Được bố mẹ hứa thưởng 3 tỷ nếu đỗ đại học, nam thanh khiến CĐM tranh cãi trái chiều khi hỏi “Nên làm gì”
Câu chuyện của anh chàng “đại thiếu gia” này đang khiến CĐM có những tranh cãi trái chiều.
Ngưỡng cửa đại học luôn là thử thách, mơ ước cũng như là một cột mốc đáng nhớ trong cuộc đời của mọi học sinh tại Việt Nam. Tuy nhiên, để bước tới “chân trời mới” này, trở thành một sinh viên chân chính, kỳ thi đại học đầy căng thẳng và áp lực cũng là thứ mà chúng ta phải trải qua. Với tính chất quan trọng của nó, không lạ khi rất nhiều bậc phụ huynh không ngại mà hứa hẹn, đôi khi là treo thưởng cho con em mình để khích lệ, động viên các sĩ tử. Tuy nhiên, điều này đôi khi cũng gây ra những tranh cãi trái chiều, điển hình như câu chuyện dưới đây, khi mà một thanh niên khiến nhiều người phải bất ngờ khi chia sẻ mốc tiền thưởng mà phụ huynh dành tặng cho mình nếu thi đỗ đại học.
Nam sinh gây sốc khi chia sẻ mức thưởng khủng mà phụ huynh dành tặng (Ảnh minh họa)
Cụ thể, những ngày gần đây, trên một diễn đàn Confession khá nổi tiếng, bất ngờ xuất hiện một bài đăng gây xôn xao cộng đồng mạng. Theo đó, vấn đề khá “hóc búa” được đặt ra, khi một nam thanh niên đăng đàn hỏi rằng anh chàng nên làm gì nếu như thi đỗ đại học và giật được số tiền thưởng trị giá lên tới 3 tỷ – con số mà có lẽ nhiều người lao động cả đời chưa chắc đã có được.
Bài đăng gây xôn xao cộng đồng mạng của anh chàng
Video đang HOT
Bên cạnh con số 3 tỷ khá sốc, anh chàng này cũng tỏ ra điềm đạm khi hỏi cách đầu tư với số tiền này khi không có nhu cầu mua nhà, mua xe mà lại hướng tới việc gửi ngân hàng để hưởng lãi suất. Ngoài ra, chủ nhân của bài viết cũng lên tiếng chia sẻ rằng tin hay không thì tùy mọi người, nhưng đây chắc chắn không phải là câu chuyện mang tính khoe mẽ. Thế nhưng, dù đã cố “rào” trước như vậy, bài đăng vẫn nhận phải không ý kiến trái chiều từ phía cộng đồng mạng.
Phản ứng trái chiều từ phía cộng đồng mạng
Tất nhiên, nhiều người cũng có lý do để nghi ngờ khi đây là một màn “khoe của” trá hình vì thực tế, những câu hỏi và các câu chuyện gây sốc như vậy thì thường là sẽ chẳng nhận được những lời khuyên gì quá hữu ích từ phía CĐM cả. Thế nên, việc tạo ra một chủ đề gây sốc như vậy đơn thuần chỉ là để thu hút sự chú ý mà thôi.
Chàng trai bỏ lương nghìn đô về quê nghèo dạy học
Vươn lên từ nghèo khó, Liu Xiuxiang, 32 tuổi, nhận ra giá trị quan trọng của giáo dục nên ứng tuyển làm giáo viên tại quê nhà.
Thầy Liu Xiuxiang là Hiệu phó kiêm giáo viên dạy Lịch sử tại trường THCS Thực nghiệm Wangmo, thị trấn Wangmo, tỉnh Quý Châu. 12 năm trước, Liu từng nổi tiếng với biệt danh "cậu con trai hiếu thảo" khi đưa người mẹ mắc bệnh tâm thần cùng lên giảng đường đại học.
Khi Liu lên 4, cha anh qua đời vì bạo bệnh. Mẹ anh mắc chứng trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Anh chị ruột của anh bỏ nhà đi nơi khác làm ăn và không bao giờ trở lại. Cậu bé Liu thường bị trêu chọc, ném phân bò vào người.
Hai mẹ con Liu sống qua ngày nhờ trợ cấp của chính quyền địa phương. Nhờ thành tích học tập xuất sắc, Liu được miễn học phí ở trường cấp hai. Ngoài giờ học, anh đi thu gom rác, kiếm gần 20 nhân dân tệ (khoảng 70.000 đồng) mỗi tuần để trang trải sinh hoạt.
