Được quản lý 22 sân bay, ‘mở đường’ cho ACV chuyển niêm yết sang HoSE?
ACV được phê duyệt cơ chế pháp lý quản lý, khai thác tài sản khu bay, điều này liệu có mở đường cho ACV chuyển niêm yết sang sàn HoSE?
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2007/QĐ-TTg, ngày 07/12/2020, phê duyệt cơ chế pháp lý giao Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) quản lý và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không (22 sân bay) do Nhà nước đầu tư – bao gồm cả đường băng – đến hết năm 2025 trong khi quyền sở hữu đường băng tiếp tục thuộc về Chính phủ.
Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải sẽ giám sát việc quản lý và khai thác của ACV đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư. Ngoài ra, Quyết định này cho phép ACV sử dụng nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không để hỗ trợ các chi phí cần thiết như bảo trì và sửa chữa các tài sản này.
Trong thời gian Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 7/12/2020 đến ngày 31/12/2025, Chính phủ đã giao Bộ GTVT phối hợp với các bộ ngành liên quan để xác định giá trị tài sản kết cấu hạ tầng hàng không, giao ACV quản lý và khai thác theo phương thức tính sở hữu cổ phần Nhà nước tại ACV.
Được biết, hệ thống tài sản khu bay thuộc sở hữu Nhà nước mà ACV đang quản lý, bao gồm đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, hệ thống hỗ trợ hạ cánh … được định giá ở mức 8.550 tỷ đồng. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng được giao khai thác lượng vật tư thiết bị dự phòng trị giá 2.785 tỷ đồng, hệ thống khí tượng hơn 380 tỷ đồng.
Video đang HOT
Cụ thể, báo cáo tài chính 2019, đơn vị kiểm toán nhấn mạnh, ACV vẫn tiếp tục quản lý và khai thác các tài sản khu bay và thực hiện công tác duy tu sửa chữa, bảo dưỡng, đầu tư tài sản khu bay.
Trong thừoi gian chờ cấp có thẩm quyền ban hành quy định hướng dẫn về cơ chế quản lý, khai thác về chế độ hạch toán kế toán đối với tài sản khu bay, ACV theo dõi riêng các khoản tài sản, chi phí, doanh thu từ hoạt động quản lý và khai thác khu bay trên các khoản mục phải thu khác và phải trả khác trên bảng cân đối kế toán. Việc điều chỉnh số liệu các khoản liên quan đến hoạt động khu bay (nếu có) sẽ được thực hiện theo quyết định, quy định hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.
Theo Chứng khoán Bản Việt (VCSC), khi cơ chế pháp lý đã được Chính phủ phê duyệt, VCSC kỳ vọng kiểm toán sẽ loại bỏ một trong những “vấn đề nhấn mạnh” trong báo cáo kiểm toán của ACV, điều này sẽ mở đường cho ACV chuyển sang giao dịch trên sàn HOSE.
Hiện ACV đang giao dịch trên UPCoM với giá 73.300 đồng/cp chốt phiên ngày 8/12, tăng hơn 28% trong vòng 3 tháng qua; khối lượng giao dịch bình quân khá thấp chỉ hơn 278.000 đơn vị mỗi phiên.
Trong khi đó, hiện Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất của ACV với tỷ lệ sở hưu 95,4% vốn tại thời điểm cuối năm 2019.
Tập đoàn Pan (PAN): Quý III/2020 doanh thu đạt 2.670,1 tỷ đồng, tăng 34,7%
Công ty cổ phần Tập đoàn Pan (Mã chứng khoán: PAN - sàn HOSE) công bố báo cáo tài chính quý III/2020.
Theo đó, trong quý III/2020, Tập đoàn Pan ghi nhận doanh thu đạt 2.670,1 tỷ đồng, tăng 34,7% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 83,3 tỷ đồng, bằng 72,4% thực hiện trong quý III/2019. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm nhẹ từ 18,4% về còn 15,9%.
Doanh nghiệp thuyết minh trong quý III/2020 doanh thu tăng do sự tăng trưởng trong doanh thu mảng giống cây trồng, gạo đóng gói và tôm xuất khẩu, khi nhu cầu thực phẩm tăng cao tại thời điểm quý III/2020. Ngoài ra, trong kỳ cũng là quý cao điểm bán hàng mảng giống cây trồng cho vụ Đông Xuân tại vùng trọng điểm Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Mặc dù vậy, lợi nhuận bằng 72,4% thực hiện cùng kỳ năm 2019 do chi phí đầu vào, chi phí nuôi trồng thủy sản cũng như chi phí bán hàng tăng cao do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 5.791,8 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 178,1 tỷ đồng, bằng 60,6% thực hiện năm 2019. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm doanh nghiệp hoàn thành được 58,4% kế hoạch lợi nhuận.
Được biết, trong năm 2020 Tập đoàn Pan đặt kế hoạch doanh thu là 7.918 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 305 tỷ đồng.
Tính tới 30/09/2020, tổng tài sản của Tập đoàn Pan tăng 26,7% lên 13.633,5 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 4.962 tỷ đồng, chiếm 36,4% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 3.572,1 tỷ đồng, chiếm 26,2% tổng tài sản; tồn kho đạt 1.957,1 tỷ đồng, chiếm 14,4% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 1.434,3 tỷ đồng, chiếm 10,5% tổng tài sản.
Trong kỳ, tồn kho và khoản phải thu ngắn hạn tăng 54,2% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1.192,4 tỷ đồng lên 3.391,4 tỷ đồng. Chính vì khoản phải thu và tồn kho tăng mạnh trong kỳ dẫn tới dòng tiền âm trong 9 tháng đầu năm.
Bên cạnh đó, trong 9 tháng đầu năm, tổng vay nợ ngắn hạn và dài hạn tăng thêm 85,2% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 2.631,6 tỷ đồng lên 5.720,9 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm, tỷ lệ nợ vay ngắn hạn và dài hạn trên tổng nguồn vốn tăng từ 28,7% lên 42%.
Mặc dù vậy, doanh nghiệp dự kiến trong quý IV/2020, ngoài sự ổn định của mảng giống cây trồng, gạo, tôm xuất khẩu, mảng kinh doanh bánh kẹo cũng sẽ hồi phục mạnh mẽ do nhu cầu tiêu dùng quay trở lại và chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/10, cổ phiếu PAN tăng 50 đồng lên 18.500 đồng/cổ phiếu.
Sabeco (SAB): 9 tháng đầu năm doanh thu đạt 20.096 tỷ đồng, giảm 29% Tổng Công ty cổ phần Bia - Rư ợu - Nước giải khát Sài Gòn (Mã chứng khoán: SAB - sàn HOSE) công bố báo cáo tài chính quý III/2020. Theo đó, trong quý III/2020 doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 8.052 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 1.470 tỷ đồng, lần lượt giảm 17% và tăng nhẹ 1% so với...