Được kỳ vọng là vậy nhưng ‘The Lion King’ vẫn gây thất vọng vì điều này
Tuy được kỳ vọng là tác phẩm làm lại thành công nhất của Disney nhưng The Lion King phiên bản live-action vẫn không làm khán giả hoàn toàn hài lòng.
The Lion King (1994) (tựa tiếng Việt: Vua sư tử) là phim hoạt hình thứ 32 của hãng hoạt hình Walt Disney. Tác phẩm nhận được cơn mưa lời khen về cốt truyện, nội dung giàu tính triết lý cũng như âm nhạc vào thời điểm đó. Phim The Lion King thành công trên cả phương diện thương mại lẫn nghệ thuật, nhận được 92% đánh giá tích cực ở trang web phê bình điện ảnh Rotten Tomatoes và đạt doanh thu 952 triệu USD, trở thành phim hoạt hình vẽ tay truyền thống có doanh thu cao nhất mọi thời đại.
Sau tròn 15 năm, hãng Disney làm lại The Lion King, ứng dụng công nghệ hoạt hình máy tính tả thực ở trình độ cao, tái hiện hành trình giành lại ngai vương của sư tử Simba một cách sống động và chân thực hơn. Tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Jon Favreau cùng lúc bị đặt lên bàn cân với người tiền nhiệm The Lion King (1994) và hai tác phẩm được nhà Chuột làm lại cùng năm: Aladdin và Dumbo.
Cảnh quay kinh điển trong “The Lion King”.
Tuy được kỳ vọng là tác phẩm làm lại thành công nhất của Disney nhưng The Lion King phiên bản live-action vẫn không làm khán giả hoàn toàn hài lòng. Bộ phim hiện chỉ nhận được số điểm 6,2/10 trên tổng số hơn 5000 đánh giá từ khán giả đại chúng trên IMDb và 57% nhận xét tính cực từ trang tổng hợp bình luận Rotten Tomatoes. Đây vốn là con số không cao đối với một dự án được kỳ vọng bậc nhất năm 2019 đến từ hãng phim lớn nhất thế giới.
The Lion King phiên bản năm 1994 vốn tạo được chỗ đứng vững chắc trong lòng khán giả nhờ câu chuyện có tính triết lý cao. Hành trình Simba từ chú sư tử non dại dột, trở thành chàng sư tử trưởng thành oai dũng, gánh vác trọng trách nặng nề mà người cha ưu tú để lại, những sai lầm, đau thương chuyển hóa thành quyết tâm giành lại ngai vàng để lại thông điệp sâu sắc được tái hiện lại gần như trọn vẹn trong phiên bản làm lại. Đây là bước đi an toàn nhưng hiệu quả của đạo diễn The Jungle Book.
Ở chiều ngược lại, nhiều khán giả tỏ ra thất vọng vì kịch bản bộ phim không có nhiều đột phá so với nguyên tác ra đời 15 năm trước. Đến nay, motif “the one” (“người được chọn”) được áp dụng vào câu chuyện về chú sư tử Simba đã không còn tạo hiệu ứng mạnh mẽ như những thập kỷ trước. Khán giả gần như không được trải nghiệm cảm giác bất ngờ trong suốt thời lượng gần 2 tiếng của bộ phim.
Không dừng lại ở đó, tính chân thực về mặt hình ảnh vô tình làm mất đi nét kỳ ảo từng có trong phiên bản hoạt hình. Người hâm mộ không còn được chiêm ngưỡng khung cảnh thảo nguyên mênh mông được bao phủ bởi những vầng ánh sáng kỳ diệu cùng hòa lẫn, ánh mắt sáng quắc của Scar khi thể hiện tham vọng cùng bầy đàn linh cẩu chiếm ngôi vương của anh trai, hay cảnh trở lại hoành tráng của vị vua chân chính vùng đất Xứ Vua.
Cùng với đó, chân dung của các nhân vật trong phim cũng không còn sống động, dễ thương với những biểu cảm nói, cười như những nhân vật hoạt hình. Điều đó vô tình làm sư tử Simba mất đi nét tinh lanh ngày còn bé và kém oai phong khi trưởng thành.
Ngoài ra, người hâm mộ cũng không thực sự hài lòng với phần lồng tiếng của tác phẩm, mặc dù âm nhạc trong The Lion King phiên bản live-action vẫn đủ sức dìu dắt cảm xúc khán giả. Đảm nhận lồng tiếng cho Simba, Donald Glover bị đánh giá có chất giọng khá mỏng, chưa thể hiện được thần thái của vị vua trẻ tuổi như Matthew Broderick từng làm. Trong khi Nala, qua màn thể hiện của Beyoncé, vô tình lấn át bạn diễn mỗi khi cất giọng, nhất là khi cùng thể hiện ca khúc Can you feel the love tonight.
Nhân vật phản diện được yêu thích bậc nhất, Scar được thể hiện bởi Chiwetel Ejiofor. Nhưng anh không thể vượt qua cái bóng của phiên bản Scar do Jeremy Irons đảm nhận. Nam diễn viên người Anh gốc Nigeria không lột tả hết được sự lươn lẹo, hiểm ác của chú sư tử sẵn sàng lấy mạng anh trai và cháu trai, đồng thời cấu kết với bầy đàn linh cẩu để có được ngai vàng. Bên cạnh đó, hình ảnh chân thực của Scar trong phiên bản live-action cũng vô tình khiến hắn mất đi thần thái của kẻ phản diện nguy hiểm và gây ấn tượng nhất nhì Disney.
