Dược phẩm CPC1 Hà Nội (DTP) muốn phát hành thêm 4 triệu cổ phiếu để tăng vốn
Hội đồng quản trị CTCP Dược phẩm CPC1 Hà Nội (mã chứng khoán DTP – UPCoM) vừa trình cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ năm 2020.
Theo đó, DTP dự kiến sẽ phát hành hơn 4 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu trong quý IV/2020 sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của doanh nghiệp sẽ tăng thêm hơn 40 tỷ đồng, lên 162,3 tỷ đồng.
Giá phát hành được Hội đồng quản trị Công ty đề xuất là 11.000/cổ phiếu, ước tính số tiền thu được là gần 45 tỷ đồng. Tỷ lệ phát hành là 3:1, tức cổ đông hiện hữu sở hữu 3 cổ phiếu sẽ được mua 1 cổ phiếu phát hành thêm.
Tổng số tiền dự kiến huy động được từ đợt chào bán sẽ được sử dụng để đầu tư máy móc thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất của Công ty trong giai đoạn 2020 – 2025.
DTP đăng ký giao dịch trên UPCoM từ ngày 18/6/2020 với giá tham chiếu 23.000 đồng/cổ phiếu. Sau gần 4 tháng, cổ phiếu DTP đã tăng gần 40% và hiện đang giao dịch ở mức giá 32.000 đồng/cổ phiếu (chốt phiên 5/10/2020). Khối lượng khớp lệnh bình quân 10 phiên gần đây đạt 580 đơn vị/phiên.
Trước đó, hồi cuối năm 2019, DTP từng bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính số tiền 350 triệu đồng vì chậm trễ lên sàn.
Về kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2020, DTP đạt gần 231 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 45 tỷ đồng, giảm 4,6% so với cùng kỳ.
Năm 2020, DTP đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 550 tỷ đồng và lãi ròng đạt 114 tỷ đồng, lần lượt tăng 24% và 22,4% so với thực hiện năm 2019. Sau nửa đầu năm, doanh nghiệp đã hoàn thành 42% chỉ tiêu doanh thu và 39% chỉ tiêu lợi nhuận.
Video đang HOT
Dược phẩm CPC1 Hà Nội thành lập ngày 5/8/2009 với vốn điều lệ 2 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh chính của công ty là sản xuất thuốc, hóa dược phẩm và dược liệu. Giai đoạn từ tháng 8/2009 đến tháng 5/2016, công ty trải qua 4 lần tăng vốn điều lệ lên 121,7 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu thưởng và ESOP.
Về cơ cấu cổ đông, DTP gồm 6 cổ đông lớn nắm giữ tổng 80,19% vốn điều lệ. Trong đó, CTCP Dược phẩm Trung ương CPC1 sở hữu 16,43% vốn cổ phẩn là cổ đông tổ chức duy nhất.
Giao dịch chứng khoán chiều 20/4: Dòng tiền chảy mạnh, hàng loạt nhóm ngành bùng nổ
Dòng tiền trong nước tiếp tục chảy mạnh đã tiếp sức cho đà tăng của thị trường. Trong đó, bên cạnh các nhóm cổ phiếu nhưng hàng không, phân bón tăng mạnh, bia đua nhau tăng trần, dòng P cũng có phiên giao dịch ấn tượng bất chấp giá dầu thô rơi xuống đáy 21 năm.
Mặc dù áp lực chốt lời xuất hiện khiến thị trường có những nhịp rung lắc nhưng dòng tiền nội hoạt động mạnh đã giúp thị trường nhanh chóng lấy lại đà tăng. Tuy nhiên, với diễn biến phân hóa của nhóm cổ phiếu lớn khiến thị trường không thể tiến xa.
Bước vào phiên giao dịch chiều, lực cầu tiếp tục giao dịch tích cực giúp thị trường nới rộng biên độ tăng. Tuy nhiên, không nằm ngoài dự đoán về xu hướng thị trường khi tiến vào vùng kháng cự mạnh 800 điểm, chỉ số VN-Index chỉ đi được quãng đường ngắn rồi hạ nhiệt.
Trong đó, cặp đôi lớn nhóm cổ phiếu bia tiếp tục tỏa sáng khi cả 2 cùng kéo trần thành công. Cụ thể, SAB 7% lên 176.900 đồng/CP và tính trong hơn nửa tháng qua đã tăng tới 43,82%; còn BHN 6,9% lên 57.700 đồng/CP và khớp 55.000 đơn vị.
Bên cạnh đó, dù giá dầu thô rơi xuống mức thấp nhất trong hơn 2 thập kỷ do lo ngại thiếu hụt nơi dự trữ dầu thô sau khi việc cắt giảm sản lượng vừa qua là không đủ để bù đắp cho nhu cầu toàn cầu đang bị sụt giảm mạnh, nhưng nhóm cổ phiếu dầu khí trong nước hôm nay giao dịch khá ấn tượng.
Cụ thể GAS 1,6% lên 68.800 đồng/CP, PLX 6% lên 43.900 đồng/CP, PVT tiếp tục có phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp với 6,8% lên 11.000 đồng/CP, PVD 6,6% lên mức giá trần 10.450 đồng/CP. Trong đó, PVD có khối lượng khớp lệnh sôi động với 12,18 triệu đơn vị được khớp lệnh và dư mua trần gần nửa triệu đơn vị.
