Được sếp hứa gả con gái cho, tôi hồ hởi đi xem mặt để rồi “hóa đá” khi nhìn thấy cô ấy
Bây giờ tôi đã hiểu tại sao một nhân viên bình thường như tôi lại được sếp chọn làm con rể.
Tôi là một nhân viên kỹ thuật rất bình thường trong công ty. Thế mà tuần trước được vinh dự nói chuyện với sếp ở phòng giám đốc.
Sếp bảo trong số nhân viên công ty, tôi là người có tính cách tốt, chuyên môn giỏi. Chính vì thế sếp rất quý tôi, ông bảo năm sau sẽ đề bạt tôi làm trưởng phòng kỹ thuật.
Sau đó sếp mời tôi đi ăn trong nhà hàng sang trọng khiến tôi rất sung sướng vì nỗ lực 7 năm nay ở công ty, cuối cùng đã được sếp để mắt đến. Trong suốt bữa nhậu, sếp nói rất nhiều về cô “ con gái rượu” của ông ấy.
Sếp khen con gái hiền lành, xinh đẹp và sau này ai lấy cô ấy sẽ được thừa hưởng nửa gia tài của ông. Khi đó tôi cho rằng sếp uống rượu say, thích khoe con nên tôi chẳng để tâm. Bởi tôi biết mình chỉ là anh nhân viên quèn, đâu dám mơ tưởng đến tiểu thư con nhà giàu.
Đến khi sếp nói muốn tôi là con rể, sẽ làm mai cho tôi với con gái của ông ấy. Lời nói quá bất ngờ của sếp làm tôi rất kinh ngạc. Sếp khẳng định những điều nói ra là thật chứ không phải do rượu.
Video đang HOT
Theo mọi người tôi có nên cưới con gái sếp không? (Ảnh minh họa)
Sau buổi nhậu hôm đó, tôi quên sạch sẽ những lời sếp nói nhưng ông ấy nhớ tất cả. Tối hôm qua, sếp bảo tôi để xe máy lại công ty, lên xe ô tô về nhà ông ấy ăn bữa cơm gia đình, nhân tiện xem mắt cô con gái. Mệnh lệnh của sếp, tôi đâu dám chối.
Đúng là nhà sếp nó khác, chỗ nào cũng đẹp và sang trọng. Khi hai người đang uống nước, có một người phụ nữ với cái bụng bầu hơi nhô một chút bước ra cười chào tôi.
Sếp giới thiệu cô ấy tên Thư, là con gái sếp. Tôi tái mặt, ú ớ mà không biết phải diễn đạt thế nào với cái bụng của cô ấy. Dường như sếp đã hiểu được ý của tôi nên nói luôn là Thư yêu một anh chàng đào mỏ. Đục khoét của nhà sếp rất nhiều tiền để nuôi người con gái khác, đến khi Thư chia tay rồi mới biết mang bầu.
Sếp không muốn con gái qua lại với kẻ sở khanh đó nên bảo sẽ tìm cho Thư một người đàn ông tốt. Chính vì vậy sếp đã ngắm trúng tôi.
Chưa kịp nói gì, sếp đã bảo nếu tôi là con rể, ông ấy sẽ thăng chức và ngày cưới sẽ cho tôi đứng tên một ngôi nhà 2 tầng. Những lời hứa hẹn của sếp quá hấp dẫn, ai mà chẳng mong muốn. Nhưng khi nhìn lại cô con gái đang bụng bầu của sếp mà tôi lại tần ngần đắn đo.
Theo mọi người tôi có nên cưới con gái sếp không?
(khackiet…@gmail.com)
Mẹ hoảng hốt trước những thay đổi của con gái 17 tuổi
Bà mẹ gần 50 tuổi đang gặp vấn đề trong việc dạy dỗ và giao tiếp với con gái 17 tuổi.
Ảnh minh họa.
Cô kể, cuộc đời cô đã từng trải qua biết bao đắng cay, bon chen ở đời. Biết quá nhiều chuyện, hiểu quá nhiều điều nên thấy phía trước, tương lai của các con sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không cố gắng ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. Thế nhưng càng nói, con gái của cô lại càng chống đối.
Con gái cô năm nay bước vào lớp 11, đua đòi và thể hiện ra là một đứa ăn chơi. Bố mẹ chỉ là công chức bình thường, lương ba cọc ba đồng nhưng nếu nhìn vào cách sống của nó, có lẽ ai cũng nghĩ nó là "rich kid". Mới tí tuổi đầu đã tô son đậm khi đi học, nói dối đi học thêm nhưng lại lấy tiền đó để hẹn hò với bạn bè, trốn học đi cà phê... Cô tình cờ bắt gặp một lần con hẹn bạn trai tại quán cà phê, bắt ngay tại trận mà khi về, nó vẫn cãi ra vẻ oan uổng lắm. Tức giận, cô đã tát con một cái. Lúc đó cô rất hối hận nhưng vì quá giận nên cô không xin lỗi con.
