Được người khác thuê chặt chân tay, có bị xử lý hình sự?
Theo luật sư, hành vi này có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích, tuy nhiên việc khởi tố thì lại phụ thuộc vào bị hại có đơn yêu cầu hay không.
Liên quanđến vụ việc chị LTN (30 tuổi, trú huyện Phúc Thọ, Hà Nội) tự thuê người chặt chân, tay của mình nhằm yêu cầu bảo hiểm bồi thường hơn 3 tỉ đồng gây chấn động dư luận, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Lý do là bởi hành vi của chị N. có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên mục đích chưa thành.
Bên cạnh việc có khởi tố vụ án hay không, một vấn đề khác đang được rất nhiều người quan tâm đó là DVD, người được chị N. thuê chặt chân, tay với giá 50 triệu đồng, sẽ bị xử lý ra sao?
Trả lời câu hỏi này với Pháp Luật TP.HCM, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng hành vi của D. có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích, tuy nhiên việc khởi tố thì lại phụ thuộc vào bị hại có đơn yêu cầu hay không.
Theo luật sư này, dù được chị N. đồng thuận và thuê tiền thì hành vi của D. vẫn có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, theo Điều 104 BLHS. “Đây là lỗi cố ý trực tiếp, D. buộc phải nhận thức hành vi dùng dao tác động vào chân, tay người khác là trái pháp luật” – luật sư Thơm phân tích.
Chân và tay của chị N. đã bị chặt đứt. Ảnh: CAND
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc xử lý đối tượng D. lại phải theo quy định pháp luật. Cụ thể, nếu Công an quận Bắc Từ Liêm khởi tố về hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại (theo Điều 105 BLTTHS).
Nghĩa là chị N. hoặc người đại diện hợp pháp phải có đơn yêu cầu khởi tố D. Tiếp đó, chị N. phải đi giám định để các cơ quan chuyên môn xác định tỉ lệ thương tật theo quy định của pháp luật. Sau khi giám định thì tỉ lệ thương tật của chị N. sẽ là căn cứ xử lý đối tượng theo quy định.
“Những vụ án về các tội phạm như trường hợp này chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại” – luật sư Thơm cho hay.
Vị luật sư cũng phân tích thêm trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ. Chỉ trong trường hợp có căn cứ xác định việc rút yêu cầu khởi tố là trái với ý muốn của người yêu cầu khởi tố (do bị ép buộc, cưỡng bức) thì các cơ quan tố tụng vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Ngược lại, người bị hại khi đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp việc rút yêu cầu là do bị ép buộc, cưỡng bức.
Chia sẻ thêm về hành vi thuê người chặt chân, tay của mình nhằm trục lợi hơn 3 tỉ đồng từ bảo hiểm của chị LTN, luật sư Thơm cho rằng dù không khởi tố vụ án hình sự nhưng cơ quan chức năng có thể xử phạt hành chính đối với chị N. về hành vi báo tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Nghị định 167/2013.
TUYẾN PHAN
Theo PLO
Cơ quan tố tụng vào cuộc vụ thua lỗ gần 3.300 ở PVC
Dưới thời ông Trịnh Xuân Thanh làm lãnh đạo, PVC chìm trong thua lỗ và nhiều cá nhân thuộc PVC đã bị kỷ luật và xử lý hình sự.
Năm 2007, ông Trịnh Xuân Thanh được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam điều về làm Phó tổng giám đốc Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), đến năm 2009 được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT PVC.
Báo cáo của Ban kiểm soát tại Hội đồng cổ đông thường niên của PVC năm 2014 cho biết năm 2013 PVC thua lỗ hơn 2.220 tỷ đồng, trong đó riêng công ty mẹ lỗ trên 1.900 tỷ đồng. Trong năm 2013, hoạt động sản xuất kinh doanh tại các công ty con của PVC gặp rất nhiều khó khăn, nhiều đơn vị gần như không có việc làm.
Dưới thời điều hành của Chủ tịch Trịnh Xuân Thanh, PVC sử dụng phần vốn điều lệ đáng kể đầu tư góp vốn vào các công ty con, công ty liên kết. Tuy nhiên, các đơn vị này bộc lộ sự yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến tình trạng thua lỗ. Riêng năm 2012, một số dự án trọng điểm bị ngừng, giãn tiến độ hoặc vướng mắc chưa triển khai được khiến PVC thua lỗ hơn 1.840 tỷ đồng.
