Được coi là ‘tinh hoa’ của mùa lạnh, nhưng lẩu lại ‘đại kỵ’ với những người này
Lẩu là món ăn quen thuộc và được yêu thích bởi nhiều người, đặc biệt là trong những ngày se lạnh.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ẩn sau sự hấp dẫn ấy là những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Người bị đau dạ dày
Người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng cần tuyệt đối tránh xa lẩu, đặc biệt là lẩu cay. Nước lẩu thường chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, kích thích dạ dày tiết acid, gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Thực phẩm nhúng lẩu thường không được nấu chín kỹ, dễ gây khó tiêu, đầy bụng, làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Việc ăn lẩu trong thời gian dài, vừa ăn vừa trò chuyện khiến dạ dày phải làm việc liên tục, không có thời gian nghỉ ngơi, là.m tìn.h trạng viêm loét thêm trầm trọng.
Viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích
Lẩu cũng là món ăn cần tránh đối với những người bị viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Các loại gia vị cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ trong lẩu có thể kích thích đường ruột, gây co thắt, đau bụng, tiêu chảy, làm nặng thêm triệu chứng của bệnh. Một số loại hải sản, nấm, rau củ thường dùng trong lẩu có thể gây dị ứng hoặc khó tiêu đối với người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, gây đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa.
Không phải ai cũng có thể ăn lẩu thoải mái. Ảnh: Getty Images
Phẫu thuật đường tiêu hóa
Những người mới phẫu thuật đường tiêu hóa cần kiêng lẩu trong thời gian đầu sau phẫu thuật. Nguyên nhân là hệ tiêu hóa sau phẫu thuật còn yếu, cần thời gian để phục hồi. Việc ăn lẩu có thể gây kích ứng, làm chậm quá trình lành vết thương, tăng nguy cơ nhiễ.m trùn.g, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Người bị bệnh gout
Người bị bệnh gout cần hạn chế tối đa việc ăn lẩu, đặc biệt là lẩu hải sản. Hải sản, nội tạng động vật, nước dùng đậm đặc từ xương… chứa nhiều purin. Purin khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid uric, làm tăng nguy cơ lắng đọng tinh thể urat tại các khớp, gây cơn gút cấp, sưng đau, viêm khớp
Người bị tiểu đường
Lẩu là món ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với người bị tiểu đường. Nước lẩu thường chứa nhiều đường, tinh bột, làm tăng đường huyết sau ăn, gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh.
Việc ăn nhiều thịt đỏ, hải sản trong lẩu có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, vốn là biến chứng thường gặp ở người tiểu đường. Người tiểu đường cần kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể, trong khi việc ăn lẩu thường khó kiểm soát khẩu phần, dễ dẫn đến ăn quá nhiều, gây tăng đường huyết.
Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn lẩu. Ảnh: Istock
Video đang HOT
Người mắc bệnh tim mạch và huyết áp cao
Người bị bệnh tim mạch, huyết áp cao cần thận trọng khi ăn lẩu. Lẩu thường chứa nhiều natri từ muối, nước mắm, gia vị… làm tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho người bệnh. Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ trong lẩu làm tăng cholesterol xấu, gây xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi má.u cơ tim.
Người bị bệnh gan
Người bị bệnh gan, đặc biệt là viêm gan, xơ gan cần hạn chế ăn lẩu. Gan là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc chuyển hóa và giải độc cho cơ thể. Việc ăn lẩu với nhiều thực phẩm khó tiêu, đồ ăn chế biến sẵn, gia vị… làm tăng gánh nặng cho gan, khiến tình trạng bệnh thêm nặng. Rượu, bia thường được dùng kèm khi ăn lẩu càng gây hại cho gan, làm tăng nguy cơ viêm gan, xơ gan.
Tr.ẻ e.m
Tr.ẻ e.m, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổ.i, không nên ăn lẩu. Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, dễ bị kích ứng bởi gia vị cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ trong lẩu, gây đau bụng, tiêu chảy. Trẻ nhỏ dễ bị bỏng do nước lẩu nóng, hoặc hóc khi ăn các loại thực phẩm nhúng lẩu.