Lên trung học, Liu cùng mẹ chuyển đến thị trấn Anlong, tỉnh Quý Châu, cách quê cũ Wangmo hai giờ lái xe. Anh thuê chuồng lợn giá 200 nhân dân tệ một năm làm nơi ở, phải dán bao tải lên vách chuồng vào mùa đông để giữ ấm. Vào dịp hè, anh làm việc liên tục 18 giờ mỗi ngày tại trạm thủy điện để kiếm tiền đóng học phí.
Vì làm việc lao lực, Liu bị ốm, trượt kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia gaokao năm 2007. "Khi ấy, tôi hận cha vì đưa tôi đến thế giới này nhưng không chăm sóc tôi. Tôi không thể học để thi lại như mọi người vì tôi phải kiếm sống", Liu nói.
Anh làm thêm tại một nhà tắm công cộng. Nhờ trò chuyện với khách hàng, Liu nhận ra chỉ có thể thành công khi được học hành nên nghỉ việc, ôn thi lại.
Vì không có tiền, anh cầu xin hiệu trưởng một trường cấp ba tư thục cho phép học miễn phí nhưng bị từ chối bốn lần. Đến lần thứ năm, do thấy anh quỳ xuống van nài, thầy hiệu trưởng đã cảm động và chấp nhận cho theo học.
Sau một năm ôn luyện, Liu trúng tuyển ngành Lịch sử học tại Đại học Lâm Nghi, thị trấn Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông. Do lịch học dày đặc, không thể chăm sóc người mẹ bị bệnh, Liu thường đưa mẹ lên giảng đường. Từ đó, anh được báo chí quan tâm, đặt biệt danh là "cậu con trai hiếu thảo".
Thầy Liu Xiuxiang (phải) trao đổi với nhà hảo tâm về kế hoạch tài trợ cho học sinh khó khăn. Ảnh: China Daily.
Tốt nghiệp đại học năm 2012, Liu được đề nghị làm nhân viên kinh doanh cho một công ty tại Bắc Kinh với mức lương một năm là 75.000 USD (khoảng 1,7 tỷ đồng). Tuy nhiên, anh từ chối. "Tôi không muốn được tuyển vì là chàng trai đưa mẹ đến trường. Tôi muốn được tôn trọng thay vì thương hại", Liu giải thích.
Thời điểm đó, thị trấn Wangmo quê anh vẫn chậm phát triển, người dân không chú trọng giáo dục. Khoảng 46.000 người Wangmo có trình độ từ tiểu học trở xuống. Vì muốn giúp đỡ xây dựng quê nhà, Liu nộp đơn ứng tuyển làm giáo viên.
Những ngày đầu công tác, Liu ngạc nhiên khi thấy một số học sinh trong trường hút thuốc, hẹn hò thay vì học tập. Anh giúp các em thay đổi bằng cách nấu ăn, trò chuyện như những người bạn. Anh thường đến nhà vận động phụ huynh cho con đến trường và quan tâm nhiều hơn đến việc học của con em.
Với mong muốn khích lệ tinh thần học tập cho các em nhỏ, Liu bắt đầu diễn thuyết tại các trường phổ thông trên toàn quốc. Anh kể câu chuyện cuộc đời mình, làm quen và xin tài trợ từ các nhà mạnh thường quân. Từ năm 2012 đến nay, Liu đã giúp hơn 1.900 học sinh có hoàn cảnh khó khăn được nhận tài trợ.
Trong số học sinh của Liu có em Wang Meikuai, 17 tuổi, sống tại thị trấn Wangmo. Mồ côi cha từ nhỏ, mẹ phải chăm sóc em trai và bà nội nên Meikuai không thể tiếp tục đi học. Liu đã kết nối Meikuai với một nhà hảo tâm sống tại Bắc Kinh. Người này đồng ý ủng hộ 7.000 nhân dân tệ (khoảng 24 triệu đồng) mỗi năm để Meikuai hoàn thành ước mơ trở thành nhà thiết kế.
"Tôi muốn đánh thức những đứa trẻ và phụ huynh coi giáo dục là thừa thãi. Giáo dục đã thay đổi số phận của tôi và tôi tin rằng nó cũng thay đổi các em", Liu nói.
Nhận bằng tốt nghiệp theo trend: Nhún chào siêu duyên dáng như hoàng tử, công chúa Lễ tốt nghiệp Đại học luôn là một dịp quan trọng mà không sinh viên nào muốn bỏ qua. Giây phút khoác lên mình bộ đồ cử nhân, bước lên sân khấu và nhận bằng tốt nghiệp (dù chỉ mang tính chất tượng trưng) cũng là khoảnh khắc mà ai cũng muốn nhớ mãi. Trải qua 4 (thậm chí là 5, 6 và...