Được bác sĩ đẹp trai đỡ đẻ, trước mặt chồng gái trẻ vô tình thốt lên: “Sướng quá”
Dù mẹ chồng không hài lòng khi con dâu được bác sĩ nam đỡ đẻ nhưng cô gái lại vui sướng ra mặt.
Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu vốn đã rất nhạy cảm, khi mẹ chồng đưa con dâu đi đẻ lại phát sinh không ít tình huống mâu thuẫn. Nếu mẹ chồng quan điểm cổ hủ và không đặt lợi ích, sự an toàn của con dâu lên hàng đầu thì lại càng khiến con dâu tủi thân, mất mặt. Câu chuyện của mẹ trẻ Trung Quốc mới đây là một trong số đó.
Xiaoli (Trung Quốc) sinh con vào tháng 6 năm nay và người phụ trách ca sinh của cô là một bác sĩ nam rất đẹp trai. Nhìn bác sĩ nam đến giường của Xiaoli để dặn dò chuẩn bị cho ca sinh, dù có chồng ngay bên cạnh, cô vẫn hồn nhiên thốt lên: “Sướng quá”. Vì thật sự bác sĩ nam nổi tiếng đỡ đẻ với thể lực tốt hơn, sự bình tĩnh và lý trí sâu hơn có thể cáng đáng nhiều tình huống vượt cạn tốt hơn bác sĩ nữ. Và chuyện bác sĩ nam trong sản khoa cũng thường gặp nhiều trong xã hội ngày nay.
Tuy nhiên trái ngược với tâm trạng của Xiaoli là thái độ của mẹ chồng cô. Mẹ chồng cô đứng ngay bên cạnh, cau mày lại và nói với bác sĩ nam: “Tôi không chấp nhận con dâu được đỡ đẻ bởi bác sĩ nam. Hãy gọi cho chúng tôi một bác sĩ nữ”. Xiaoli cảm thấy rất bực tức trước ý kiến của mẹ chồng.
May mắn cho Xiaoli, bác sĩ nam đã không nổi giận mà bình tĩnh thuyết phục mẹ chồng cô: “Bác sĩ Lưu đang có việc nhà khẩn cấp. Ở bệnh viện này, tôi có kinh nghiệm lâu năm nhất. Các bằng cấp bà và cô cũng có thể xem. Tôi đã được phân công để thực hiện ca sinh này. Với sự chuyên nghiệp nhất có thể, tôi sẽ giúp sản phụ sinh con suôn sẻ”.
Nghe những lời nói đó, Xiaoli càng cảm phục hơn trước vị nam bác sĩ. Mẹ chồng cô dù vẫn rất khó chịu nhưng không làm cách nào khác được, đành chấp nhận. Ca sinh của Xiaoli diễn ra trôi chảy, cô sinh được một em bé kháu khỉnh. Nhưng Xiaoli nhìn sắc mặt của mẹ chồng khi bế cháu nội trên tay vẫn rất cau có, dường như bà vẫn để tâm chuyện con dâu mình được bác sĩ nam đỡ đẻ.
Phải làm gì khi bà bầu “ngượng đỏ mặt” gặp bác sĩ nam?
Nhiều sản phụ sẽ gặp bác sĩ nam khi sinh nở. Lúc này, sản phụ cần bình tĩnh và tin tưởng vào sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ. Hãy đặt sự an toàn, khỏe mạnh của con lên hàng đầu.
Để đầu óc được thư thái
Nếu mẹ gặp bác sĩ nam trong phòng sinh, mẹ không được hốt hoảng hay kháng cự. Thêm vào đó cũng không được than vãn kêu ca quá nhiều vì sẽ chỉ làm hao tổn sức lực và thể lực của bản thân, rất bất lợi cho cuộc vượt cạn.
Video đang HOT
Người mẹ phải giữ tâm trạng luôn ở trạng thái thoải mái, nhẹ nhàng. Vì các bác sĩ nam khoa được vào phòng sinh ắt hẳn đều là những người có kinh nghiệm nên sản phụ phải tin tưởng vào ý kiến chuyên môn của họ. Chỉ khi có trạng thái tinh thần như vậy, cuộc vượt cạn mới đạt kết quả tốt nhất.
