Đừng xem anh như… con nha!
“Đàn ông chỉ là những đứa trẻ lớn xác”. Tôi không biết tác giả câu nói ấy là ai nhưng cứ nhìn cách vợ tôi lo cho… chồng, tôi chắc chắn người đó phải là phụ nữ.
Tôi vốn thích ăn thịt chó chấm mắm tôm nhưng với vợ tôi, mắm tôm là thứ…mất vệ sinhnhất trong các loại thức ăn nên nàng cấm cửa món đó. Ăn thịt chó mà không có mắm tôm thì còn gì là ngon? Những món vợ tôi cho là bổ hay có lợi cho sức khoẻ thì nàng liên tục nấu cho tôi ăn, dù có món chỉ cần nhìn thấy là cục ngán của tôi đã chạy lên tận cổ. Nàng dẫn chứng nào là sách báo cùng bài viết của các chuyên gia khiến tôi dù ngán ngẩm cũng không thể phản ứng để khỏi mang tiếng phụ công của nàng. Thỉnh thoảng có dịp đi ăn ngoài cùng bạn bè, đồng nghiệp, tôi không giấu nổi sự háo hức khi được thay đổi thực đơn với những món tôi yêu thích mà không bị ai ngăn cản hay càm ràm.
Chuyện ăn là vậy, chuyện mặc cũng chẳng khá hơn. Cũng như nhiều ông chồng khác, tôi được vợ ủi sẵn áo quần cho mặc. Nếu chỉ có thế thì đã là may. Đằng này, quần áo ủi xong, nàng treo sẵn theo từng bộ và yêu cầu tôi mặc đúng sự sắp đặt của nàng. Hôm nào tôi có ý mặc khác đi là nàng phản đối ngay, với lý lẽ là nàng đã phối hợp màu sắc của áo quần đâu ra đấy. Nàng không tin vào con mắt thẩm mỹ của tôi nên không muốn tôi tự chọn quần áo cho mình. Lúc đi mua áo quần cho tôi, nàng cũng là người quyết định kiểu dáng, màu sắc. Nếu tôi làm trái ý là y như rằng nàng xụ mặt xuống, về nhà mái ấm sẽ thành mái… lạnh! Thế nên tôi cứ phải “đóng bộ” cả tuần, quần tây với sơ-mi tay manchette từ thứ hai đến thứ sáu.
Cũng biết đó là phong cách “chuẩn” của dân công sở nhưng đôi khi tôi lại thấy khó chịu vì không thể thỉnh thoảng phá lệ bằng những chiếc quần jean với áo thun vào những ngày cuối tuần cho thoải mái. Đó là khi đi làm. Những khi dự tiệc, nàng soạn sẵn cho tôi đến cả chiếc cà-vạt, đôi vớ nào đi kèm với giày nào khiến tôi chỉ việc xỏ đồ vào là xong.
Đến lời ăn tiếng nói của tôi nàng cũng không tha. Hôm nào đi tiệc tùng với nàng, sau khi “rượu vào lời ra” mà tôi ngẫu hứng tếu táo vài câu cùng mấy chú đồng nghiệp trẻ tuổi hơn là y như rằng đêm đó về thế nào tôi cũng bị nàng “chỉnh đốn” lại. Nào là “bây giờ anh có tuổi rồi, có gia đình đàng hoàng rồi, nên nói năng đứng đắn một chút, không nên nói chuyện kiểu teen như thế nữa”. Rồi thì “dù gì anh cũng có chút uy tín, tên tuổi trong công ty, cứ cà rỡn thế người ta xem thường”! Dẫu biết nàng nói đúng và cũng là muốn tốt cho tôi thôi nhưng có lúc tôi không khỏi nổi cáu vì cách “giáo huấn” chẳng khác gì của… mẹ dành cho con.
Video đang HOT
Rốt cục, tôi chẳng còn muốn đi đâu với nàng vì khi chỉ có một mình mới thật sự là những khoảnh khắc tự do quý báu của tôi. Có lần nàng đi công tác xa vài ngày, tôi như chim sổ lồng vì được tự do ăn tiệm, được mặc những bộ đồ giản dị theo ý thích. Và, tôi thấy lo lo khi càng ngày, mong muốn được tự do ấy càng thôi thúc tôi nhiều hơn.
