Dược Hậu Giang (DHG): LNST 9 tháng tăng 24% lên mức 529 tỷ đồng, vẫn còn hơn 2.100 tỷ đồng tiền gửi trong ngân hàng
Riêng quý 3/2020 Dược Hậu Giang đạt 166 tỷ đồng LNST, tăng gần 42% so với cùng kỳ.
CTCP Dược Hậu Giang (mã chứng khoán DHG) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 với doanh thu thuần đạt 865 tỷ đồng, giảm 1,1% so với cùng kỳ. Trong khi đó chi phí giá vốn giảm sâu hơn, đến 7,2% nên lợi nhuận gộp thu về đạt 397 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ. Dược Hậu Giang cho biết, công ty đang tập trung bán các sản phẩm chủ chiến lược và chủ lực, triển khai tốt dự án tăng năng suất và hiệu quả sản xuất giúp tiết giảm chi phí.
Bên cạnh đó, chi phí bán hàng được tiết giảm 20 tỷ đồng, từ mức 170 tỷ đồng xuống còn 150 tỷ đồng để phù hợp trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19.
Doanh thu tài chính trong quý đạt hơn 34,7 tỷ đồng chủ yếu từ thu lãi tiền gửi, tăng 2,5 tỷ đồng so với cùng kỳ. BCTC ghi nhận, đến hết quý 3 Dược Hậu Giang còn có khoản tiền 300 tỷ đồng gửi kỳ hạn dưới 3 tháng tại ngân hàng (tăng gần 250 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm). Ngoài ra còn có 1.808 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng. Tổng tiền mang đi gửi hơn 2.100 tỷ đồng.
Chi phí tài chính không có nhiều biến động so với cùng kỳ, ghi nhận hơn 24,2 tỷ đồng. Chi phí tài chính của công ty chủ yếu từ chiết khấu thanh toán và chi phí lãi vay…
Kết quả, quý 3 Dược Hậu Giang công bố số lãi sau thuế hơn 166 tỷ đồng, tăng trưởng 41,7% so với quý 3/2019.
Video đang HOT
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020 Dược Hậu Giang đạt 2.544 tỷ đồng doanh thu, giảm 2,8% so với cùng kỳ, hoàn thành gần 66% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế đạt gần 589 tỷ đồng, thực hiện được gần 82% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 529 tỷ đồng, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lượng hàng tồn kho đến cuối quý 3 đạt 876 tỷ đồng, tăng 151 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tổng tài sản đạt 4.380 tỷ đồng, tăng 234 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tổng nợ phải trả tăng 252 tỷ đồng, lên 1.022 tỷ đồng, trong đó dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 515 tỷ đồng.
Tính đến 30/9/2020 Dược Hậu Giang còn 559 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Ngoài ra công ty còn 1.480 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển và hơn 6 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần.
Dược Hậu Giang thoái vốn khỏi một công ty 5 năm liền thua lỗ
Trước khi Dược Hậu Giang quyết định thoái toàn bộ vốn khỏi Tảo Vĩnh Hảo, doanh nghiệp sản xuất tảo biển này đã thua lỗ liên tiếp trong 5 năm gần nhất.
Công ty CP Dược Hậu Giang (DHG) vừa công bố kế hoạch thoái toàn bộ phần vốn góp tại Công CP Tảo Vĩnh Hảo (Spiviha). Công ty hiện sở hữu 376.300 cổ phần tại Tảo Vĩnh Hảo, tương đương 31,36% vốn doanh nghiệp chuyên sản xuất tảo làm nguyên liệu dược phẩm này.
Với mục đích tái cấu trúc các đơn vị có vốn góp, nhà sản xuất dược phẩm tư nhân lớn nhất Việt Nam sẽ sẽ thoái toàn bộ phần vốn nói trên trong nửa cuối năm nay.
Tuy không tiết lộ giá trị chuyển nhượng nhưng báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2020 của Dược Hậu Giang ghi nhận giá trị khoản đầu tư vào Tảo Vĩnh Hảo này là hơn 2,9 tỷ đồng.
Ngoài doanh nghiệp tảo nói trên, Dược Hậu Giang còn sở hữu một công ty con là Công ty TNHH Fuji Medic trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe với tỷ lệ 51%.
Công ty CP Tảo Vĩnh Hảo được thành lập từ năm 2008, chuyên nuôi trồng và sản xuất các loại tảo Spirulina tự nhiên để làm nguyên liệu sản xuất các dòng sản phẩm Spivital và các dòng công nghệ sinh học khác của Dược Hậu Giang.
Dù là một trong những doanh nghiệp được nhà sản xuất dược phẩm góp vốn từ lâu nhưng hoạt động kinh doanh của Tảo Vĩnh Hảo lại tương đối bết bát.
Trong 5 năm gần nhất (2015-2019), doanh thu thuần của công ty này chỉ dao động trong khoảng 2-4 tỷ đồng/năm và đều thua lỗ. Năm gần nhất (2019), doanh thu của công ty đạt gần 4 tỷ, cao nhất giai đoạn 2015-2019, nhưng lại lỗ ròng hơn 500 triệu đồng.
Tổng lỗ lũy kế giai đoạn này của Tảo Vĩnh Hảo cũng đã vượt mốc 5,6 tỷ đồng.
Về phần Dược Hậu Giang, đây là một trong những nhà sản xuất dược phẩm lớn nhất thị trường Việt Nam hiện nay với doanh thu trên 4.000 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, giữa năm 2019, Công ty CP Chế tạo thuốc Taisho (Nhật Bản) đã nâng tỷ lệ sở hữu tại đây lên trên 51% và chính thức trở thành công ty mẹ của hãng dược phẩm phía Việt Nam.
Đây là thương vụ đã được Taisho theo đuổi nhiều năm và phải chi hàng nghìn tỷ đồng để trở thành cổ đông chi phối. Sau khi về tay người Nhật, hoạt động kinh doanh của Dược Hậu Giang duy trì tăng trưởng ổn định với doanh thu xấp xỉ 1.000 tỷ và lợi nhuận ròng gần 200 tỷ đồng mỗi quý.
Trong quý II vừa qua, hãng dược này ghi nhận 820 tỷ đồng doanh thu, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn đạt 186 tỷ đồng, tăng 6%.
Tính chung 6 tháng đầu năm nay, doanh thu của Dược Hậu Giang đạt 1.679 tỷ, giảm 4%, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng xấp xỉ 17%, đạt gần 363 tỷ đồng.
Trong năm nay, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, lãnh đạo Dược Hậu Giang đặt kế hoạch ghi nhận 3.866 tỷ đồng doanh thu và 720 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, sau nửa năm tài chính hãng đã hoàn thành hơn 43% kế hoạch doanh thu và gần 56% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Dược Hậu Giang (DHG), doanh thu quý II/2020 đạt 820,3 tỷ đồng, giảm gần 16% CTCP Dược Hậu Giang (DHG - sàn HOSE) công bố báo cáo tài chính quý II/2020 với doanh thu là 820,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 185,7 tỷ đồng, lần lượt giảm 15,9% và tăng 6,2% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 1.678,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là...