Được cập nhật kiến thức mới, cơ hội việc làm cao hơn
Nhờ làm tốt công tác gắn kết giữa đào tạo và tạo việc làm mà nhiều năm qua, hơn 90% số học sinh Trường Trung cấp Nghề nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội sau khi tốt nghiệp đã có việc làm với thu nhập cao.
Nâng chất lượng đào tạo
Mới đây, trường đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức phiên giao dịch việc làm chuyên đề Nhà hàng – Khách sạn kết nối cung – cầu.
Ông Nguyễn Xuân Hùng – Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn cho biết, mỗi năm trường đào tạo được hàng nghìn học sinh làm chuyên ngành liên quan tới nhà hàng – khách sạn. Hiện tại trường đào tạo nghề ở chuyên ngành về nấu ăn, làm bánh, dịch vụ buồng phòng. Tới đây, nhà trường sẽ mở rộng đào tạo về dịch vụ nhà hàng, lưu trú và nhiều lĩnh vực có liên quan.
Lao động tìm kiếm việc làm trong phiên giao dịch. Ảnh: N.T
Phiên giao dịch việc làm chuyên đề nhà hàng – khách sạn ngày 16.11 có 57 doanh nghiệp tham gia, tổng nhu cầu tuyển dụng hơn 1000 chỉ tiêu. Các vị trí việc làm đều hấp dẫn với lao động bởi các nhà tuyển dụng có uy tín cao và mức lương vô cùng hấp dẫn.
“Hiện nay nguồn nhân lực trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng vẫn còn hạn chế, chất lượng thấp chưa bắt kịp với xu thế phát triển mạnh mẽ trong thực tiễn. Do vậy, có nhiều em tốt nghiệp không thể xin được việc làm đúng chuyên ngành. Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực này thì rất lớn. Trước bối cảnh này, trường đã nâng cao chất lượng đào tạo qua việc liên tục cập nhật kiến thức kỹ thuật mới trong chuyên ngành khách sạn – nhà hàng” – ông Hùng nói.
Video đang HOT
Song song với việc nâng cao chất lượng, mở rộng chuyên ngành đào tạo, nhiều năm qua trường đã thực hiện tư vấn giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên. Gần đây nhất, trường kết nối với các trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn để giúp học sinh tìm kiếm việc làm.
Em Đỗ Mai Anh – sinh viên năm cuối chuyên ngành lễ tân, chia sẻ: “Tham dự phiên giao dịch việc làm, vị trí em đang nhắm đến là nhân viên của khách sạn Grand Plaza hoặc khách sạn Á Châu. Phía nhà tuyển dụng hứa sẽ trả lời ngay sau khi có kết quả”.
Tăng kết nối cung – cầu
Ông Tạ Văn Thảo – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho rằng: “Ngành du lịch – nhà hàng – khách sạn là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế nước ta. Nhóm ngành này đang có những bước tiến nhảy vọt và phát triển bền vững trước tiến trình hội nhập. Vì vậy, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho ngành này là rất lớn, số lượng ứng viên nhiều và tăng mạnh qua các năm. Tuy nhiên, trên thực tế, rất đông ứng viên vẫn đang khá khó khăn trong quá trình tiếp cận, tìm việc làm trong ngành, thậm chí phải làm việc trái ngành”.
Ông Thảo cũng cho rằng để được làm việc trong ngành nghề này, đòi hỏi người lao động phải có sự nhạy bén trong giải quyết tình huống. Nhưng nhiều bạn sinh viên, học viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm thường lúng túng khi làm việc trong môi trường này. Ngoài ra, với nền kinh tế hội nhập như hiện nay, vốn ngoại ngữ cũng là một yêu cầu tất yếu để đáp ứng công việc của ngành, nhưng đa số các bạn sinh viên lại hạn chế về việc này.
“Phiên giao dịch việc làm lần này là cơ hội để kết nối giữa doanh nghiệp với người lao động tìm việc làm của ngành du lịch – nhà hàng – khách sạn nhằm cung cấp thông tin cho người lao động. Qua đó người lao động vừa được tiếp xúc trực tiếp với nhà tuyển dụng, vừa được tư vấn những kiến thức cần thiết cho việc lựa chọn công việc và ngành nghề phù hợp với khả năng của bản thân”- ông Thảo nhấn mạnh.
Theo Danviet
Huyện nghèo Đầm Hà phấn đấu cuối năm 2017 có 3 xã về đích NTM
Là huyện miền núi, ven biển còn nhiều khó khăn, với 80% dân số sống bằng nghề nông, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực chất lượng cao còn ít. Nhưng trong 9 tháng đầu năm 2017, 3 xã: Dực Yên, Quảng Tân, Đầm Hà của huyện Đầm Hà được đánh giá "gần sát nút" đích NTM. Điều này cho thấy sự cố gắng, phấn đấu của các cấp chính quyền và nhân dân trên địa bàn huyện.
"Gần sát nút" đích NTM
Bắt tay vào xây dựng NTM, huyện Đầm Hà có xuất phát điểm thấp, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; hạ tầng kỹ thuật, nhất là khu vực nông thôn, vùng cao còn thiếu thốn, không đồng bộ, thu nhập của người dân còn thấp; việc huy động nguồn lực chung tay xây dựng NTM khó khăn; xây dựng, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả còn hạn chế...
