Được nhập khẩu phế liệu sắt, thép, nhựa, xỉ hạt lò cao làm nguyên liệu sản xuất
Đó là một số nội dung có trong Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm Quyết định số 28/2020 vừa được Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký ban hành.
Ảnh: Ng.Nga
Theo đó, các phế liệu sắt, thép như phế liệu và mảnh vụn của gang; mảnh vụn của thép hợp kim bằng thép không gỉ; phế liệu và mảnh vụn của sắt hoặc thép tráng thiếc…
Thứ 2 là phế liệu nhựa gồm mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme etylen (PE) dạng xốp, không cứng; mẩu vụn của nhựa từ PE; mẩu vụn của nhựa từ polyme styren…
Video đang HOT
Thứ 3 là nhóm phế liệu giấy gồm giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa) như giấy kaft hoặc bìa kaft hoặc giấy hoặc bìa sóng, chưa tẩy trắng; giấy loại hoặc giấy bìa phế liệu và vụn thừa như giấy hoặc bìa khác đã được làm chủ yếu bằng bột giấy thu được từ quá trình hóa học đã tẩy trắng, chưa nhuộm màu toàn bộ…
Ngoài ra, các loại phế liệu thủy tinh, phế liệu kim loại màu (nhôm, kẽm, thiếc…) dùng làm nguyên liệu sản xuất cũng được nhập khẩu.
Đặc biệt, với 2 nhóm hàng phế liệu giấy bìa loại vụn thừa chưa phân loại và xỉ hạt từ công nghiệp luyện sắt thép, gang… theo quyết định này chỉ được nhập khẩu đến hết ngày 31.12.2021.
Quyết định 28 cũng có điều khoản chuyển tiếp, các loại phế liệu được nhập khẩu từ nước ngoài theo giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật được tiếp tục nhập khẩu đến hết hiệu lực của giấy xác nhận.
Giãn lộ trình siết vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thêm 1 năm
Ngân hàng Nhà nước chính thức giãn lộ trình siết tỷ lệ vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn tại các tổ chức tín dụng thêm 1 năm, tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng vay vốn vượt khó trong dịch COVID-19.
Ảnh minh họa. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 08/2020/TT-NHNN sửa đổi một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, lộ trình tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn sẽ được lùi thêm 1 năm so với quy định trước đây.
Cụ thể, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn hiện là 40% sẽ áp dụng đến 30/9/2021; từ ngày 1/10/2021 đến ngày 30/9/2022 giảm về 37%; từ ngày 1/10/2022 đến ngày 30/9/2023 giảm về 34%. Kể từ ngày 1/10/2023 trở đi, tỷ lệ tối đa cần tuân thủ là 30%.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra hai phương án giãn lộ trình. Phương án 1 là giãn 6 tháng, phương án 2 là giãn 1 năm. Như vậy, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định chọn phương án 2 của dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN lấy ý kiến trước đó.
Theo cơ quan soạn thảo, dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới khiến các ngành thương mại, du lịch, vận tải và xuất nhập khẩu tiếp tục gặp khó khăn... Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt động.
Bên cạnh đó, áp lực kiểm soát lạm phát, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Do đó, việc xem xét lùi lộ trình đối với tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là cần thiết, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng hỗ trợ tốt hơn với khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch....
Ngoài ra, việc giãn lộ trình siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cũng nhằm bảo đảm cho các chính sách ưu đãi lãi suất, duy trì dư nợ trung dài hạn ổn định cho khách hàng.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/10./.
Thị trường ngày 28/7: Giá vàng cao nhất mọi thời đại, dầu Brent tăng 7% Căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ - Trung tiếp tục leo thang khiến các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn an toàn đẩy vàng lên mức cao kỷ lục, bạc cao nhất 7 năm. Dầu cũng tăng bởi hy vọng các biện pháp kích thích kinh tế của Mỹ. Dầu tăng bởi hy vọng vào biện...