Được thu hồi đất cho những dự án do Thủ tướng chấp thuận
Kết quả biểu quyết về luật Đất đai (sửa đổi) tại Quốc hội sáng 29/11 thể hiện, 448/473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (tương đương 89,96% tổng số đại biểu). 20 đại biểu không tán thành (chiếm 4,02%) và 5 người không biểu quyết (1%).
Với kết quả này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, Quốc hội chính thức thông qua luật.
Trước đó, Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu trình bày báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình lần sau chót đối với dự án luật. Các nội dung gây nhiều tranh luận lâu nay về thu hồi đất phục vụ dự án phát triển kinh tế – xã hội, cưỡng chế thu hồi đất, định giá đất đã được xem xét bổ sung theo góp ý của đại biểu.
Về vấn đề thu hồi đất, ông Giàu cho biết, lần tiếp thu, chỉnh lý sau cùng, tiếp tục có ý kiến đề nghị bổ sung một số trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh như xây dựng trụ sở làm việc; trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ, nhà nghỉ dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.
Nội dung này được ghi nhận, bổ sung trong các khoản 1, 8 và 10 của Điều 61.
Vấn đề thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội tiếp tục được quy định tại Điều 62 với điều kiện việc phát triển kinh tế – xã hội này vì lợi ích quốc gia, công cộng. 3 trường hợp được quy định cụ thể là thu hồi đất để thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất; các dư an do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất; cac dư an do HĐND cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất.
Đại biểu Trần Du Lịch, Lê Minh Thông, Phan Trung Lý trao đổi thêm nhiều nội dung trong giờ nghỉ (ảnh: Việt Hưng)
Trong đó, danh mục dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được liệt kê trong trường hợp dự án do Thủ tướng chấp thuận quyết định đầu tư.
Danh mục dư an xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng… có trong trường hợp dự án do HĐND cấp tỉnh chấp thuận.
Với đề nghị rà soát lại quy định về các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng nhưng khi thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất lại phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, cơ quan giải trình, tiếp thu lập luận, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập chi tiết căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của các dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định, trong đó có dự án do Quốc hội, Thủ tướng quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư. Bác bỏ ý kiến này, cơ quan giải trình đề nghị được giữ nguyên quy định như thể hiện trong bản dự thảo trình Quốc hội thông qua.
Video đang HOT
Ý kiến khác đề nghị quy định làm rõ thẩm quyền cho phép thu hồi đất nêu tại điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này để tránh tùy tiện trong thu hồi đất. Chủ nhiệm UB Kinh tế khẳng định đã tiếp thu, chỉnh lý nội dung góp ý này.
Có ý kiến đề nghị rà soát các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật, thu hồi đất trong trường hợp không có người thừa kế, người sử dụng đất trả lại đất… cho phù hợp với quy định thu hồi đất trong Hiến pháp sửa đổi đã được thông qua hôm qua.
Xem xét nội dung này, UB Thường vụ QH nhận định, Hiến pháp quy định nguyên tắc bảo hộ quyền sử dụng đất của người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Do vậy, trong trường hợp cần thiết thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì việc thu hồi đất phải được quy định trong Hiến pháp.
Đối với việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật, do chấm dứt sử dụng đất, do có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người, đây chỉ là những biện pháp hành chính của Nhà nước để thu lại quyền sử dụng đất. Các trường hợp thu hồi này không xâm phạm quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.
Quy định này đã được duy trì ổn định từ Luật đất đai 1987, Luật đất đai 1993, Luật đất đai 2003. Do vậy, theo Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, luật lần này kế thừa các quy định đó là cần thiết.
Vấn đề cưỡng chế thu hồi đất, có ý kiến đề nghị giao Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục cưỡng chế để áp dụng thống nhất trong cả nước vì đây là vấn đề phức tạp và có liên quan đến quyền và lợi ích của người dân. Nội dung này cũng được tiếp thu, bổ sung tại khoản 6 Điều 71.
Ngoài ra, cũng có đại biểu đề nghị bổ sung nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn khi thực hiện quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc. Điểm a, khoản 1 Điều 70 được thể hiện lại theo hướng này: “Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật”.
Vấn đề giá đất, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về theo dõi biến động giá đất và quy định tỷ lệ biến động giá đất thị trường để điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất. UB Thường vụ QH đồng tình với góp ý này, bổ sung nội dung theo dõi biến động giá đất vào điểm đ khoản 1 Điều 32 và chỉnh lý Điều 113 về khung giá đất theo hướng “Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng. Trong thơi gian thưc hiên khung gia đât ma giá đất phô biên trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung gia đât cho phù hợp”.
Với đề nghị bổ sung quy định về sự tham gia của cơ quan tư vấn giá đất trong Hội đồng thẩm định giá đất để đảm bảo sự khách quan, cơ quan giải trình cũng tiếp thu, bổ sung vào khoản 3 Điều 114.
