Được chồng bảo lãnh sang nước ngoài, sống chẳng khác gì bạn trọ chung nhà
Cô cảm thấy ấm ức, bất công khi mình phải chịu đựng cuộc hôn nhân như vậy. Cô không đòi hỏi một cuộc sống giàu sang, một người chồng thành đạt, giỏi kiếm tiền. Với cô, cuộc sống có thể không giàu có về vật chất nhưng tình cảm phải có.
Mới theo chồng sang nước ngoài sinh sống nhưng cô cảm thấy vô cùng mệt mỏi, cạn cảm xúc với người chồng chi li với vợ từng đồng. Nếu so về mọi mặt, cô không hề thua kém chồng nhưng anh lúc nào cũng coi cô như người vợ ăn bám.
Cô sinh ra trong gia đình khá giả, có công việc tốt. Kinh tế gia đình anh khó khăn nhưng bố mẹ vẫn vay mượn để cho anh đi du học. Sau khi tốt nghiệp, anh ở nước ngoài làm việc, thỉnh thoảng về Việt Nam. Từ lúc yêu, chưa bao giờ anh rộng rãi với cô. Thế nhưng, cô nghĩ, khi kết hôn, vì vợ vì con, anh sẽ thay đổi.
Kết hôn, cô theo chồng sang nước ngoài sinh sống. Lẽ ra, khi biết cô có bầu, anh và gia đình anh phải là người mừng nhất. Vậy mà, anh và mẹ suốt ngày càm ràm, cằn nhằn nói cô không biết kế hoạch, chưa có nhiều tiền mà đã định đẻ con. Thế nên, dù nghén ngẩm vì mang thai, có những hôm nghén nặng, cô vẫn phải cố đi làm. Cô không dám nghỉ một ngày vì không muốn nghe chồng “lải nhải” tiếc tiền.
Vợ mang thai nhưng anh tiếc cả tiền mua thuốc bổ cho vợ uống. Mở miệng là anh than thở với cô thứ này đắt, thứ kia không rẻ. Cô bảo anh mua thứ gì, anh cũng nói tốn tiền. Ở Việt Nam, cô được sống đầy đủ bao nhiêu thì sang nước ngoài ở cùng chồng, cô lại thiếu thốn bấy nhiêu.
Video đang HOT
Ở cùng người chồng lúc nào cũng tính toán từng đồng, lại không có người thân bên cạnh, cô cảm thấy rất cô độc, không biết chia sẻ cùng ai. Gọi điện về tâm sự cùng bố mẹ thì bố mẹ cô lại bênh con rể chằm chặp. Chồng cô có như thế nào thì trong mắt họ, con rể vẫn luôn luôn đúng. Bởi với bố mẹ cô, việc con gái được chồng bảo lãnh sang nước ngoài, đó là may mắn lớn. Chính vì vậy, bố mẹ cô lúc nào cũng bắt con gái phải nghe lời chồng, phục vụ chồng và cấm con có “ý đồ” gì, dù con cảm thấy không hạnh phúc, vui vẻ.
Ảnh minh họa
Cô cảm thấy ấm ức, bất công khi mình phải chịu đựng cuộc hôn nhân như vậy. Cô không đòi hỏi một cuộc sống giàu sang, một người chồng thành đạt, giỏi kiếm tiền. Với cô, cuộc sống có thể không giàu có về vật chất nhưng tình cảm phải có. Vợ chồng phải tâm sự, chia sẻ, yêu thương. Đằng này, được “mác” sang nước ngoài sống cùng chồng nhưng có ai biết cô lủi thủi, cô đơn thế nào. Việc gì cô cũng phải tự thân vận động. Cô và chồng chẳng khác gì bạn trọ chung nhà, thân ai nấy sống, tiền ai người nấy cầm.
