Được lòng 80% người khảo sát, tàu đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội trông thế nào?
Kết quả khảo sát hơn 1.000 người cho thấy hơn 80% người được hỏi đánh giá cao thiết kế tàu đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và dự kiến tuyến này sẽ chính thức khai thác thương mại vào đầu năm 2021.
Theo Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội, hơn 1.000 người tham gia khảo sát được lựa chọn ngẫu nhiên và là những người đang sống làm việc gần 8 ga trên cao thuộc tuyến metro số 3, đoạn Nhổn – ga Hà Nội với độ tuổi từ 18 đến 60, phân bổ đều theo giới tính.
Hơn 80% số người được khỏi đánh giá tàu có thiết kế đẹp và hơn 90% cho biết sẵn sàng sử dụng dịch vụ khi tàu đi vào vận hành chính thức.
Video đang HOT
Với chủ đề “Hành trình xanh”, thiết kế tàu metro mang 3 màu chủ đạo là xanh lá mạ, hồng đỏ và ghi xám. Các màu này lấy cảm hứng từ cây lúa, quả thanh long – những nông sản đặc trưng của Việt Nam. Tàu được nhà sản xuất Alstom (Pháp) trang bị đầy đủ tiện nghi hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu như điều hòa không khí, thông gió, loa, đèn LED tự động điều chỉnh ánh sáng.
Phía bên trong, nội thất tàu có gam màu sáng, tay nắm được thiết kế dựa trên nghiên cứu hình thể để phù hợp với chiều cao và vóc dáng của người Việt. Hệ thống đèn LED ánh sáng trắng tạo cảm giác thoáng đãng, mang đến sự thoải mái, dễ chịu cho hành khách khi ở trên tàu.
Sàn tàu thấp tiện lợi cho hành khách lên xuống, nhất là những người mang hành lý hoặc phải di chuyển bằng xe lăn. Trên tàu còn có khu vực ưu tiên dành riêng cho người khuyết tật, ghế cho người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em.
Tuyến metro số 3, đoạn Nhổn – ga Hà Nội đi qua các quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm với chiều dài 12,5 km, qua 12 ga, trong đó có 8 ga trên cao và 4 ga ngầm. Dự án đang đặt mua 10 đoàn tàu với 4 toa.
KH
Theo laodong.vn
Hà Nội: Lắp 16 camera giám sát tại các điểm ngập úng nặng
Mới đây, Công ty Thoát nước Hà Nội đã hoàn thành việc lắp hệ thống camera giám sát tại các điểm ngập nặng.
Tình trạng ngập lụt diễn ra khá thường xuyên tại Hà Nội vào mùa mưa. Ảnh: NGUYÊN VƯƠNG
Trao đổi về vấn đề này, ông Bùi Ngọc Uyên - Phó phòng Đối ngoại Truyền thông (Công ty Thoát nước Hà Nội) cho biết, việc triển khai lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các điểm ngậpđược triển khai từ tháng 3. Đến nay, đã lắp đặt 16 camera tại các điểm ngập.
Theo đó, camera giám sát được lắp đặt tại các điểm ngập thuộc các quận như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa...
Theo ông Uyên, trước đây, việc theo dõi điểm úng ngập dựa vào lực lượng tại chỗ. Sau đó, họ có nhiệm vụ thông tin bằng bộ đàm báo cáo về Trung tâm điều hành giám sát hệ thống thoát nước của công ty.
Việc lắp đặt camera tại các điểm ngập úng giúp chống ngập nhanh và hiệu quả hơn. Theo đó, dữ liệu video tại các điểm ngập cho chất lượng hình ảnh cao, có thể quan sát rõ vào ban đêm qua công nghệ hồng ngoại.
Toàn bộ hệ thống dữ liệu ghi nhận được sẽ được truyền về trung tâm giám sát với màn hình quan sát tổng hợp.
Cán bộ tại trung tâm thông qua hình ảnh thực tế cung cấp từ hiện trường sẽ điều phối nhân lực, thiết bị, máy móc để xử lý việc úng ngập theo tình hình thực tế sẽ hiệu quả hơn, ông Uyên cho biết.
Ngoài ra, dữ liệu tích hợp sẽ được cập nhật lên hệ thống ứng dụng cảnh báo ngập và chỉ đường (HSDC) được đơn vị này triển khai trước đó hỗ trợ miễn phí cho người dân phòng tránh ngập khi di chuyển.
Thống kê, mùa mưa năm 2018, Hà Nội còn 15 điểm ngập, gồm: Ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt; Ngã năm Đường Thành - Bát Đàn - Nhà Hỏa (quận Hoàn Kiếm); Phố Cao Bá Quát (đoạn trước cửa Công ty Môi trường Đô thị); Đội Cấn (trước cửa số nhà 209, quận Ba Đình); Ngã ba La Pho - Thụy Khê (quận Tây Hồ); Phố Minh Khai, đoạn chân cầu Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng); Đường Giải Phóng (đoạn trước cửa bến xe phía Nam); Phố Nguyễn Chính từ ngõ 74 đến cống hóa mương Tân Mai; Phố Thanh Đàm (quận Hoàng Mai); Phố Nguyễn Khuyến (khu vực trước cổng trường Lý Thường Kiệt, quận Đống Đa); Đường Trường Chinh, đoạn Bệnh viện Phòng không Không quân (quận Thanh Xuân); Phố Hoa Bằng (quận Cầu Giấy); Đường Phạm Văn Đồng, trước và đối diện Công ty Cầu 7, ngã ba Tân Xuân - Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm)Đường Ngọc Lâm, từ ngã ba Long Biên 1 đến Xí nghiệp Môi trường Đô thị Gia Lâm; Phố Hoàng Như Tiếp, trường tiểu học Ngọc Lâm đến ngã ba Hoàng Như Tiếp - Ái Mộ (quận Long Biên).
PV
Theo Laodong
Nước sông Tô Lịch chuyển màu xanh như nước hồ Gươm Sau đợt mưa dài ngày vừa qua ở Hà Nội, nước sông Tô Lịch chuyển sang màu xanh đậm giống như màu xanh của mặt nước hồ Gươm thay vì màu đen như thường thấy. Sau đợt mưa dài ngày vừa qua, mực nước sông Tô Lịch lên khá cao, dòng chảy bình thường nhưng màu nước chuyển từ màu đen sang màu...