Đừng xem thường những điều nhỏ nhặt này, chúng là nguyên nhân khiến máy tính thường xuyên hư hỏng
Đừng vì chủ quan mà khiến máy tính của bạn thường xuyên hỏng hóc.
Làm một game thủ, dù muốn hay không thì chắc chắn bạn cũng phải thừa nhận rằng mình khá lười biếng trong việc dọn vệ sinh thùng case cho PC, đây là một căn bệnh kinh niên của đại đa số dân chơi game. Mặc dù luôn mong muốn một góc chơi game sạch, đẹp nhưng nhiều game thủ lại không thể làm được điều đó. Để rồi đến một ngày siêu rảnh rỗi nào đó, bạn mở thùng case PC của mình ra và kinh hoang trươc canh tương bui va rac bam đây trong phân cưng.
Một chút bụi sẽ không làm tổn thương nhiều đến phần cứng, nhưng nếu không được kiểm soát và dọn dẹp thường xuyên, một vài hạt tích tụ lâu ngày cũng có thể biến thành những mảng bụi lớn bám trên quạt tản nhiệt. Điều này ngăn không cho luồng khí quý giá từ bên ngoài tiếp cận được các thành phần linh kiện bên trong PC của bạn như GPU và CPU, làm chúng nóng nhanh hơn và giảm tuổi thọ.
Vấn đề nhiệt độ của CPU hay GPU luôn khiến cho game thủ phải bận tâm bởi khi chúng duy trì ở mức quá cao khi chiến game hay dùng các tác vụ nặng có thể khiến cho linh kiện bị giảm tuổi thọ hoặc ảnh hưởng trực tiếp tới quà trình sử dụng (gây giảm xung, giật lag…).
Video đang HOT
Hiện tại tất cả các hệ thống PC từ desktop tới laptop đều đã trang bị cảm biến tốt và cơ chế ‘ngắt’ tự động hoặc giảm xung nhịp khi CPU hoặc GPU đạt đến một nhiệt độ nguy hiểm nhất định (thường là 100 độ C). Do đó game thủ không cần phải lo về việc chúng sẽ ‘đột tử’ khi sử dụng nữa nhưng mà duy trì hoạt động ở mức nhiệt độ cao thực sự vẫn không tốt, bạn chẳng thể đạt được hiệu năng tối đa của phần cứng và chẳng biết khi nào thì chúng bị hỏng.
Nguồn
Mặc dù là một linh kiện vô cùng quan trọng, đóng vai trò ‘trái tim’, cung cấp toàn bộ năng lượng cho máy tính hoạt động song bộ nguồn (PSU) vẫn luôn là thứ khá mơ hồ trong giới game thủ. Mọi người có thể hiểu rõ VGA này mạnh ra sao, CPU kia có hiệu suất như thế nào hay nhiều RAM để làm gì, song chọn nguồn như thế nào cho phù hợp thì không phải ai cũng thông thạo. Và đây chính là điểm yếu chí mạng khiến tuổi thọ PC của bạn bị giảm đáng kể.
Hãy luôn nhớ rằng, việc duy trì một nguồn điện ổn định là cách tốt nhất để bạn có thể kéo dài tuổi thọ của các linh kiện như CPU, Main hay GPU. Nếu nguồn thiếu ổn định, hay chập chờn hoặc quá yếu để tải các link kiện máy, bạn sẽ thấy chiếc PC của mình thường xuyên bị lỗi vặt hoặc thậm chí tệ hơn là hỏng luôn cả link kiện.
Hãy kiểm tra và chắc chắn rằng mình đang sở hữu một bộ nguồn tốt và khỏe. Nếu không, hãy lập tức thay ngay trước khi quá muộn.
Đặt case dưới sàn
Nếu bạn sở hữu một cây máy tính để bàn hầm hố nhưng ngược lại chiếc bàn quá “mi nhon”, rất có thể bạn sẽ nghĩ đến việc đặt luôn chiếc máy tính yêu dấu của mình xuống sàn nhà hoặc dưới bàn. Tuy nhiên, đừng làm vậy! Mọi thứ sẽ còn tệ hơn nhiều nếu như căn phòng đó được trải thảm.
Máy tính để bàn thường sản sinh ra lượng nhiệt khá lớn đến từ các bộ phận linh kiện bên trong, nhất là khi được trang bị một CPU và card đồ họa mạnh mẽ. Để hạ nhiệt độ, bộ phận tản nhiệt sẽ hút không khí mát bên ngoài vào, và đẩy không khí nóng từ bên trong ra, gần giống như cơ chế của một động cơ xe hơi.
