm túc", giáo sư cho hay.
Mặc dù vậy, nhiều người cho rằng việc Trump bỏ qua các kênh ngoại giao thông thường để kết nối với Triều Tiên có thể là một chiến thuật hiệu quả. Ari Fleischer, thư ký báo chí của cựu tổng thống George W. Bush, cho rằng lời đe dọa công khai trên Twitter của Trump đã khiến Kim Jong-un "sợ hãi" và chấp nhận đàm phán.
"Điều trớ trêu là dòng tweet từng khiến những người yếu bóng vía nghĩ rằng chiến tranh sắp xảy ra lại có thể tạo nên bầu không khí hòa hoãn hơn nhiều", Fleischer đánh giá.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) bắt tay lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore vào tháng 6/2018. Ảnh: Reuters.
Theo bình luận viên Andrews, một trong những điểm mạnh của Trump là sở trường sáng tạo các cụm từ và biệt danh trên Twitter được những người ủng hộ ông yêu thích, đồng thời là "vũ khí" chống lại phe đối lập, như cụm từ "cuộc săn phù thủy".
Trump lần đầu tiên nhắc tới cụm từ này vào năm 2011, nhằm phản bác các cáo buộc quấy rối tình dục chống lại Herman Cain, doanh nhân từng chạy đua đề cử tổng thống của đảng Cộng hòa và là đồng minh thân cận của Trump. Tuy nhiên, cụm từ "cuộc săn phù thủy" trở nên nổi tiếng khi được Tổng thống dùng để chỉ cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller, nhằm xem xét cáo buộc Nga thông đồng với chiến dịch tranh cử của ông.
"Cuộc săn phù thủy" đã được nhắc tới 370 lần trong các tweet của Trump, thậm chí nhiều hơn khẩu hiệu tranh cử "Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại". Ngoài ra, biệt danh Trump đặt cho các đối thủ cũng thường xuyên được ông sử dụng trên Twitter, như "Joe Buồn ngủ" để chỉ ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden, hay "Nancy Điên rồ" khi nhắc tới Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.
Trump còn là tổng thống Mỹ đầu tiên sa thải nhân viên qua mạng xã hội, khi tuyên bố cựu ngoại trưởng Rex Tillerson đã rời nhiệm sở trên Twitter ba tiếng trước khi gọi điện thông báo cho quan chức này. Tillerson cho biết ông "chưa trao đổi với Tổng thống và không biết lý do bị sa thải", nhưng bày tỏ "biết ơn vì đã có cơ hội phụng sự".
"Ngay cả trong chính quyền và nội bộ đảng Cộng hòa của mình, Trump cũng thích sử dụng cách thức này để khiến mọi người luôn cảnh giác và cảm thấy không chắc chắn về những gì xảy ra tiếp theo", nhà sử học Zelizer giải thích. Trong khi đó, Tim Fullerton, một cựu quan chức trong chính quyền Barack Obama, cho rằng việc này sẽ làm nhân viên nản chí vì cảm thấy Tổng thống không suy xét thấu đáo.
Tuy nhiên, Trump đôi khi bị "phản đòn" vì chính những dòng tweet của mình. "Ông ấy thỉnh thoảng lạm dụng Twitter theo những cách vô cùng cục cằn, tới mức gây tổn hại cho ông ấy nhiều hơn người bị nhắm tới", Fleischer nhận xét.
"Thật thú vị khi thấy các nữ nghị sĩ Dân chủ 'tiến bộ' tới từ những quốc gia có chính phủ hoàn toàn là một thảm họa, tệ hơn nữa là tham nhũng và bất tài hơn bất cứ đâu trên thế giới, giờ đây lại lớn tiếng với Mỹ, đất nước vĩ đại và quyền lực nhất hành tinh, về cách điều hành chính phủ", Trump viết trên Twitter ngày 14/7/2019.
Dù bài đăng không chỉ đích danh bất cứ ai, công chúng vẫn chắc chắn Trump đang đề cập tới 4 nữ hạ nghị sĩ da màu, bao gồm Alexandria Ocasio-Cortez, người gốc Puerto Rico sinh ra ở New York, Ilhan Omar, người từ Somalia tới Mỹ tị nạn khi còn nhỏ, Rashida Tlaib, người Mỹ gốc Palestine và Ayanna Pressley, người Mỹ gốc Phi.
Theo Zelizer, phát ngôn của Trump dường như nhằm nỗ lực tạo ra hình ảnh một đảng Dân chủ cực tả, chiến thuật giờ đây ông cũng áp dụng để chống lại Biden. Tuy nhiên, làn sóng phản đối với bình luận của Trump về 4 nữ nghị sĩ vô cùng ồ ạt và dữ dội, ngay cả trong đảng Cộng hòa, do bị coi là bài ngoại và phân biệt chủng tộc.
Ngay cả "bất ngờ tháng 10", khái niệm để chỉ những sự kiện có khả năng tác động lớn đến kết quả bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11, cũng được cho là xuất hiện thông qua tài khoản Twitter của Trump.
Rạng sáng 2/10, gần 10 tháng kể từ khi Covid-19 bùng phát, vào lúc nhiều người còn ngủ say, Tổng thống Mỹ đăng dòng tweet khiến tất cả hoảng loạn, thông báo rằng ông và Đệ nhất phu nhân Melania đã dương tính với nCoV.
Bài đăng được tweet lại hơn một triệu lượt, nhiều chưa từng thấy trong suốt nhiệm kỳ của Trump, đồng thời nhận được hơn 1,8 triệu lượt thích. Nhiều người cầu nguyện và chúc Trump sớm bình phục. Những người khác chỉ trích phản ứng của chính quyền Mỹ với đại dịch, hoặc bày tỏ sự giận dữ tột độ.
Những thông tin về tình hình sức khỏe của Tổng thống sau đó cũng được cập nhật qua Twitter, bao gồm việc ông rời Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed ở bang Maryland để trở về Nhà Trắng, cũng như thông báo sớm trở lại chiến dịch tranh cử.
Theo bình luận viên Jake Lahut và Rhea Mahbubani của Business Insider, Trump thực sự là "tổng thống mạng xã hội" đầu tiên và thật khó hình dung nhiệm kỳ của ông sẽ ra sao nếu không có vũ khí lợi hại này. Với khả năng tung ra hàng loạt tweet mỗi ngày, với nhiều chủ đề khác nhau, Trump dễ dàng chuyển hướng sự chú ý của dư luận, kiểm soát luồng thông tin và trao đổi trực tiếp nhất với những cử tri mà ông muốn nhắm tới.
"Trump hiểu rõ rằng thế giới ngoài kia là một biển thông tin, nơi luôn có những người khao khát thông tin, trong khi ông có thể tạo ra 4-5 câu chuyện một ngày nhờ Twitter", Kevin Madden, chiến lược gia đảng Cộng hòa, cho biết. "Với thực tế đó, đối thủ của ông làm sao có thể xuyên phá được, dù chỉ là một hàng rào thông tin như vậy? Ông ấy luôn là người kiểm soát nó".
Trốn thoát 3 năm, tội phạm tự "chui đầu vào rọ" theo cách không ngờ Tên tội phạm ma túy, chạy trốn suốt 3 năm, bất ngờ gọi điện cho cảnh sát và nói rằng mình bị rắn đuôi chuông cắn. Mọi chuyện sau đó diễn ra ngoài dự tính của hắn. Ryan Henry tự "chui đầu vào rọ" sau một cú điện thoại. Ảnh: Baker County Jail Tờ Daily Mail hôm 12/10 dẫn một thông báo cho...