Được cho đất sống riêng mà chồng trì hoãn làm sổ đỏ, 5 năm sau vợ mới ngã ngửa vì lý do không ngờ
Khi tình cờ biết được lý do thật sự vì sao Hưng không chịu đi làm sổ đỏ, Mai ngã quỵ, nước mắt cứ tuôn ra không ngừng.
Mai và Hưng lấy nhau cái, được bố mẹ chồng cho ngay mảnh đất ngoài phố để sống. Ông bà cũng tâm lý, bảo:
- Đấy, tài sản cả đời của bố mẹ chỉ có nhiêu vậy thôi. Bố mẹ sống trong ngõ cho yên tĩnh và thờ cúng tổ tiên. Hai đứa ra đó cho tiện đi lại, có muốn kinh doanh, buôn bán gì cũng dễ.
Khỏi phải nói, Mai rưng rưng cảm ơn bố mẹ chồng. Chắc kiếp trước cô đã tu thành chính quả nên kiếp này mới gặp được bố mẹ chồng hiền lành, phúc đức như vậy.
Ai cũng nức nở khen số Mai sướng, vừa lấy về đã được cho ra ở riêng. Nhưng bên cạnh niềm vui, vợ chồng Mai cũng lo lắng lắm vì phải dành dụm tiền để xây nhà. Mảnh đất trơ trụi không, hai vợ chồng sống thế nào được.
Vay mượn thêm, Mai và Hưng cố dựng xây căn nhà một tầng để chui ra chui vào, khi nào làm ăn khấm khá hơn lên tầng nữa sau. Vì xác định mục tiêu rõ ràng nên cả hai vợ chồng lúc nào cũng cố cày cuốc và tiết kiệm.
(Ảnh minh họa)
Cưới nhau hơn 1 năm, Mai có bầu. Lúc này, nợ cũ cũng đã trả hết cô mới nghĩ tới việc hai vợ chồng cần phải đi làm sổ đỏ. Thế nhưng, Hưng cũng bận nên đành hoãn lại:
- Không làm sổ đỏ thì đất vẫn còn đấy chứ đi đâu mà sợ hả em? Dạo này em bầu bí, chi tiêu cũng tốn kém hơn, để anh tập trung vào kiếm tiền đi. Ba cái chuyện sổ đỏ khi nào cũng được.
Tới khi cô sinh con, thằng cún 2 tuổi, sổ đỏ vẫn là tên bố mẹ chồng. Lúc này, vì thấy bạn bè khuyên nhủ nên làm sổ đỏ đứng tên hai vợ chồng đi, Mai mới lật lại vấn đề.
Thế nhưng, Hưng lại tiếp tục lảng đi:
- Sao em cứ đòi chuyện làm sổ đỏ thế nhỉ? Em sợ bố mẹ lừa em à?
Video đang HOT
- Anh hay nhỉ, trước sau gì cũng phải làm thì làm luôn tên vợ chồng mình đi.
- Mảnh đất này vẫn đứng tên bố mẹ, đi làm lại là được. tóm lại vợ chồng mình chẳng mất gì, em không phải lo.
- Thế anh nói cho em lý do tại sao không nên làm thời điểm này?
- Thế em nói tại sao mình cần phải làm đi?
- Trước sau gì mình cũng phải làm, chi bằng mình làm luôn giờ đi. Hơn nữa, chi phí làm sổ đỏ cũng tăng lên khi nào chẳng biết. Và có sổ đỏ tên mình, không phải cả hai vợ chồng cũng có động lực làm hơn à?
- Anh chẳng thấy thế. Khi nào sẵn sàng thì anh tự khắc làm, em đừng giục nữa.
Kết thúc cuộc nói chuyện, cả hai vợ chồng đều bực bội.
Thế nhưng một buổi chiều thứ 7 nọ, được làm về sớm nên tôi vào đón con mà không báo trước. Tuy nhiên, thay vì đi xe máy thì tôi lại muốn đi bộ để dắt con thể dục một chút.
(Ảnh minh họa)
Vào tới cổng, tôi bất ngờ thấy xe máy của Hưng đã ở đó, có chút bất ngờ nhưng tôi vẫn tiến vào trong sân.
Tại đây, tôi chết trân khi nghe thấy bố mẹ chồng tôi bảo:
- Nó lại đòi làm sổ đỏ à? Hay nó có ý đồ gì hả con?
- Chắc cũng không có gì đâu mẹ ạ. Nhưng đàn bà mà, họ hay lo lắng, lúc nào cũng tính cầm đằng chuôi cơ. Con thì không đồng ý, vì đó là đất bố mẹ cho mà. Nhà thì xây lên, sau này lỡ có chuyện gì thì cô ấy cũng không có phần.
- Ừ, thôi, con tính sao hợp lý thì làm. Bố mẹ sinh ra con, chỉ cần con biết tự bảo vệ quyền lợi của mình. Vợ chồng thì vợ chồng, sống nay chứ ai biết mai thế nào.
Sau đó, gia đình họ còn bàn bạc về việc làm thế nào để khiến tôi không đòi hỏi đứng chung tên mảnh đất ấy. Tôi không đủ dũng cảm để tiến vào trong, quay ra mà nước mắt như mưa. Tôi phải làm thế nào đây, người chồng chung chăn gối của tôi còn có suy nghĩ này tôi biết phải làm sao?
Theo afamily.vn
Nói chuyện thân thiết với con: Chuyện tưởng dễ nhưng đảm bảo không phải cha mẹ nào cũng biết cách
Nếu bạn đang loay hoay để có một cuộc nói chuyện thân thiết với con mìn thì hãy thử 5 kỹ thuật này.