5 thực phẩm làm tăng nguy cơ acid uric gây bệnh gout
Với người bị bệnh gout và người có nguy cơ bị bệnh gout, chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho khớp không bị đau.
Tìm hiểu những thực phẩm nên tránh và những gì nên ăn để ngăn ngừa cơn gout cấp bùng phát.
Bệnh gout (gút) là một dạng viêm khớp gây sưng và cứng khớp. Bệnh khiến người bệnh cực kỳ đa.u đớ.n, nhiều trường hợp gout cấp do ăn một số loại thực phẩm khiến bệnh nặng hơn. Bệnh gout bùng phát có thể do thịt đỏ và các thực phẩm khác gây ra.
Tuy nhiên, cũng có những thực phẩm giúp ngăn ngừa tình trạng này. Dưới đây là những điều cần biết về chế độ ăn uống ảnh hưởng đến bệnh gout:
1. Thực phẩm ảnh hưởng đến bệnh gout như thế nào?
Nồng độ acid uric trong má.u cao có thể làm tăng khả năng gây bùng phát bệnh gout.
Bệnh gout là bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến ăn uống do nồng độ acid uric quá cao trong má.u dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat hoặc tinh thể acid uric. Lắng đọng ở các khớp làm cho khớp bị viêm gây đau, lâu dần biến dạng cứng khớp, nếu lắng đọng ở thận gây bệnh thận.
Điều trị bằng chế độ ăn cho người bệnh gout thích hợp vừa giảm tổng hợp acid uric vừa tăng đào thải acid uric qua thận. Chế độ ăn có vai trò rất quan trọng trong điều trị cơn gout cấp tính, mạn tính và có tác dụng làm giảm các cơn cấp của gout mạn tính.
Các loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến nồng độ acid uric trong má.u. Mức độ cao có thể làm tăng khả năng hình thành các tinh thể này, gây bùng phát. Nồng độ acid uric thấp có thể giúp ngăn ngừa cơn gout tấ.n côn.g.
Thực phẩm giàu purin có xu hướng làm tăng nồng độ acid uric. Purin là các phân tử tạo nên DNA và phục vụ các chức năng khác. Cơ thể cần một lượng purin nhất định trong chế độ ăn uống của mình, nhưng không quá nhiều.
Nồng độ purin cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh thận và hội chứng chuyển hóa. Tuy nhiên, có một số thực phẩm giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
2. Các thực phẩm cần tránh để không ảnh hưởng đến bệnh gout
Nếu có nguy cơ dễ mắc bệnh gout và đang bị bệnh gout cần hạn chế ăn bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào có nguy cơ làm tăng mức acid uric trong má.u, bao gồm cả các loại thực phẩm có hàm lượng purine cao. Ngoài ra, cũng cần cắt giảm hoặc loại bỏ các loại thực phẩm và đồ uống có nhiều đường fructose.
Thịt đỏ
Thịt đỏ là ví dụ điển hình về thực phẩm chứa hàm lượng purine cao. Thịt đỏ bao gồm thịt bò, thịt cừu và thịt lợn. Cơ thể phâ.n hủ.y purine thành acid uric. Kết quả là nồng độ trong má.u tăng lên, làm tăng khả năng các tinh thể tích tụ trong khớp, gây bùng phát bệnh.
Thịt đỏ có lượng hai loại purin cụ thể gọi là hypoxanthine và adenine cao hơn các loại thực phẩm khác. Hai loại purin này đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
Hải sản
Nhiều loại hải sản có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nếu bị bệnh gout hoặc có nguy cơ phát triển bệnh, nên hạn chế cá cơm, cá mòi, sò, trai, cá hồi, cá ngừ... Những loại hải sản này rất giàu purin, có thể khiến nồng độ acid uric tăng cao. Acid uric bổ sung này có thể dễ dàng gây ra sự tích tụ và kích thích thêm các triệu chứng bệnh gout.
Khi bệnh gout ổn định, vẫn nên hạn chế ăn hải sản ở mức tối thiểu.
Nội tạng động vật
Các sản phẩm làm từ động vật nói chung có xu hướng chứa nhiều purin nhưng một số loại nội tạng có hàm lượng đặc biệt cao. Giống như thịt đỏ, purin adenine và hypoxanthine cũng có nhiều trong nhóm thực phẩm này.