Được vợ chăm sóc “tận răng” nhưng sao tôi vẫn không thấy hạnh phúc. Không biết những ông chồng bị vợ bỏ bê chuyện cơm nước, giặt giũ hay phó mặc hết việc chăm sóc chồng con cho người giúp việc có thấy sung sướng hơn tôi không?
Theo TTVN
"Rùng mình" với phong tục ăn thịt chó ở Trung Quốc
Người Trung Quốc vốn đã thích ăn thịt chó từ rất lâu trước đây.
Thịt chó được biết tới là loại thịt hết sức thơm bổ và giàu đạm không chỉ được ưa chuộng bởi người dân Việt Nam mà còn ở cả Trung Quốc. Đặc biệt là ở những vừng như đông bắc và phía nam, thịt chó lại ngày càng trở nên hết sức phổ biến trong những năm trở lại đây.
Người Trung Quốc từ lâu đã thích thịt chó
Lịch sử của phong tục ăn thịt chó ở Trung Quốc đã tồn tại suốt 2000 năm nay kể từ triều đại đầu tiên của nhà Hán với việc Hán Cao Tổ Lưu Bang cực kì thích ăn loại thịt này. Cho tới những năm thuộc nửa sau của thế kỉ trước, cuộc Cách Mạng Văn Hóa với việc giết chó hàng loạt của Hồng Vệ Binh diễn đã khiến thói quen của ăn thịt chó dần biến mất. Mặc dù vậy, với việc trở thành một trong những loại thịt đắt nhất tại Trung Quốc, người dân nước này đã dần nuôi chó trở lại, họ lập hẳn ra các trang trại chăn nuôi lớn để cung cấp nguyên liệu cho các nhà hàng.
Đất nước thích ăn thịt chó lớn nhất thế giới
Trước sự phản đối mạnh mẽ của các tổ chức bảo vệ động vật trong và ngoài nước thì chính phủ Trung Quốc đã cho ban hành một đạo luật cấm ăn thịt chó mèo vào năm 2010. Tuy nhiên, dường như thói quen ăn thịt chó đã ngấm vào máu của phần lớn người dân Trung Quốc. Một số nhà hàng vẫn tiếp tục công việc buôn bán thịt chó và thậm chí cả Lễ hội thịt chó Jinhua Hutou có lịch sử tới 600 năm tại nước này vẫn tiếp tục được tổ chức.
Các bức ảnh chụp lại cảnh ngược đãi và chế biến "kinh hoàng" hàng nghìn con chó tại lễ hội này đã lại khiến làn sóng chống đối việc ăn thịt chó tại Trung Quốc trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Như các bạn có thể thấy, những con chó được nhốt chung lồng với nhau như những món hàng và được người chủ chào bán với người tham gia lễ hội. Họ sẽ dùng một thòng lọng dài để móc vào cổ con chó và treo nó lên để khách tham quan có thể dễ dàng đánh giá được chất lượng thịt. Tùy theo nhu cầu của người mua mà thịt chó sẽ được chế biến theo nhiều cách khác nhau.
Một tương lai mới tươi sáng hơn cho loài chó
Cho tới nay, do việc nuôi chó làm thú cưng trong các gia đình ngày càng phổ biến, cùng với sự đấu tranh mạnh mẽ của các tổ chức bảo vệ động vật, số lượng chó bị bắt nuôi nhốt tại các nhà hàng càng ngày càng trở nên ít đi. Không chỉ ở Trung Quốc, phong tục ăn thịt chó của người dân Hàn Quốc, Việt Nam, Phillipines và một số nước lân cận dù chưa thể chấm dứt hoàn toàn song cũng đang có chiều hướng dần đi xuống.
Theo Soha
Tin vịt từ Hội yêu thích "Cầy tơ 7 món" Thông báo chính thức từ hiệp hội, khi có một số người lên án việc ăn thịt chó. Ăn thịt chó ở xứ ta có dã man không? Trước việc một số ông Tây không biết xơi thịt chó lên tiếng phản đối thói quen ăn thịt chó của người Việt, cho rằng nó rất "dã man" và được nhiều người dễ xúc...