Không chỉ nhóm cổ phiếu dầu khí, trong phiên hôm nay nhiều các nhóm ngành khác như phân bón và hóa chất với DPM, DCM; cổ phiếu bia với SAB và BHN; hàng không có HVN, MAS tăng trần, hay các mã khác trong ngành hàng không như ACV, NCS, NCT, SAS... cũng tăng vọt.
Ngoài ra, trong nhóm bluechip, một số mã lớn cũng giữ được đà tăng nhẹ như VNM, FPT, HPG, VIC, VCB với mức tăng chủ yếu chưa tới 1%, ngoại trừ HPG 2,42% lên 21.200 đồng/CP.
Trái lại, hầu hết các cổ phiếu bluechip mất điểm cũng trong biên độ hẹp trên dưới 1% như BID, CTG, BVH, TCB, VRE..., ngoại trừ MSN, MBB, VPB có mức giảm hơn 2%.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, ITA vẫn dẫn đầu thanh khoản trên sàn HOSE với 22,43 triệu đơn vị được khớp lệnh và với lực cầu nội giao dịch sôi động, kết phiên ITA đã tăng lên mức giá trần 2.350 đồng/CP, dư mua trần gần 1,5 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, cổ phiếu DBC sau chuỗi ngày dài tăng vọt với 9 phiên giao dịch tăng 63,74%, đã quay đầu giảm mạnh do gặp áp lực bán chốt lời. Hiện DBC -7% xuống mức giá sàn 26.050 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh hơn 7 triệu đơn vị và dư bán sàn hơn 0,14 triệu đơn vị.
Đóng cửa, sàn HOSE có 212 mã tăng và 154 mã giảm, VN-Index tăng 5,37 điểm ( 0,68%), lên 794,97 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 336 triệu đơn vị, giá trị 5.191,88 tỷ đồng, tăng 8,44% về khối lượng nhưng giảm nhẹ 3,39% về giá trị so với phiên cuối tuần trước (17/4). Giao dịch thỏa thuận đóng góp 31,46 triệu đơn vị, giá trị 829,49 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, thị trường đã hồi phục ngay khi bước vào phiên giao dịch chiều, tuy nhiên, áp lực bán thường trực đã nhanh chóng khiến HNX-Index thoái lui và dần nới rộng biên độ giảm về cuối phiên.
Đóng cửa, sàn HNX có 98 mã tăng và 70 mã giảm, HNX-Index giảm 0,78 điểm (-0,71%), xuống 109,68 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 67,8 triệu đơn vị, giá trị 625,23 tỷ đồng, tăng 32,29% về lượng và 14,59% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 4,35 triệu đơn vị, giá trị hơn 69 tỷ đồng.
Các cổ phiếu trong họ P cũng giao dịch khởi sắc với PVB duy trì sắc tím khi 9,7% lên 14.700 đồng/Cp, PVS 5,7% lên 12.900 đồng/Cp, PVC 7,7% lên 5.600 đồng/CP. Trong đó, PVS có khối lượng khớp lệnh hơn 10,1 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản trên sàn HNX.
Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu ngân hàng tạo lực cản lớn nhất cho thị trường khi ACB -1,4% xuống 20.700 đồng/CP, NVB -2,4% xuống 8.000 đồng/Cp, SHB -3,3% xuống 17.400 đồng/CP.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, hàng loạt ma HUT, KLF, TIG, HKB, ACM, DST, MPT... đều kết phiên trong sắc tím.
Trên UPCoM, thị trường vẫn duy trì đà tăng điểm ổn định.
Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,48 điểm ( 0,93%), lên 52,64 điểm với 122 mã tăng và 74 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 26,8 triệu đơn vị, giá trị 260,26 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,71 triệu đơn vị, giá trị 45,57 tỷ đồng.
Trong khi BSR hạ độ cao khi chỉ còn 1,6% lên 6.300 đồng/CP, thì OIL vẫn bảo toàn sắc tím. Phiên hôm nay, BSR vẫn dẫn đầu thanh khoản thị trường UPCoM với hơn 9,75 triệu đơn vị được giao dịch thành công, tiếp theo đó là OIL khớp 3,88 triệu đơn vị.
Cặp đôi cổ phiếu ngân hàng là LPB và VIB trên UPCoM cũng giao dịch không mấy tích cực khi LPB -2,7% xuống 7.100 đồng/CP và khớp gần 3,6 triệu đơn vị, còn VIB đứng giá tham chiếu 14.800 đồng/CP và khớp 1,31 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều quay đầu điều chỉnh, trong đó hợp đồng đáo hạn gần nhất ngày 21/5 là VN30F02005 đã ghi nhận mức giảm 0,9% xuống 710 điểm, với khối lượng khớp lệnh 159.470 đơn vị, khối lượng mở hơn 22.820 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, có 13 mã tăng, 11 mã đứng giá và 31 mã giảm, trong đó CSTB2001 được mua bán sang tay khối lượng cao nhất với 54.022 đơn vị, nhưng kết phiên giảm 13,56% xuống 510 đồng/CP
T. Thúy
Hai cổ phiếu của bầu Đức bị kiểm soát, cảnh báo Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM vừa đưa 2 cổ phiếu của bầu Đức vào diện kiểm soát, cảnh cáo. Theo đó, cổ phiếu của Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, HoSE: HNG) sẽ bị đưa vào diện kiểm soát kể từ 23/4/2020. HNG sẽ bị hạn chế về thời gian giao dịch (chỉ được...