Dược Hậu Giang thoái vốn khỏi một công ty 5 năm liền thua lỗ
Trước khi Dược Hậu Giang quyết định thoái toàn bộ vốn khỏi Tảo Vĩnh Hảo, doanh nghiệp sản xuất tảo biển này đã thua lỗ liên tiếp trong 5 năm gần nhất.
Công ty CP Dược Hậu Giang (DHG) vừa công bố kế hoạch thoái toàn bộ phần vốn góp tại Công CP Tảo Vĩnh Hảo (Spiviha). Công ty hiện sở hữu 376.300 cổ phần tại Tảo Vĩnh Hảo, tương đương 31,36% vốn doanh nghiệp chuyên sản xuất tảo làm nguyên liệu dược phẩm này.
Với mục đích tái cấu trúc các đơn vị có vốn góp, nhà sản xuất dược phẩm tư nhân lớn nhất Việt Nam sẽ sẽ thoái toàn bộ phần vốn nói trên trong nửa cuối năm nay.
Tuy không tiết lộ giá trị chuyển nhượng nhưng báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2020 của Dược Hậu Giang ghi nhận giá trị khoản đầu tư vào Tảo Vĩnh Hảo này là hơn 2,9 tỷ đồng.
Ngoài doanh nghiệp tảo nói trên, Dược Hậu Giang còn sở hữu một công ty con là Công ty TNHH Fuji Medic trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe với tỷ lệ 51%.
Video đang HOT
Công ty CP Tảo Vĩnh Hảo được thành lập từ năm 2008, chuyên nuôi trồng và sản xuất các loại tảo Spirulina tự nhiên để làm nguyên liệu sản xuất các dòng sản phẩm Spivital và các dòng công nghệ sinh học khác của Dược Hậu Giang.
Dù là một trong những doanh nghiệp được nhà sản xuất dược phẩm góp vốn từ lâu nhưng hoạt động kinh doanh của Tảo Vĩnh Hảo lại tương đối bết bát.
Trong 5 năm gần nhất (2015-2019), doanh thu thuần của công ty này chỉ dao động trong khoảng 2-4 tỷ đồng/năm và đều thua lỗ. Năm gần nhất (2019), doanh thu của công ty đạt gần 4 tỷ, cao nhất giai đoạn 2015-2019, nhưng lại lỗ ròng hơn 500 triệu đồng.
Tổng lỗ lũy kế giai đoạn này của Tảo Vĩnh Hảo cũng đã vượt mốc 5,6 tỷ đồng.
Về phần Dược Hậu Giang, đây là một trong những nhà sản xuất dược phẩm lớn nhất thị trường Việt Nam hiện nay với doanh thu trên 4.000 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, giữa năm 2019, Công ty CP Chế tạo thuốc Taisho (Nhật Bản) đã nâng tỷ lệ sở hữu tại đây lên trên 51% và chính thức trở thành công ty mẹ của hãng dược phẩm phía Việt Nam.
Đây là thương vụ đã được Taisho theo đuổi nhiều năm và phải chi hàng nghìn tỷ đồng để trở thành cổ đông chi phối. Sau khi về tay người Nhật, hoạt động kinh doanh của Dược Hậu Giang duy trì tăng trưởng ổn định với doanh thu xấp xỉ 1.000 tỷ và lợi nhuận ròng gần 200 tỷ đồng mỗi quý.
Trong quý II vừa qua, hãng dược này ghi nhận 820 tỷ đồng doanh thu, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn đạt 186 tỷ đồng, tăng 6%.
Tính chung 6 tháng đầu năm nay, doanh thu của Dược Hậu Giang đạt 1.679 tỷ, giảm 4%, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng xấp xỉ 17%, đạt gần 363 tỷ đồng.
Trong năm nay, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, lãnh đạo Dược Hậu Giang đặt kế hoạch ghi nhận 3.866 tỷ đồng doanh thu và 720 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, sau nửa năm tài chính hãng đã hoàn thành hơn 43% kế hoạch doanh thu và gần 56% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
TND sẽ thoái toàn bộ vốn tại Nhiệt điện Cẩm Phả
TND sẽ bán toàn bộ 2,2 triệu cổ phiếu NCP với giá tối thiểu 10.000 đồng/cp.
Ngược lại, DTK đang có kế hoạch mua lại để sở hữu 100% cổ phần NCP.
CTCP Than Tây Nam Đá Mai - Vinacomin (UPCoM: TND) vừa thông qua phương án thoái vốn đầu tư khỏi CTCP Nhiệt điện Cẩm Phả - TKV (UPCoM: NCP). Tổng khối lượng bán là 2,18 triệu cổ phiếu NCP, tương đương với 1,1% vốn.
Với nguyên tác đảm bảo thu hồi vốn, giá thoái vốn không thấp hơn 10.000 đồng/cp, tương đương giá trị thu về tối thiểu 22 tỷ đồng. Phương thức bán vốn là khớp lệnh hoặc thỏa thuận trên sàn chứng khoán. Thời gian thực hiện trong năm 2020.
Nhiệt điện Cẩm Phả là công ty con của Tổng công ty Điện lực TKV (UPCoM: DTK), thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam. Hiện nay DTK đang nắm giữ 89,2% vốn NCP đang có kế hoạch đăng ký mua lại 21,3 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 10,8% vốn cổ phần còn lại. Theo đó DTK muốn nắm giữ toàn bộ 100% cổ phần công ty nhiệt điện này.
Năm 2019, doanh thu NCP đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước và có lãi 2,5 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 414 tỷ đồng). Trong quý I, NCP có lãi gần 1 tỷ đồng, giảm 90% so với cùng kỳ và vẫn còn lỗ lũy kế 1.072 tỷ đồng. Hiện cổ phiếu NCP có giá 10.000 đồng/cp, tương đương với mức vốn hóa thị trường gần 2.000 tỷ đồng.
SCIC tiếp tục thoái vốn khỏi Viresco, nhà đầu tư còn "mặn mà"? Việc nhà đầu tư vi phạm quy chế đấu giá trong đợt thoái vốn tại Công ty cổ phần Địa ốc Vĩnh Long (Viresco) tháng 5/2020 đã "vô tình" thiết lập mức giá tham chiếu mới cho cổ phiếu Viresco. Tại thời điểm ngày 30/6/2020, Viresco có 95 tỷ đồng tài sản, trong đó lượng tiền mặt lên tới 40,7 tỷ đồng. "Miệt...