Cô lấy chồng muộn nên có con cũng khá muộn. Có lẽ vì hơn con nhiều tuổi nên cách suy nghĩ và lối sống của cô quá khác con. Trải qua cuộc sống từ khi không có gì trong tay, làm việc gì cũng bị bắt nạt, phải tự mình vươn lên, nên cô hiểu các kĩ năng trong công việc quan trọng đến nhường nào. Cô rất buồn vì mình thương con, lo lắng cho con mà con không hiểu.
Con cái nhà người ta, mới vào cấp 3 đã hướng tới sẽ làm công việc gì, tập trung vào học hành, giúp bố giúp mẹ việc nhà... Còn con gái mình, học thì dốt, lại còn lười, chỉ chăm chăm vào làm đẹp, đòi mua quần áo, mỹ phẩm... Nếu cô cấm sử dụng, nó sẽ xin người khác và lén lút dùng sau khi đã ra khỏi nhà. Cô cảm thấy vô cùng bất lực. Mỗi lần cô nói chuyện, phân tích cho con hiểu thì con gái đều bất mãn không nghe: "Mẹ thì hiểu gì, bây giờ đứa nào cũng vậy!", "Mẹ không hiểu con, con không muốn nói chuyện với mẹ"...
Cô còn kể, hôm trước dọn phòng, cô thấy có điếu thuốc lá rơi trong phòng của con. Cô đã rất hoảng hốt. Ngay lập tức cô gọi điện nhưng con gái không nghe máy. Cô nhắn tin rất dài, nói về suy nghĩ của mình, cả phẫn nộ, tức giận, lẫn mệt mỏi, dằn vặt... gửi cho con gái. Thấy con đọc xong nhưng không trả lời, cô cảm thấy rất suy sụp, không biết mình đã làm sai ở đâu.
Thật lòng, cô muốn một lần có thể tâm sự cùng với con gái nhưng không hiểu sao, mọi câu chuyện luôn bắt đầu bằng mắng chửi và kết thúc bằng cãi vã. Giống như việc "điếu thuốc lá", cô đã dặn lòng phải bình tĩnh nhưng ngay khi thấy con gái về tới nhà, cô đã lôi nó vào phòng quát mắng, dò hỏi và kết quả cuối cùng là nó đóng sập cửa lại: "Mẹ không bao giờ chịu hiểu và tin con".
Ngày xưa cô đâu có vậy, bố mẹ thậm chí còn chẳng có thời gian quan tâm xem cô học hành như thế nào vì còn vất vả kiếm tiền. Vậy mà cô vẫn học tốt, đi làm và tự tin trong cuộc sống. Bao kinh nghiệm cuộc đời, cô muốn truyền lại cho con, vậy mà nó lại bất mãn không chịu nghe, chịu hiểu.
Thanh Tâm khẳng định với người mẹ ấy một điều, tình yêu của cha mẹ bao la và luôn muốn dành những điều tốt nhất cho con cái. Tuy nhiên, cách "dành" như thế nào thì không phải ai cũng đã làm đúng. Theo cách chia sẻ của cô, Thanh Tâm cảm thấy con gái cô đang cần sự tin tưởng và lắng nghe. Việc cô tát con ở quán cà phê trước mặt bạn của con, việc cô chưa hỏi rõ ngọn ngành đã tức tối mắng chửi về điếu thuốc lá... và ngay cả cách cô chia sẻ việc con vừa học dốt lại lười biếng, không năng động... thể hiện một điều: Cô không tin tưởng con và dành cho con một khoảng thời gian để học cách trưởng thành.
Cô đã có rất nhiều bài học nhưng cô đã gần 50 tuổi, còn con chưa đủ 18 tuổi... Cô không thể tham vọng con sẽ hiểu hết mọi thứ ngay lập tức. Thanh Tâm nghĩ, trong tình huống này, trước khi muốn làm thầy của con, trước hết cô hãy trở thành người bạn của con, lắng nghe mong muốn và nguyện vọng để hiểu con gái muốn gì. Điều đó sẽ giúp cả 2 hiểu và chia sẻ với nhau nhiều hơn.
Vừa sang tới cổng đã thấy con gái bị chồng mắng "ăn hại", bố vợ lập tức có màn ra tay dạy rể khiến ai cũng bất ngờ "Cứ thấy bố mẹ vợ sang chơi là anh chê vợ lười, vợ vụng. Trong khi em đi làm quần quật cả ngày về còn phải cắm cổ lo cơm nước nhà cửa, chăm con...", người vợ kể. Không phải vô cớ mà phụ nữ thường hay than rằng chồng mình trước và sau cưới khác xa nhau. Tất cả đều nằm ở...