Được mệnh danh là “người chim”, người đàn ông này đã làm việc không thể tin nổi trong suốt 17 năm
Đều đặn mỗi ngày, trang trại của người đàn ông Ấn Độ đón khoảng 2.500 đến 3.000 con vẹt và chim sẻ đến tìm thức ăn và chỗ trú ẩn.
Câu chuyện này bắt đầu từ năm 2000 ở quận Junagadh, bang Gujarat (Ấn Độ), khi Harsukh Bhai Dobariya bị gãy chân. Ông phải nằm trên giường cả ngày và cảm thấy nhàm chán.
Một hôm, người hàng xóm đến mua những hạt kê của gia đình ông, ông đã nảy sinh ra ý tưởng rắc những hạt kê trên ban công của phòng mình để thu hút những chú chim. Ngay ngày hôm sau, 2 con vẹt đã bị thu hút bởi những hạt kê ấy, dần dần con số tăng lên 3, 4 con. Chỉ trong vòng một tháng, đã có khoảng 100 – 150 con vẹt và chim sẻ đến thăm ông Harsukh mỗi ngày.
Ông Harsukh cùng những chú chim tại trang trại của gia đình mình
Càng ngày càng có nhiều những chú chim đến thăm ông Harsukh Bhai Dobariya nhưng cái ban công nhỏ không thể đủ chỗ cho những chú chim kia. Ông đã lắp một tấm máng nước cũ và đổ các hạt kê vào đó để có nhiều chỗ chứa thức ăn hơn cho các chú chim.
Harsukh Bhai Dobariya và gia đình của ông từng sống trên một ngôi nhà nằm ở trung tâm của thành phố. Tuy nhiên, khi số lượng chim ghé thăm ngôi nhà của ông ngày càng trở nên đông đảo, việc đó bắt đầu gây nên nhiều điều phiền toái cho những người hàng xóm. Năm 2012, người đàn ông được mệnh danh là “ người chim” này đã cùng gia đình chuyển đến một mảnh đất rộng khoảng 1,6 hecta thuộc vùng ngoại ô của quận Junagadh, nơi mà những chú chim sẽ không làm phiền bất cứ ai.
Video đang HOT
Ông Harsukh chia sẻ: “Khi ở căn nhà cũ, những người hàng xóm của tôi bị quấy rầy bởi tiếng chim hót liên tục, người qua đường bị những hạt kê, thậm chí là cả phân chim rơi và người. Tuy họ không phàn nàn nhưng tôi nghĩ rằng chúng tôi cần một không gian rộng rãi hơn cho những chú chim”.
Hiện nay, mỗi ngày trang trại của ông đón khoảng 2.500 đến 3.000 con chim. Gia đình ông đã dành riêng một khu vực rộng rãi để chúng có thể thưởng thức những hạt kê. Những hạt kê được treo lên 2 lần mỗi ngày, tiêu tốn khoảng 2.350 USD – 3.100 USD (53 -70 triệu đồng) một ngày cho bữa tiệc của loài chim.
Có khoảng hơn 1000 chú chim xây tổ và đẻ trứng tại trang trại của ông Harsukh. Gia đình ông luôn sẵn sàng bảo vệ các chú chim non khỏi những kẻ săn mồi cho đến khi chúng thực sự trưởng thành. Vào mùa mưa, trang trại của ông Harsukh cũng là một nơi lý tưởng cho những chú chim muốn tìm nơi trú ẩn.
Ông Harsukh chia sẻ: “Tôi luôn cảm thấy rằng chăm sóc loài chim nói riêng và những loài động vật nói chung chính là nghĩa vụ của bản thân”.
Harsukh Bhai Dobariya đã truyền lại tình yêu động vật lại cho con cháu của ông, họ cũng đang giúp ông thực hiện công việc này. Con trai ông, Kripal, chia sẻ: “Gia đình chúng tôi yêu thích công việc này. Chúng tôi coi việc chăm sóc cho những con chim là một phần của cuộc sống”.
Harsukh Bhai Dobariya không phải là “người chim” duy nhất của Ấn độ. Hai năm trước, truyền thông từng nhắc đến một người đàn ông ở Chennai (Ấn Độ), ông đã đón tiếp và khoảng 4000 con vẹt đuôi dài ăn mỗi ngày. Còn tiến sĩ Sri Ganapathy Sachchidananda Swamiji thì dành cả cuộc đời của mình để cứu những con chim gặp nạn. Ông cũng là người đang giữ kỷ lục khi sống chung với 468 loài chim dưới cùng một mái nhà.