Thanh tra Chính phủ phát hiện trong năm 2011 tại nhiều công trình, dự án lớn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PVC được tham gia thực hiện với tư cách tổng thầu hoặc nhà thầu lớn. Nhưng sau khi nhận công trình, PVC lại chỉ định cho các công ty con hoặc bán thầu cho doanh nghiệp bên ngoài thi công. Thanh tra Chính phủ chỉ ra, việc lãnh đạo PVC thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế đã để lại hậu quả lớn cho PVC cũng như ngân sách nhà nước.
Theo các báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thanh tra Chính phủ và kiểm toán, trong giai đoạn năm 2011 đến năm 2013, PVC đã để xảy ra thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng.
Ông Trịnh Xuân Thanh khi đương chức.
Dưới thời ông Trịnh Xuân Thanh làm lãnh đạo, nhiều cá nhân thuộc PVC đã bị kỷ luật và xử lý hình sự. Đơn cử là vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (PVC-ME).
Năm 2009, ông Trịnh Xuân Thanh và các thành viên HĐQT PVC chủ trương thành lập PVC-ME với số vốn điều lệ 500 tỷ đồng, trong đó PVC giữ vị trí cổ đông sáng lập với tỷ lệ góp vốn 40% và giao ông Trịnh Văn Thảo làm giám đốc. PVC-ME với hoạt động chính là xây dựng hạ tầng, làm nền móng, gia công cơ khí.
Do năng lực yếu kém, PVC-ME chỉ nhận công trình sau đó thuê nhà thầu phụ thi công để "ăn phần trăm" nên đã xảy ra hàng loạt bê bối.
Ngày 11/8/2015, TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ án cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại PVC-ME. Trong 15 người bị truy tố có 13 bị cáo thuộc PVC-ME gồm: Vũ Duy Thành (chủ tịch HĐQT PVC-ME), Trần Xuân Tình (phó giám đốc PVC-ME), Bùi Trọng Chinh (phó giám đốc), Đinh Bá Lượng (kế toán trưởng), Phạm Thị Hải Hà (thủ quỹ)...
Cơ quan tố tụng xác định PVC-ME đã lập quỹ trái phép hơn 85 tỷ đồng để sử dụng cho hoạt động đối ngoại, tiếp khách. Hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho PVC-ME gần 47 tỷ đồng, gây thiệt hại ngân sách hơn 1,1 tỷ đồng và gây thiệt hại tới một doanh nghiệp khác 4 tỷ đồng. HĐXX tuyên phạt Bùi Trọng Chinh 15 năm tù, các bị cáo còn lại từ 3 đến 11 năm tù và một bị cáo hưởng án treo. Riêng Trịnh Văn Thảo đang bị truy nã quốc tế.
Theo kết luận của các cơ quan chức năng, đến năm 2012, tại PVC-ME đã để xảy ra thua lỗ với khoản tiền hơn 576 tỷ đồng, dẫn đến mất toàn bộ vốn chủ sở hữu, chưa kể những khoản nợ khổng lồ lên tới hàng trăm tỉ đồng. Thua lỗ thất thoát tại PVC-ME đã cộng thêm phần tiêu cực vào việc thua lỗ hơn 3.300 tỷ đồng tại PVC.Đến đầu tháng 2/2016, vụ án được TAND Tối cao tại TPHà Nội xử phúc thẩm.
Mặc dù PVC và nhiều đơn vị thành viên hoặc liên doanh thua lỗ lớn, thất thoát tài sản nhưng ông Trịnh Xuân Thanh vẫn được bổ nhiệm giữ các chức vụ cao hơn. Đến đầu tháng 7/2016, sau khi có chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì vai trò, trách nhiệm của ông Trịnh Xuân Thanh mới được đặt ra... Hiện, sự việc đang được điều tra.
Theo Công an nhân dân
Hôm nay, hoa hậu quý bà lừa đảo hầu tòa Ngày 21-7, TAND TP.HCM mở phiên xử sơ thẩm vụ Trương Thị Tuyết Nga (hoa hậu quý bà, 55 tuổi, nguyên tổng giám đốc Công ty TNHH BV Đa khoa Quốc tế Vũ Anh, nguyên giám đốc Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Vũ Lan) lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tháng trước phiên xử này được hoãn, dời đến nay do...