Cụ thể, luật quy định “UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh co trach nhiêm giup Uy ban nhân dân câp tinh tổ chức việc xac đinh gia đât cu thê. Trong quá trình thực hiện, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể.
Việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp. Căn cứ kết quả tư vấn giá đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.
Hôi đông thâm đinh gia đât gồm: Chủ tịch Uy ban nhân dân câp tinh lam Chu tich va đại điện của cơ quan, tổ chức có liên quan, tô chưc co chưc năng tư vân đinh gia đât”.
Ngoài ra, có đại biểu đặt vấn đề cần quy định kết quả tư vấn của tổ chức tư vấn định giá đất là một trong các căn cứ để UBND cấp tỉnh quy định, quyết định giá đất. Thống nhất ý kiến này, khỏan 4 Điều 115 thể hiện lại theo hướng “Giá đất do tư vấn xác định là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, quyết định giá đất”.
Với băn khoăn về việc quy định rõ giá đất để tính bồi thường được xác định theo giá thị trường hay bảng giá đất do Nhà nước quy định, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu cho rằng, vấn đề này đã được quy định tại nhiều điều khoản trong luật. Theo đó, giá đất bồi thường là giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Tuy nhiên, khi đưa ra biểu quyết về luật Đất đai, những nội dung này không được đưa ra lấy ý kiến đại biểu mà Quốc hội tiến hành biểu quyết riêng về Điều 26 – báo đảm của nhà nước đối với người sử dụng đất; Điều 126 – đất sử dụng có thời hạn, Điều 226 – quyền chung của người sử dụng đất trước khi biểu quyết thông qua toàn bộ Luật. Các vấn đề đưa ra biểu quyết đều nhận tỷ lệ tán thành cao.
P.Thảo
Theo Dantri
Đà Nẵng: Đề xuất mọi người dân đều đóng quỹ phòng chống thiên tai
Ngày 27/11, tại Đà Nẵng, Cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão (Tổng Cục thủy lợi - Bộ NN&PTNT) đã tổ chức lấy ý kiến về Luật phòng chống thiên tai và quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng chống thiên tai.
Theo dự thảo, tất cả các tổ chức kinh tế, cá nhân sẽ phải đóng quỹ hằng năm để hỗ trợ người dân bị thiệt hại trong thiên tai, bão lũ.
Theo đó, các tổ chức kinh tế mức đóng góp bắt buộc một năm là hai phần vạn trên tổng giá trị tài sản theo báo cáo tài chính hàng năm nhưng tối thiểu 1 triệu đồng, tối đa 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quỹ phòng, chống thiên tai sẽ trợ giúp người dân khi thiên tai xảy ra
Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật về lao động với mức đóng góp: Người lao động trực tiếp trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp đóng 10.000 đồng/người/năm. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang hưởng lương đóng 1 ngày lương/người/năm. Người lao động khác đóng 30.000 đồng/người/năm.
Ngoài ra, dự thảo cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp tự nguyện cho quỹ.
Dự thảo cũng đề cập đến các đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp quỹ gồm thương binh, bệnh binh và những người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh; cha, mẹ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ.
Ngoài ra, quân nhân làm nghĩa vụ trong lực lượng vũ trang đang hưởng phụ cấp sinh hoạt phí; sinh viên, học sinh đang theo học tập trung dài hạn trong các trường ĐH, CĐ, Trung học và dạy nghề; người bị khuyết tật hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; người đang trong giai đoạn thất nghiệp hoặc không có việc làm từ 6 tháng đến 1 năm trở lên...cũng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp quỹ.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì được xem xét giảm, tạm hoãn đóng góp quỹ phòng, chống thiên tai.
Thẩm quyền miễn, giảm, tạm hoãn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định và được tiến hành mỗi năm một lần vào thời điểm giao chỉ tiêu kế hoạch thu quỹ. Trường hợp đối tượng đã đóng góp tiền vào quỹ nếu được xét miễn, giảm, tạm hoãn thì số tiền đã nộp được trừ vào số tiền đóng góp năm sau.
Nguyên tắc hoạt động của quỹ vì mục đích phi lợi nhuận. Đây là quỹ được thành lập ở cấp tỉnh, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý để sử dụng tại địa phương và trợ giúp các địa phương khác khi có thiên tai xảy ra. Tồn quỹ cuối năm được chuyển sang năm sau. Quỹ chịu sự quản lý Nhà nước về tài chính của cơ quan tài chính cùng cấp.
Theo dự thảo, Nghị định quy định về thành lập và quản lý quỹ phòng, chống thiên tai sẽ có hiệu lực từ ngày 1/5/2014 và sẽ thay thế Nghị định số 50/CP ngày 10/5/1997.
Công Bính
Theo Dantri
Quốc hội chính thức thông qua Hiến pháp sửa đổi Sáng nay (28/11), với 97,59% số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Theo Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp sửa đổi, Hiến pháp này sẽ có hiệu lực từ 1/1/2014. Các đại biểu đứng dậy vỗ tay mừng Hiến pháp được thông qua Đầu giờ sáng nay,...