Khi trẻ em trở về nhà từ trường học, hoặc các trại nghỉ qua đêm, nhà bạn bè hoặc những nơi khác không có cha mẹ, thông thường các bậc cha mẹ sẽ hỏi xem "Ngày hôm nay của con như thế nào?". Câu trả lời mà họ nhận được thường ngắn gọn như "tốt" hoặc là có hoặc không.
Vậy làm thế nào bạn có cuộc nói chuyện thực sự thân thiết với trẻ để biết những gì đang xảy ra trong cuộc sống của chúng?
1. Không chờ đến khi về nhà - hãy đặt câu hỏi trong xe
Khi bạn lái xe đưa trẻ đến trường hoặc nhà của một người bạn, đó là khi chúng mở lòng với bố mẹ nhiều nhất. Tiến sĩ Laura Markham, nhà tâm lý học lâm sàng, gợi ý rằng, trẻ em có nhiều khả năng trả lời những câu hỏi "trong một bối cảnh bất ngờ"
Đi xe và nói chuyện không có gì mới, nhưng tình huống này không cần tiếp xúc bằng mắt khiến trẻ không cảm thấy bị áp lực từ bố mẹ. Thật dễ dàng để mở lòng về cuộc sống khi trẻ có ít áp lực hơn.
2. Không đặt câu hỏi với một câu trả lời
Tiến sĩ Markham nói nên đặt câu hỏi tập trung. Hãy cụ thể. Các câu hỏi rộng sẽ nhận được câu trả lời rộng. Một ngày học của trẻ dài khoảng sáu hoặc bảy giờ, chúng rất mệt mỏi, và đôi khi bị đói. Bằng cách đưa ra một câu hỏi cụ thể, chúng sẽ dễ dàng trả lời chi tiết cụ thể.
Hãy thử hỏi những điều vui nhất hoặc tệ nhất trong ngày của trẻ. Hỏi chúng đã chơi với ai hay ăn trưa cùng ai. Hãy hỏi môn học yêu thích của trẻ hay hoạt động trẻ yêu thích là gì và tại sao. Những câu hỏi và câu trả lời này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về những gì đang xảy ra với con bạn - những gì trẻ quan tâm hay bạn bè trẻ chơi cùng.
3. Quan sát con
Trẻ em không phải lúc nào cũng dễ dàng mở lòng. Tiến sĩ Markham đưa ra lời khuyên: "Nếu con của bạn không mở lòng khi nói chuyện, hãy chú ý đến những gì chúng nói với bạn và bạn có thể nói với con.
"Con có vẻ mệt, mẹ tự hỏi con có muốn đi học không?", "Đây là một tình huống nhạy cảm, mẹ tự hỏi con có thể làm gì bây giờ?", "Có cách nào để làm nó tốt hơn không?"...
Đây là những câu hỏi đơn giản mà một đứa trẻ có thể sẵn lòng mở ra. Đôi khi một sự thúc đẩy nhẹ nhàng vào cuộc đàm thoại có thể giúp ích rất nhiều.
4. Để ý giọng điệu của bạn, không giảng bài hoặc phản ứng thái quá
Đôi khi trẻ em chỉ cần nói những vấn đề của chúng hơn là phải nghe dạy bảo. Nếu có một vấn đề thực sự, bạn có thể cho trẻ một số hỗ trợ để giúp chúng giải quyết vấn đề. Bạn có thể hỏi chúng cảm thấy thế nào về một tình huống nhất định và kế hoạch tiếp theo của chúng là gì hoặc chúng muốn sửa nó như thế nào. Hãy để chúng tìm ra giải pháp riêng của mình sẽ giúp chúng cảm thấy tự tin hơn trong khả năng tự mình giải quyết vấn đề.
Ngoài ra, khi chúng ta hướng dẫn trẻ em giải quyết các tình huống khó khăn hoặc lắng nghe một cách chăm chú khi chúng nói, chúng cảm thấy có giá trị, lời nói của chúng là quan trọng, ít nhất là với bạn.
5. Nghe và lặp lại
Cuộc sống bận rộn đến mức đôi khi chúng ta không để ý trẻ con nói gì. Điều này dẫn đến trẻ cảm thấy chúng không có giá trị.
Trẻ cần biết chúng ta lắng nghe chúng. Tiến sĩ Markham nói, "Nhận ra những lời của trẻ bằng cách lặp lại và thừa nhận những cảm xúc của chúng bằng cách cộng hưởng trong phản ứng của bạn". Nếu con bạn nói: " Con ghét giáo viên đó", bạn không cần phải đồng ý, thay vì thế hãy nói "Có vẻ như con không thích cô Jones nhỉ? "
Đừng cố giải quyết vấn đề hộ trẻ. Chúng muốn và cần tìm giải pháp riêng của mình. Hãy để chúng nói chuyện và thừa nhận những gì chúng nói.
Nếu bạn không lái xe đưa con từ trường về, hãy tìm thời gian khác hoặc không gian khác. Lái xe đến cửa hàng tạp hóa, đi dạo hoặc ngồi trên một hiên nhà với nhau có thể hiệu quả. Lúc đầu, cuộc trò chuyện có thể khó khăn, nhưng khi bạn nói chuyện thường xuyên, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ phát triển.
Theo giadinh.net.vn
9 bí mật thầm kín về "chuyện ấy" mà chàng luôn muốn người yêu của mình hiểu rõ Các anh chàng thường không bày tỏ mong muốn của mình thẳng thừng, đặc biệt trong những việc nhạy cảm như việc "giường chiếu".Nhưng bạn có biết, đấng mày râu luôn mong muốn cô nàng của mình nắm được 9 bí mật sau? Mỗi cô gái đều có nét quyến rũ của riêng mình. Đặc biệt đối với "chuyện ấy", các cô gái...