Được “Tây” dạy, việc đợi sẵn, sinh viên yên tâm đi học
Giảng viên nước ngoài, nhà trường cam kết hỗ trợ kiếm việc cho sinh viên đã giúp Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất (Quảng Ngãi) thu hút nhiều thanh niên nông thôn theo học.
Phương pháp dạy mới
Những ngày qua, 2 chuyên gia người Pháp là Jean Jacques Diverchy và Francois Sanchez đã có mặt tại Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất và truyền đạt cho các giảng viên, học viên về chương trình đào tạo và hỗ trợ dạy nghề theo dự án Chính phủ Pháp đã ký kết với Bộ LĐTBXH vào năm 2015.
Theo ký kết, Chính phủ Pháp sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng chương trình dạy nghề phù hợp với nhu cầu thực tiễn tại 5 trường nghề trong nước trong thời gian từ năm 2016-2019. Và 2 lớp nghề tại Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất là một trong số này.
Số học viên theo học được thực hành trên thiết bị và phương tiện mới, hiện đại. Ảnh: C.X
Là người 15 năm dạy nghề thực tế ở Pháp, ông Jean Jacques Diverchy, bày tỏ: “Qua nghiên cứu, giữa doanh nghiệp và trường dạy nghề của Việt Nam chưa có sự liên kết. Do đó, sinh viên khi ra trường doanh nghiệp ít muốn nhận vì phải tốn công đào tạo lại mới có thể làm việc được, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao. Vì vậy chương trình đào tạo nghề đang áp dụng là theo nhu cầu của doanh nghiệp, chứ không theo chương trình có sẵn của Bộ LĐTBXH”.
Được biết, năm học 2016-2017 cũng là năm đầu tiên Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất tổ chức lớp nghề chất lượng cao theo chương trình này. Sau khi hoàn thành khóa học 3 năm, 60 sinh viên được cam kết sẽ có việc làm ngay. Bên cạnh đó, sau tốt nghiệp nếu có đủ khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, thì số học viên này hoàn toàn có thể làm việc ở các nước châu Âu.
Em Nguyễn Văn Thuyên – học viên lớp chất lượng cao Điện công nghiệp chia sẻ: “Sau một thời gian theo học, em thấy việc giảng dạy rất khoa học, ứng dụng thực tiễn rất nhiều. Không chỉ học nghề, chúng em còn được học các kỹ năng giao tiếp, quản lý tổ đội, xử lý tình huống nghề… Đây sẽ là những kiến thức làm nền tảng cơ bản để chúng em sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tốt”.
Thêm hướng đi mới cho học viên
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Tây- Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất, cho biết: “Từ năm 2016-2019, các chuyên gia người Pháp sẽ theo sát khung chương trình dạy nghề chất lượng cao tại trường để hỗ trợ. Sau thời gian hợp tác, chúng tôi sẽ mở rộng nhiều ngành nghề khác để sinh viên có nhiều cơ hội chọn lựa. Tất cả các ngành nghề này sẽ được giảng dạy theo khung năng lực châu Âu. Nếu đạt chuẩn về ngoại ngữ, cơ hội việc làm của các em sẽ còn vươn xa đến các nước khác”.
Video đang HOT
Sinh viên được học và thực hành trên các thiết bị hiện đại, có kiến thức thực tiễn nên khi ra trường có thể làm việc được ngay.
TS Tây nhận định, 60 sinh viên của 2 lớp được học và thực hành trên các thiết bị hiện đại, có kiến thức thực tiễn nên khi ra trường có thể làm việc được ngay, doanh nghiệp không phải đào tạo lại. Dù chưa kết thúc năm đầu, nhưng 60 sinh viên trường đang đào tạo theo chương trình của Pháp đã được nhiều doanh nghiệp đặt hàng gần hết. Nếu em nào ra trường không tìm được việc làm, nhà trường sẽ hoàn trả lại toàn bộ chi phí tham gia khóa học.
Theo Danviet
Thừa thầy thiếu thợ, Bộ trưởng Dung lo, Bộ trưởng Nhạ yên chí
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: "xin nhân dân ủng hộ, động viên con em tham gia học nghề để có việc làm chính đáng, đại học không phải là con đường duy nhất!".
Tại buổi chất vấn và trả lời chất vấn vào sáng 18/4 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - ông Đào Ngọc Dung, nhiều Đại biểu Quốc hội quan tâm đến vấn đề phân luồng trong giáo dục hiện nay.
Đặc biệt, tình trạng học sinh đi học nghề chưa được như mong đợi, nhiều trường nghề tuyển không đủ chỉ tiêu. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng thừa thầy thiếu thợ hiện nay.
Câu hỏi của Đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh cho rằng: "Trong điều kiện thi đại học, tuyển vào đại học rộng mở như thế này thì công tác tuyển sinh của các trường Cao đẳng, Trung cấp Nghề như thế nào?"