Tập trung vào các vấn đề chủ chốt
Khi vào phòng sinh, gặp bác sĩ nam, mẹ không được quá ương bướng, tỏ thái độ nghi ngờ. Các bà mẹ phải dồn hết tâm sức cho việc sinh nở. Trong khi lắng nghe lời khuyên của bác sĩ, hãy cố gắng hết sức và thực hiện chính xác nhất để giúp bạn sinh con.
Nếu mẹ dồn sức vào việc lo lắng việc nam bác sĩ đỡ đẻ sẽ gây ra căng thẳng, xúc động thái quá. Điều này rất bất lợi cho quá trình sinh nở. Một khi mọi việc trở nên nghiêm trọng, mẹ bé đều sẽ gặp nhiều vấn đề.
Tin tưởng vào sự hướng dẫn của bác sĩ
Các bác sĩ đều có sự tích lũy chuyên môn của riêng mình. Đặc biệt là các bác sĩ sản khoa, chắc hẳn đã phải trải qua thực tế rất nhiều và từng xử lý nhiều sự cố không mong muốn. Nhờ những thành tích vượt trội, họ mới có thể làm công việc này. Hơn nữa, không có sự phân biệt giới tính trong lĩnh vực y khoa, sự khác biệt duy nhất về tốt và xấu của một bác sĩ nằm ở khả năng y tế của họ.
Các bà mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi nhìn thấy bác sĩ nam trong phòng sinh, vì không muốn người khác giới nhìn thấy vùng nhạy cảm riêng tư. Sẽ không có lợi cho sự ra đời của thai nhi nếu mẹ ở trong tình trạng phản kháng. Sản phụ phải chủ động hợp tác với bác sĩ để sau khi sinh, tinh thần trở lại trạng thái tốt nhất.
Đẻ xong xuất viện về nhà, giữa đường chồng thấy thiếu thiếu cái gì đấy, vợ hoảng hốt nhớ ra đã quên thứ tày đình
Khi cả nhà ra khỏi bệnh viện, đi được một đoạn thì khi đang trên xe, đột nhiên người chồng cảm thấy "thiếu một cái gì đấy" khiến cả nhà hốt hoảng.
Sinh con là một việc hao tổn sức lực khiến sản phụ vô cùng mệt mỏi. Ngay sau khi vượt cạn thành công, cơ thể của nhiều bà mẹ trở nên suy nhược, cử động khó khăn, đặc biệt là những sản phụ trải qua sinh mổ phải chịu cảnh đau đớn thấu trời. Thời điểm này, người mẹ thường nhận được sự quan tâm, chăm sóc của cả nhà.
Mới đây, một câu chuyện khiến người trong cuộc được phen hú vía khi sự việc bất ngờ xảy ra tại bệnh viện. Cụ thể, một sản phụ sau khi sinh con, cả gia đình bận rộn thu xếp đồ đạc và chuẩn bị rời viện, lúc này, mọi sự chú ý của người nhà đều tập trung hướng về sản phụ còn đang chịu nhiều đau đớn vì cuộc sinh nở và quên khuấy thiên thần mới chào đời.
Khi cả nhà ra khỏi bệnh viện, đột nhiên người chồng cảm thấy "thiếu một cái gì đấy". Lúc này, sản phụ mới hoảng hốt nhớ ra là đã... bỏ quên con mới sinh ở bệnh viện. Thế là cả gia đình nóng lòng quay đầu xe chạy đến bệnh viện để tìm đứa trẻ. Khi bước vào phòng của sản phụ sản phụ nằm trước đó, mọi người đều thở phào nhẹ nhõm, cùng với đó là tiếng bật cười khi thấy bé cưng được đặt trên tủ ngay đầu giường, bé ngủ rất ngon và không có tiếng quấy khóc đòi mẹ.
Em bé đã được nai nịt gọn gàng để chuẩn bị về nhà nhưng cuối cùng bị mẹ bỏ quên ở chiếc tủ đầu giường trong bệnh viện.
