Đừng xem thường trẻ bị ho khi chuyển mùa
Khi trẻ bị ho, phần lớn các trường hợp đều có thể chăm sóc tại nhà. Tuy vậy, cần biết những dấu hiệu nguy hiểm để chủ động đưa trẻ đến các cơ sở y tế kịp thời nhằm hạn chế những tình huống xấu có thể xảy ra.
Nếu trẻ bị ho được chăm sóc tại nhà, cần bảo đảm các chế độ dinh dưỡng. Đối với trẻ còn bú mẹ, nên tiếp tục cho trẻ bú, không nên ngừng.
Phải tăng độ ẩm không khí trong phòng ở, đồng thời cần phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm để đưa đến cơ sở y tế.
Đối với trẻ dưới 5 tuổi, cần chú ý thêm vệ sinh mũi họng, phát hiện dấu hiệu trẻ khó thở như có nhịp thở nhanh, có triệu chứng rút lõm lồng ngực, có tiếng thở rít và tiếng thở khò khè. Nhịp thở nhanh của trẻ được biểu hiện tùy theo lứa tuổi:
- trẻ từ 0 đến 2 tháng tuổi có nhịp thở &ge 60 lần/1 phút
- trẻ từ 2 đến 12 tháng tuổi có nhịp thở &ge 50 lần/1 phút
- trẻ từ 1 đến 5 tuổi có nhịp thở &ge 40 lần trong 1 phút.
Nếu trẻ bị ho và phát hiện có một trong những dấu hiệu sau đây cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế:
Video đang HOT
- Tình trạng khó thở: đối với trẻ em dưới 5 tuổi có biểu hiện nhịp thở nhanh, dấu hiệu rút lõm lồng ngực, tiếng thở rít, tiếng thở khò khè đối với trẻ trên 5 tuổi có biểu hiện đau ngực.
- Ho ra máu tươi hoặc đờm có máu.
- Ho ra đờm đặc.
- Ho trên 3 ngày hoặc ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần.
- Sốt cao trên 39oC.
- Bị co giật.
- Ngủ li bì, khó đánh thức.
- Không ăn uống được, trẻ bỏ bú hoặc bú ít.
- Nôn mửa nhiều.
Để phòng tránh ho cho trẻ, cần thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, nhà ở phải thoáng mát. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vấn đề rửa tay. Tránh để trẻ tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm do khói xe cộ, khói thuốc lá và bụi bặm. Cần tiêm vaccine cho trẻ để phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, cúm, sởi…
BS. Nguyễn Võ Hinh
Theo dân trí
Lưu ý phòng bệnh hô hấp
Thời tiết chuyển mùa khiến bệnh hô hấp tăng nhanh. Sinh hoạt đúng cách sẽ giúp phòng bệnh và nhanh hết bệnh.
Ngay khi húng hắng ho
1. Chú ý nghỉ ngơi
2. Tránh xa khói thuốc lá.
3. Uống nhiều nước, tránh các đồ uống có cafein như cocacola, trà đặc, cà phê vv.
4. Lưu thông không khí trong phòng.
5. Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như táo đỏ, cà chua, rau chân vịt, cải thảo... để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Ngoài ra, khi đi khám chữa trị ho nhất định cần phải tìm rõ nguyên nhân và chữa trị dứt điểm.
Phòng ho
1. Kiên trì vận động, tập luyện thể thao đều đặn.
2. Hạn chế tới những nơi công cộng, tránh tiếp xúc với người bị viêm nhiễm đường hô hấp.
3. Chú ý dự báo thời tiết để mặc phù hợp.
4. Cần duy trì nhiệt độ và độ ẩm trong phòng.
5. Chú ý vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay, không dùng khăn mặt chung.
Dương Hằng
Theo dân trí
10 cách ngăn ngừa dị ứng trong mùa thu Khi chuyển sang mùa thu, cũng là lúc chuyển mùa nên rất nhiều người dễ bị dị ứng. Sau đây là một số hướng dẫn đơn giản giúp bạn đề phòng dị ứng hiệu quả và thiết thực. 1. Kiểm tra định kỳ Nấm mốc thường phát triển nhanh vào đầu mùa thu và do vậy thật khôn ngoan khi kiểm tra mọi...