Bộ phim The Lion King là tác phẩm nhận được kỳ vọng sẽ trở thành phiên bản làm lại xuất sắc nhất của Disney. Quả thật, bom tấn dưới bàn tay của đạo diễn Jon Favreau đã cho thấy bước tiến vĩ đại trong công nghệ làm phim của Disney. Tuy nhiên, vẫn còn những thiếu sót khiến bộ phim chưa thể vượt qua tượng đài The Lion King (1994) gắn liền với tuổi thơ nhiều thế hệ.
Trailer The Lion King
Theo saostar
Disney đã tiêu tốn bao nhiêu tiền để sản xuất The Lion King phiên bản chuyển thể?
Với kỹ xảo điện ảnh quá đỗi xuất chúng, kinh phí sản xuất của bộ phim The Lion King của Disney là một trong những yếu tố được người xem quan tâm hàng đầu.
The Lion King (Vua Sư Tử) là bom tấn chuyển thể của Disney, vừa được ra mắt vào giữa tháng 7. Với những kỹ xảo điện ảnh chân thật cùng âm thanh sống động, bộ phim thật sự đã làm quá tốt, khiến cho tác phẩm lẫy lừng một thời của Disney một lần nữa sống dậy trong lòng khán giả.
Vậy nên không quá lạ, nếu kinh phí sản xuất của bộ phim là một trong những yếu tố được người xem quan tâm hàng đầu. Khi nhà Chuột bắt đầu lên kế hoạch chuyển thể các bộ phim hoạt hình đình đám của mình từ thế kỉ trước, thì các fan đã biết rằng, ngày mà The Lion King lên thớt chắc chắn sẽ đến. Được ra mắt vào những năm 90 của thế kỉ trước, bộ phim hoạt hình trở thành một trong những tượng đài của nhà Disney và cũng là một trong những bộ phim hoạt hình ăn khách nhất mọi thời đại. Bản chuyển thể được xác nhận được thực hiện vào năm 2016, ngay sau khi đạo diễn Jon Favreau hoàn thành quá xuất sắc The Jungle Book và mang lại thành công cực kì vang dội.
The Lion King phiên bản gốc thật sự là một tượng đài trong lòng khán giả.
Sau nhiều năm quảng bá, The Lion King cuối cùng cũng ra mắt công chúng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, lại nhận được kha khá những bình luận trái chiều. Khi một số quá khâm phục trước kỹ xảo tuyệt vời, thì những người khác lại cảm thấy phiên bản làm lại này thiếu đi những cảm xúc mà phần trước đã mang đến, hay nói cách khác là vẫn không thoát được khỏi cái bóng của phiên bản cũ. Nhưng dù sao đi nữa, sự thành công của The Lion Kingđược chứng minh bởi màn trình diễn quá xuất sắc tại các phòng vé.
Bộ phim có màn trình diễn quá tốt tại các phòng vé.
Theo một báo cáo, chi phí để làm nên "phép màu" để mọi người có thể sống lại tuổi thơ, rơi vào khoảng 260 triệu đô. The Lion King cũng chính là tác phẩm chuyển thể với chi phí cao nhất của Disney tính đến thời điểm hiện tại. The Jungle Book đã tiêu tốn của hãng khoảng 175 triệu đô, Dumbo và Aladdin lần lượt là 170 và 183 triệu đô.
The Lion King là tác phẩm chuyển thể với kinh phí đắt đỏ nhất cả Disney từ trước đến nay.
Xét về độ tinh xảo của toàn bộ tác phẩm, người xem phần nào tưởng tượng được công sức mà Disney đã bỏ vào The Lion King, vậy nên cũng không quá bất ngờ với lượng tiền mà hãng đã đổ vào siêu phẩm này. Dễ dàng nhận thấy, phiên bản chuyển thể này không hề giống với Aladdin, Beauty and the Beast hay Dumbo, vì 100% những cảnh phim đều là những con vật được tạo nên từ công nghệ CGI chứ không hề có sự xuất hiện của con người. Những thước phim đầu tiên được thực hiện vào năm 2017 và quá trình làm phim đã kéo dài rất lâu, đồng nghĩa với việc Disney đã tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc.
Toàn bộ thời lượng phim đều được tạo nên từ công nghệ CGI.
Công nghệ được nhà Chuột sử dụng cho The Lion King bao gồm việc ghi lại những chuyển động cơ thể cùng với công nghệ thực tế ảo, đây là một bước tiến so với những gì mà đạo diễn Favreau đã sử dụng trong tác phẩm The Jungle Book của mình. Đương nhiên, với những thành tựu đã đạt được, Disney và nhiều hãng khác nữa, chắc chắn sẽ tiếp tục áp dụng công nghệ này vào những sản phẩm mới trong tương lai.
Một phân cảnh vô cùng ấn tượng trong The Lion King.
Xem trailer The Lion King
Theo saostar
Disney và những bộ phim chuyển thể live-action: Nước đi thông minh hay sự bế tắc trên con đường sáng tạo? Rõ ràng Disney đang tự đặt mình vào thế khó khi dựa dẫm quá nhiều vào việc chuyển thể những tác phẩm kinh điển của hãng. Năm 1994 đánh dấu bước đi đầu tiên của Disney trên con đường chuyển thể các tác phẩm hoạt hình thành live-action với sự ra đời của tác phẩm The Jungle Book với nội dung được lấy...