Lúc này, y tá vào phòng kiểm tra và phải nén cười khi nghe câu chuyện của người mẹ "não cá vàng".
Bé vẫn ngủ ngon lành, không khóc lóc và không hay biết có chuyện "tày đình" đang xảy ra với mình.
Ngay sau khi đăng tải trên mạng xã hội, câu chuyện khiến cộng đồng mạng được phen hết hồn cùng những bình bình luận hóm hỉnh:
"Xin lỗi con, lần đầu làm bố mẹ nên chúng ta vẫn còn bỡ ngỡ".
"Nếu bé có thể hiểu chuyện thì nhất định bé sẽ hờn dỗi bố mẹ cho xem".
"Cục cưng của bố mẹ nằm đây nãy giờ, nhìn mà tức á".
Các bậc cha mẹ khi chào đón đứa con đầu lòng cần chuẩn bị điều gì?
Trở thành bố mẹ bỉm sữa là một việc đáng vui mừng, nhưng thiếu kinh nghiệm trong việc nuôi dạy con cái cũng là điều không thể tránh khỏi. Trước tiên, khi chào đón con đầu lòng, cha mẹ cần học cách thích ứng với sự hiện diện của một thiên thần nhỏ bước vào cuộc sống của hai người, bố mẹ cần phải điều chỉnh thời gian và thói quen sinh hoạt.
Lúc này, trách nhiệm của bố mẹ vô cùng lớn, mẹ vừa chăm con vừa cần có thời gian hồi phục sức khỏe, vai trò của người bố lúc này cần phải đảm trách nhiệm vụ nội trợ, phụ mẹ chăm bé và xoa dịu cảm xúc của người mẹ nhằm tránh trầm cảm hậu sản. Ngoài ra, bố mẹ cần nâng cao kinh nghiệm chăm con bằng cách đọc thêm nhiều kiến thức để đảm bảo nuôi dạy con được khỏe mạnh và phát triển trí tuệ.
Vì sao mẹ dễ bị đãng trí sau sinh?
Một nhóm các nhà khoa học Úc sau khi tiến hành nghiên cứu đã đưa ra nguyên nhân của chứng nhớ nhớ quên quên sau sinh chủ yếu là do tác động của các loại hormone sản sinh trong thai kỳ gây tác động lên não.
Cụ thể, trong thời kỳ mang bầu, lượng estrogen có thể cao gấp vài trăm lần so với mức bình thường, từ đó thay đổi tạo hình thần kinh của não bộ hay sự tái sinh của các tế bào thần kinh tại đồi hải mã, khu vực chịu trách nhiệm về trí nhớ và nhận biết không gian.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân chính liên quan mật thiết đến stress ảnh hưởng đến chứng hay quên của phụ nữ trong khi mang thai và sau khi sinh con. Sau khi sinh và cho con bú, lượng estrogen trong bộ não sẽ giảm xuống, nhưng thay vào đó là lượng lớn hormone oxytocin được tiết ra và lấp đầy bộ não. Giống như từng đợt sóng nối tiếp nhau, cơn sóng thay đổi hormone này chưa dứt thì cơn sóng khác đã ập tới... và kết quả là, họ càng trở nên "đãng trí" nhiều hơn.
Tuy nhiên, hiện tượng suy giảm trí nhớ chỉ là tạm thời và có thể tự khỏi trong khoảng 2 năm.
Mẹ trẻ kể chuyện đi đẻ "sương sương" hết 120 triệu đồng khiến hội bỉm sữa người thèm thuồng, người bĩu môi chê lãng phí Rất nhiều mẹ bỉm sữa đã bảy tỏ ý kiến xoay quanh câu chuyện của một bà mẹ trẻ đi đẻ với chi phí cực khủng. Thời gian qua, câu chuyện đi đẻ "sang chảnh" đã không còn xa lạ với mọi người. Nếu như có những mẹ đi đẻ chỉ hết 3-4 triệu đồng, cao hơn cũng khoảng 7-8 triệu thì nhiều...