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tỏ ra lo lắng về đầu vào của các trường nghề (ảnh nguồn baogiaothong.vn)).
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng: "Theo chỉ thị 10 của Ban Bí thư là phấn đấu đến năm 2020 chúng ta có 30% học sinh phổ thông cơ sở vào học nghề.
Ở bậc trung học phổ thông tiếp tục có khoảng 60 - 70 % vào học nghề.
Trước tình hình, vừa qua công tác của chúng ta đã khó khăn về số lượng, bên cạnh nhiều trường chất lượng tốt tuyển sinh thừa nhưng một tỉ lệ 60 - 70% các trường nghề mới tuyển được 50 - 60% so với chỉ tiêu. Đây đã là một sự cố gắng rất lớn.
Trong thời gian tới, nhận định của chúng tôi việc thu hút học sinh vào học trường nghề ngày càng khó khăn hơn.
Chúng tôi, một mặt nâng cao chất lượng học nghề. Việc nâng cao chất lượng công khai minh bạch để hút người, hút số thanh niên vào học.
Đảm bảo làm sao việc học nghề ra trường có việc làm, có thu nhập và người học nghề có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, nhu cầu học lên thì được tiếp tục liên thông.
Và cuối cùng, nhân diễn đàn này, cũng xin báo cáo với Quốc hội, xin nhân dân ủng hộ, động viên con em tham gia học nghề để tìm được việc làm chính đáng. Đại học không phải là con đường duy nhất".
Cũng tại buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - ông Phùng Xuân Nhạ có tham gia giải trình những vấn đề liên quan mà các Đại biểu Quốc hội quan tâm, trong đó có việc phân luồng trong giáo dục hiện nay.
Đây được xem là công đoạn quan trọng để định hướng cho việc lựa chọn nghề nghiệp đối với người học hiện nay.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khá tự tin về các biện pháp phân luồng giáo dục ở bậc phổ thông hiện nay (ảnh Xuân Quang, vietnamnet.vn).
Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - ông Phùng Xuân Nhạ: "Thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội để phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Việc phân luồng, thời gian qua có sự chuyển biến tích cực. Số học sinh đã học văn hóa trong các trung tâm giáo dục thường xuyên tăng lên. Năm vừa rồi tăng 40%.
Số học sinh có nhu cầu chuyển học giáo dục nghề nghiệp không học giáo dục đại học tăng.
Theo số lượng thống kê năm 2016, hiện có dưới 50 % học sinh tốt nghiệp phổ thông có tiếp tục chọn lựa học đại học.
Như vậy, sự chuyển biến phân luồng giáo dục có sự tiếp tục tăng lên".
Bàn về các giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trình bày: "Năm 2017 đã thực hiện một số giải pháp như rà soát nguyên nhân dẫn tới phân luồng học sinh chậm. Trước hết, trách nghiệm thuôc về Bộ trưởng.
Chúng tôi sẽ tập trung nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp ở bậc phổ thông. Ngay khi học phổ thông cơ sở học sinh được tiếp cận với thị trường lao động để nâng cao nhận thức về học nghề. Đó cũng là giải pháp tạo đầu vào cho các trường nghề.
Khuyến khích các em khi tốt nghiệp phổ thông cơ sở đã có thể học nghề mà không nhất thiết tiếp tục học bậc phổ thông trung học để vào đại học.
Qua thống kê vừa rồi, đăng ký vào đại học có dấu hiệu giảm tương đối rõ. Đây là kết quả bước đầu của đổi mới giáo dục, tăng cường hướng nghiệp.
Một giải pháp nữa đó là tiến hành thắt chặt đầu vào các trường đại học để góp phần hài hòa lượng học sinh chọn học nghề và học đại học.
Đồng thời, chúng tôi có giải pháp đưa 5 trường đại học sư phạm tăng cường đào tạo giáo viên dạy nghề cho bậc phổ thông.
Chúng tôi cũng phối hợp để đào tạo dạy học liên thông nghề nghiệp với các bậc đại học và sau đại học. Mục đích là để tạo động lực cho các em từ học nghề, sau đó học lên đại học và các bậc cao hơn".
Qua việc trả lời của hai Bộ trưởng có thể thấy Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đang cảm thấy lo lắng cho việc đầu vào của các trường nghề hiện nay.
Trong khi đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tỏ ra rất tự tin về các biện pháp phân luồng mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện.
(Theo Giáo Dục)
Gắn với vùng nguyên liệu, dạy nghề phát huy hiệu quả Đây là chia sẻ được đại diện Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị đưa ra tại hội nghị công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, tổ chức cuối tháng 3 vừa qua. Thành quả lớn Trò chuyện khi đang cho 2 con bò sinh sản và một bê con ăn, ông Nguyễn Văn Sinh (47 tuổi ở thôn An...