Các loại nội tạng như gan, thận nên được tiêu thụ với số lượng hạn chế. Những thực phẩm này làm tăng nồng độ acid uric trong má.u. Hạn chế ăn những loại thịt này làm giảm khả năng bùng phát bệnh gout.
Bia, rượu
Bia, rượu nói chung khiến có nguy cơ bị bệnh gout tấ.n côn.g cao hơn. Trong thời gian bùng phát bệnh gout nên kiêng tuyệt đối bia, rượu.
Đồ uống có đường
Bệnh gout xảy ra do nồng độ urat trong má.u cao, còn được gọi là tăng acid uric má.u. Ăn thực phẩm và đồ uống có chứa fructose, một loại đường dễ làm tăng mức urate. Điều này là do khi cơ thể phâ.n hủ.y fructose, nó sẽ giải phóng purin. Fructose xuất hiện tự nhiên trong trái cây và mật ong.
Siro ngô có hàm lượng fructose cao (HFCS) là chất làm ngọt nhân tạo có chứa 42-55% fructose và thường có trong nước ngọt.
Viện Quốc gia về Viêm khớp và các bệnh về Cơ xương và Da liệt kê đồ uống có chứa HFCS là yếu tố nguy cơ mắc bệnh gout. Tránh đồ uống có HFCS có thể giúp giảm các đợt bùng phát bệnh gout.
3. Thực phẩm giúp làm giảm nguy cơ và bùng phát bệnh gout
Chế độ ăn nhiều rau giúp giảm nguy cơ bệnh gout.
Bệnh gout bùng phát do nồng độ acid uric trong cơ thể cao. Tránh xa các loại thực phẩm có hàm lượng purine cao vì chúng có thể khiến nồng độ acid uric tăng hơn.
Lưu ý, không phải tất cả các nguồn purine đều như nhau. Nguồn purine từ động vật có xu hướng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout nhưng các loại rau có hàm lượng purine cao dường như không làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Chế độ ăn ít purine là lựa chọn tốt nhất nếu đang cố gắng ngăn ngừa bệnh gout bùng phát. Chế độ ăn DASH và chế độ ăn Địa Trung Hải đều được khuyến khích để giúp ngăn ngừa bệnh gout. Cả hai đều có chế độ ăn giàu rau và có một lượng thịt hạn chế.
Các loại thực phẩm được chứng minh là giúp giảm nồng độ acid uric:
Caffeine, đặc biệt là trà.
Vitamin C liều cao.
Các sản phẩm từ sữa ít béo.
Thực phẩm đậu nành.
Các loại dầu thực vật như ô liu, hướng dương.
4. Những cách khác để làm giảm nguy cơ bệnh gout
Lý do thực phẩm chỉ có tác dụng ở một mức độ nhất định trong việc giảm bệnh gout là do cơ thể tạo ra khoảng 70% acid uric trong má.u. Vì vậy, chế độ ăn ít purine chỉ có thể giúp giải quyết 30% còn lại.
Người thừa cân nên giảm cân, tuy nhiên không nên nhịn ăn vì nó có thể gây ra cơn gout tấ.n côn.g. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về những thay đổi trong chế độ ăn uống nếu bị bệnh gout và đang cố gắng giảm cân.
Nếu đang dùng bất kỳ loại thuố.c điều trị nào, hãy đảm bảo dùng chúng theo chỉ dẫn. Cũng lưu ý, một số loại thuố.c như Aspirin và thuố.c lợi tiểu (còn gọi là thuố.c nước) có thể gây ra cơn đau do bệnh gout. Hãy nói chuyện với bác sĩ về các loại thuố.c đang dùng, bao gồm cả thuố.c không kê đơn và thuố.c bổ sung.
Tăng acid uric má.u: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh Tăng acid uric má.u là tình trạng chỉ số acid uric trong má.u cao bất thường, xảy ra khi cơ thể phâ.n hủ.y purin quá mức hoặc không đào thải được acid uric ra khỏi cơ thể. Tăng acid uric là một tình trạng sức khỏe báo động, có thể dẫn đến tổn thương xương khớp vĩnh viễn, cũng như tăng nguy cơ...