Cô cảm thấy rất mệt mỏi khi phải sống cùng người chồng mà coi vợ chẳng khác gì “người dưng”. Nghĩ đến khi sinh con, nghĩ người chồng vô tâm để mặc cô tự xoay sở với đứa con đỏ hỏn, cô lo mình bị trầm cảm sau sinh. Nếu bố mẹ cô thương và hiểu con gái, cô đã không do dự về Việt Nam để sinh nở. Lần đầu làm mẹ, bao nhiêu bỡ ngỡ, lúng túng, vậy mà xung quanh cô chẳng có ai bên cạnh. Cô cảm thấy rối bời, chán nản trước cuộc hôn nhân không nhìn thấy ánh sáng của mình.
Trong hôn nhân có một nét đẹp gọi là "tu khẩu", ai thấu hiểu được thì đời đời hạnh phúc
Nhiều cặp vợ chồng sau khi kết hôn thì họ dường như quên hết đi nguyên nhân ban đầu họ đến với nhau.
Lúc này cả hai chỉ biết soi mói và những khuyết điểm của nhau. Dùng khuyết điểm của nửa kia để che đi sự thiếu sót của mình thì chính là thói quen lừa dối bản thân mình.
1. Tốt hay xấu nằm ở trong suy nghĩ
Khi gặp mâu thuẫn, tranh chấp với nửa kia thì tốt nhất hai người nên trò chuyện một cách có lý trí. Nếu bạn muốn tìm ai đó để chia sẻ thì hãy biết chọn người đáng tin. Quan trọng, nếu bạn nghĩ cho đối phương, hi vọng hai bên hòa hợp thì mọi mâu thuẫn sẽ được giải quyết. Còn cả hai lúc nào chỉ nghĩ đến tức giận thì hôn nhân không thể bền vững được.
2. Hóa giải duyên nợ
Giữa vợ và chồng, ngoài tình nghĩa còn có duyên nợ. Thế nên khi phải đối diện với những bất công, oan ức thì nếu có thể hãy biết mở rộng lòng mình thì phần ác duyên sẽ được hóa giải. Nếu không biết kiềm chế cảm xúc, cứ trách móc đối phương thì chắc chắn khó mà hòa hợp được.
3. Hãy nhìn vào những ưu điểm
Nhiều cặp vợ chồng sau khi kết hôn thì họ dường như quên hết đi nguyên nhân ban đầu họ đến với nhau. Lúc này cả hai chỉ biết soi mói và những khuyết điểm của nhau. Dùng khuyết điểm của nửa kia để che đi sự thiếu sót của mình thì chính là thói quen lừa dối bản thân mình. Đúng sai về mặt hình thức nhiều khi chẳng quan trọng. Nếu bạn biết nhìn vào mặt tốt của vợ/chồng để biết khen ngợi họ thì hôn nhân ngày càng thịnh vượng.
4. Đừng xem nhẹ hôn nhân
Đã kết hôn thì nhất định phải xem trọng nhau. Hôn nhân không những mang ý nghĩa lời thề thiêng liêng mà còn là nơi để cả hai vợ chồng cùng nhau vượt qua những khó khăn. Đời người vốn dĩ không như ý, cuộc sống cũng có lúc thăng trầm. Điều cần phải học khi gặp khó khăn chính là đừng than vãn.
Nếu trong lòng có tức giận hãy biết cách học cách nhẫn nhịn, tu khẩu. Nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ cũng chỉ vì những chuyện không đâu, những chuyện đáng nên nhẫn mà lại không được nhẫn.
Người 'phú quý đại tài' đều có 5 đặc điểm vượt qua người thường Người thành công, ắt có điểm đáng quý. Nhưng phàm là người phú quý đại tài thì đều có 5 điểm vượt người thường. Thứ nhất: Khảng khái, rộng lượng Khảng khái rộng lượng, khiến người khác tôn trọng, khiến người khác tin tưởng. Người nhỏ nhen ích kỉ, đi đâu cũng bị ghét, bị người ta xem thường. Người khảng khái rộng...