Song với quyết tâm cao, quyết liệt, sâu sát địa bàn, sau nhiều năm triển khai, việc thực hiện chương trình xây dựng NTM đã đạt nhiều kết quả tích cực. Nhận thức của phần lớn cán bộ, đảng viên và nhân dân có sự chuyển biến tốt. Các địa phương, các ngành, đoàn thể đã chủ động trong triển khai thực hiện; nhiều tiêu chí, nhiệm vụ đã đạt kết quả cao, những cách làm hay, sáng tạo được áp dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, cơ sở.
Sản phẩm OCOP củ cải Đầm Hà đã tạo nên thương hiệu, giúp người nông dân yên tâm phát triển sản xuất.
Tiêu biểu, đã có nhiều hoạt động thiết thực được triển khai tổ chức thực hiện như vận động nhân dân dồn đổi ruộng đất, hiến đất, tham gia kinh phí, ngày công làm đường nội thôn, phát động phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường, đường làng, ngõ xóm; thực hiện xây dựng khu dân cư nông thôn kiểu mẫu; vận động nhân dân tham gia giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng các tổ chức đoàn thể cơ sở vững mạnh...
Trồng củ cải giúp người dân ổn định cuộc sống, cho thu nhập cao mỗi năm.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Bí thư huyện ủy Đầm Hà cho biết: Đầm Hà là một huyện còn rất nghèo, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Nhưng chỉ trong 9 tháng đầu năm 2017, 3 xã trên địa bàn huyện đã đáp ứng được gần đủ 20 tiêu chí và 53 chỉ tiêu về nông thôn mới giai đoạn 2017- 2020. Trong 3 tháng cuối năm, huyện sẽ tiếp tục phấn đấu đưa 3 xã này đạt chuẩn năm 2017.
Phấn đấu đưa 3 xã đạt chuẩn năm 2017
Tính đến nay, toàn huyện đã giải ngân được 1.820 triệu/15.676 triệu bằng 12% so với nguồn vốn được phân bổ. UBND huyện đã phê duyệt kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất với tổng số tiền 2.159.604 triệu đồng.
Tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư vào các vùng quy hoạch tập trung về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông sản và dược liệu trên địa bàn huyện. Triển khai thực hiện chương trình 135 năm 2017 ngay sau khi có quyết định phân khai nguồn vốn của tỉnh, trong đó tập trung hướng dẫn thực hiện hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với đề án đưa các xã thoát 135 và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo đúng trình tự với kinh phí thực hiện 5.475 triệu đồng; điều chuyển nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất chương trình xây dựng nông thôn mới cho 2 thôn đặc biệt khó khăn (Tân Đức, Yên Sơn) chưa được phân bổ nguồn vốn 135 để thực hiện hợp phần phát triển sản xuất theo chương trình 135 là 1.395 triệu đồng.
Nông dân Ty Văn Bích (xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà) giới thiệu chiếc máy thái củ cải mới đầu tư.
Tập trung phát triển sản phẩm OCOP về số lượng và chất lượng. Quy mô sản lượng, trữ lượng lưu trữ các sản phẩm OCOP duy trì ổn định. Đăng ký sản phát triển 2 sản phẩm OCOP mới; Phê duyệt dự án đầu tư thiết kế lôgô, nhãn mác, bao bì và đánh giá chứng nhận sản phẩm trong chương trình OCOP. Tổ chức Hội thi đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện.
Để đạt mục tiêu phát triển sản xuất hoàn thành chương trình 135 vào cuối năm, góp phần quá trình đưa 9/9 xã phấn đấu "về đích" giai đoạn 2017- 2020, cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở cần tiếp tục thể hiện quyết tâm, nỗ lực nhiều hơn nữa. Huyện cần tập trung sản xuất, thu hút đầu tư, nâng cao thu nhập và làm thay đổi căn bản đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; nâng cao hạ tầng kỹ thuật nông thôn theo hướng đồng bộ; tăng cường xã hội hóa, đẩy mạnh thực hiện dân chủ ở cơ sở; giữ vững an ninh trật tự, bảo vệ môi trường nông thôn, xây dựng nếp sống văn minh.
Mục tiêu của huyện đến hết năm 2017 là phấn đấu đưa 3 xã về đích nông thôn mới. Trong 9 tháng đầu năm 2017 huyện Đầm Hà đã chỉ đạo thực hiện đạt kết quả tốt. Cụ thể: Xã Dực Yên đạt 17/20 tiêu chí, 46/53 chỉ tiêu (tăng 8 tiêu chí, 10 chỉ tiêu so với đầu năm); Xã Quảng Tân đạt 16/20 tiêu chí, 47/53 chỉ tiêu (tăng 5 tiêu chí, 9 chỉ tiêu so với đầu năm); Xã Đầm Hà 17/20 tiêu chí, 46/53 chỉ tiêu (tăng 5 tiêu chí, 8 chỉ tiêu so với đầu năm). Đến thời điểm hiện tại, xã cao nhất đạt 17/20 tiêu chí, 46/53 chỉ tiêu; xã thấp nhất đạt 6/20 tiêu chí, 24/53 chỉ tiêu.
Theo Danviet
Lần thứ 2 Việt Nam giành huy chương tại kỳ thi tay nghề thế giới Nhờ chủ trương đúng đắn xã hội hoá công tác huấn luyện nghề cho các thí sinh mà năm nay, một lần nữa đoàn Việt Nam lại giành được tấm Huy chương Đồng trong kỳ thi tay nghề thế giới. Có kỹ năng là có tự tin Tiếp nối thành công từ cuộc thi tay nghề thế giới lần thứ 43 năm 2015,...