Thùy Trang / Theo Trí Thức Trẻ
Thấy vật thể kỳ dị trong rừng, vị bác sĩ đến gần và sững sờ nhận ra...
Một năm sau, chính tại lối đi của khu rừng đó, vị bác sĩ gặp lại "bệnh nhân" của mình, vẫn vẹn nguyên những mảnh kính trên thân.
Đó là câu chuyện của một bác sĩ thú y tại Hocking Hills Animal Clinic, một phòng khám dành cho động vật tại bang Ohio (Mỹ). Ông đã chia sẻ câu chuyện của riêng mình lên trang Facebook có tài khoản mang tên phòng khám mà ông đang làm việc, kèm theo câu chuyện là bức ảnh về "bệnh nhân" đặc biệt của ông.
Nói là bệnh nhân nhưng thực ra đó là một con rùa trưởng thành. Trở về những ngày này của một năm trước, khách hàng của ông đã mang một chiếc hộp tới phòng khám Hocking Hills Animal Clinic, nằm trong chiếc hộp là một con rùa bị thương, toàn bộ phần mai của nó đã bị tổn thương.
Vị bác sĩ vô cùng bất ngờ khi gặp lại "bệnh nhân" của mình trong bộ dạng như thế này.
Theo lời kể của người khách này thì con rùa bị chiếc xe hơi đâm trúng. Để thay thế chức năng bảo vệ của chiếc mai, bác sĩ này đã dùng một loại kính bền cường lực để chữa trị cho con rùa. Sau đó, ông đã thả nó vào một khu rừng gần đó.
Điều đáng ngạc nhiên đó là một năm sau khi thả con rùa, trong một chuyến dạo chơi trong rừng, ông đã gặp lại "bệnh nhân" cũ của mình, vẫn nguyên vẹn những mảnh kính trên mai.
Ông đã chụp lại bức ảnh và đăng tải lên mạng xã hội với những dòng chia sẻ: "Gần đây, khi đang đi bộ trong rừng, tôi phát hiện ra một vật thể kỳ lạ nằm trên đống lá. Tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng đó là con rùa mà tôi đã chữa trị năm trước, nó vẫn còn nguyên những mảnh kính trên thân".
Chiếc mai rùa làm từ kính cường lực độc nhất vô nhị trên thế giới.
Bài viết đã nhận được hàng chục ngàn lượt thích và chia sẻ. Với ông, đây là một cuộc hội ngộ đặc biệt, đặc biệt bởi nó nhắc cho ông thêm yêu cái nghề bác sĩ thú y mà mình đang làm. "Trở thành một bác sĩ thú y là một lựa chọn tuyệt vời và đúng đắn đối với tôi, đó là điều tốt nhất mà tôi có".
Kèm theo câu chuyện được chia sẻ trên Facebook, người bác sĩ này còn muốn nhắc nhở mọi người về tình yêu động vật. "Nếu thấy một con rùa bị thương ở mai như thế này, đừng bỏ mặc nó, hãy đưa nó đến người có thể giúp nó".
Câu chuyện của người bác sĩ thú y này sau khi được đăng tải đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ của rất nhiều người. Đa phần các ý kiến đều tỏ ra thán phục cách làm của ông khi dùng kính cường lực để thay thế mai rùa.
"Con trai tôi đã nhìn thấy một con rùa biển, thật đáng tiếc, chiếc mai của nó đã bị vỡ vụn bởi một lực rất mạnh nào đó, thằng bé rất thương con rùa nhưng chẳng thể làm gì. Ý tưởng này thật tuyệt, thằng bé sau khi biết điều này rất muốn cứu giúp những con rùa với vấn đề tương tự. Cảm ơn vì điều này", một tài khoản Facebook có tên là Diana Zamrazil Van Bruggen bình luận.
Còn tài khoản có tên là Eddie Bean thì nói rằng: "Một con rùa với chiếc áo giáp sắt, may mắn sẽ đến với những con người có tấm lòng thật tốt như vậy".
Hàn Linh / Theo Trí Thức Trẻ
Em bị chồng trả về 'nơi sản xuất' vì làm thịt mất con chim cảnh của anh Các chị các mẹ có chồng đam mê thứ này thứ kia mới hiểu được hoàn cảnh của em. Lão mê chim còn hơn mê vợ. (Ảnh minh họa) Chẳng là lão chồng em có sở thích nuôi chim. Không phải một loại mà là kính thưa các loại chim trên đời này, loài nào lão cũng nuôi được tất. Thật ra thì...