Nếu bạn đặt case máy tính xuống dưới sàn, việc lưu thông giữa các luồng không khí sẽ bị kém. Điều này dẫn đến việc nhiệt độ máy không thể ở trạng thái an toàn. Bên cạnh đó, vì sàn nhà là nơi lưu giữ “hàng tấn” bụi thế nên việc đặt case PC bên dưới khiến cho chúng sẽ phải đối mặt với bụi nhiều hơn. Đặt nó dưới sàn nhà đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải dọn dẹp căn phòng thường xuyên hơn nếu muốn máy tính vẫn hoạt động tốt.
Mùa hè đã đến, game thủ hãy cẩn thận với "kẻ thù số 1" của PC
Nhiệt độ cao chính là sát thủ nguy hiểm bậc nhất luôn sẵn sàng tiễn PC của bạn lên đường.
Vấn đề nhiệt độ của CPU hay GPU luôn khiến cho game thủ phải bận tâm bởi khi chúng duy trì ở mức quá cao khi chiến game hay dùng các tác vụ nặng có thể khiến cho linh kiện bị giảm tuổi thọ hoặc ảnh hưởng trực tiếp tới quà trình sử dụng (gây giảm xung, giật lag...).
Hiện tại tất cả các hệ thống PC từ desktop tới laptop đều đã trang bị cảm biến tốt và cơ chế 'ngắt' tự động hoặc giảm xung nhịp khi CPU hoặc GPU đạt đến một nhiệt độ nguy hiểm nhất định (thường là 100 độ C). Do đó game thủ không cần phải lo về việc chúng sẽ 'đột tử' khi sử dụng nữa nhưng mà duy trì hoạt động ở mức nhiệt độ cao thực sự vẫn không tốt, bạn chẳng thể đạt được hiệu năng tối đa của phần cứng và chẳng biết khi nào thì chúng bị hỏng.
Vậy thì, khi nào thì bạn nên lo lắng về vấn đề nhiệt độ / tản nhiệt của chiếc máy tính chiến game của mình?
Để theo dõi vấn đề nhiệt độ của các con chip, quan trọng nhất là CPU và GPU thì game thủ có thể dùng một số phần mềm như HWMonitor hoặc HWiNFO 64 hoặc Afterburn, hãy bật nó cùng với game đang chơi hay khi render... và thường xuyên theo dõi thông số hiển thị.
Thường thì mốc 100 độ là vô cùng nguy hiểm, khoảng 110 - 120 độ C thì con chip của bạn có khẳ năng đột tử nên máy tính sẽ tự tắt nếu như nhiệt độ CPU, VGA lên tới mức này. Do vậy chúng ta nên quan tâm tới các mốc phía dưới hơn. Chú ý là nhiệt độ khi tải full load mới quan trọng, tất nhiên nếu không chạy gì mà đã 55 - 60 độ thì chắc chắn là có vấn đề nhé.
- Dưới 60 độ C: Hoàn hảo, quá mát mẻ
- Từ 60 - 70 độ C: Vẫn ổn, nếu bạn kỹ tính thì có thể phủi bụi tản nhiệt
- Từ 70 - 80 độ C: Khá nóng đối với CPU, nên kiểm tra lại keo tản nhiệt, quạt gió. Còn với GPU thì vẫn tạm ổn
- Từ 80 - 90 độ C: Quá nóng, nên xem xét thay tản nhiệt hoặc vệ sinh gấp bởi nó sẽ gây ảnh hưởng tới tuổi thọ và hiệu năng của linh kiện.
- Trên 90 độ C: Nguy hiểm, chắc chắn là chip đã bị hệ thống 'bóp' hiệu năng để đảm bảo an toàn, cần phải xử lý vấn đề tản nhiệt ngay lập tức!
"Mổ bụng" Forgamer RA400/500 - Bộ nguồn tầm trung giá rẻ hiệu năng tốt Bộ nguồn Forgamer RA400 / RA500 có chất lượng ổn với giá tiền bỏ ra, thích hợp cho những bộ máy tính chiến game tầm trung bình - rẻ. Với những bộ máy tính chiến game khoảng 10 - 15 triệu đồng thì hầu hết số tiền sẽ được tập trung vào các linh kiện quan trọng là CPU, VGA và RAM. Tiếp...