Đừng vội nghi chồng “lăng nhăng” nếu bỗng “lười yêu” vợ
Cường cứng lưỡi không thể giải thích với vợ vì sao thời gian gần đây anh không có hứng yêu. Vẫn sự chăm chút, yêu chiều nhưng mỗi khi vợ khát khao “yêu”, anh phải tìm cớ lảng tránh…
Mất “bản lĩnh đàn ông” khi tuổi đang xuân?
Cường và Huyền đã lấy nhau được 4 năm và đã có một cậu con trai 3 tuổi. Tính cả thời gian yêu nhau, họ đã có tới 7 năm bên nhau mặn nồng. Nhưng 3 tháng trở lại đây, Cường nhận thấy sức khoẻ tình dục giảm sút rõ rệt. Có khi cả tháng anh và vợ cũng không một lần ân ái. Huyền thì tin chồng, nhưng cũng không khỏi băn khoăn, vì lý do gì mà chồng lại trở nên “bất lực”?
Chính bản thân Cường cũng không thể lý giải nguyên nhân vì sao anh sợ gần vợ do không thể điều khiển được “cậu nhỏ” như ý muốn. Xem xét tổng thể, công việc tiến triển tốt, con cái ngoan ngoãn, gia đình không có sự kiện gì… ngoại trừ dạo này Cường hơi lên cân nên cảm thấy hay mệt mỏi hơn. Chỉ đến hôm 14/11 vừa rồi, do cơ quan hưởng ứng chiến dịch ngày phòng chống ĐTĐ nên Cường đã cùng anh em đồng nghiệp đi thử đường huyết. Kết quả test nhanh là 15m mol/lit (khi đói), tức là bị ĐTĐ khiến Cường ngỡ ngàng. Anh được hướng dẫn ra bàn chuyên gia tư vấn, rồi khi chuyên gia này nói về mối nguy cơ của ĐTĐ, ngoài ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp… thì một biến chứng rất phổ biến ở những người trẻ ĐTĐ như anh, đó là trở nên yếu sinh lý, dẫn đến ngại hoặc không thể yêu vợ.
PGS.TS Tạ Văn Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược phòng chống ĐTĐ cho biết, trường hợp như bệnh nhân Cường không phải là hiếm. Mới đây, ông đã điều trị ĐTĐ cho hai người chồng cũng chỉ vừa ngoài 30 tuổi, bị vợ nằng nặc đòi ly hôn do nghi ngờ chồng có tình mới. Cả hai trường hợp này đều được phát hiện khi vợ chồng dắt nhau tới phòng khám nam học để khám vì yếu sinh lý.
Trường hợp thứ nhất là cặp vợ chồng ở Hà Nội mới lấy nhau được 4 tháng nhưng người vợ nằng nặc đòi ly hôn chồng, bất chất những lời khuyên nhủ, mắng mỏ của cả hai gia đình. Lý do mà Nguyệt đưa ra, đó là chắc chắn chồng có “bồ nhí”. Vì suốt thời gian yêu nhau đến khi cưới, hai người luôn thắm thiết, mặn nồng. Vậy mà sau 2 tháng đi công tác ở Bình Dương trở về, chồng chị cứ “dửng dưng” với chị. Khi vợ đề cập tới chuyện chia tay, chồng chị Nguyệt mới “nhảy dựng” lên thề thốt, rằng không lừa dối chị bất cứ điều gì, vẫn luôn chung thuỷ. Để chứng minh lời vợ nói, hai vợ chồng đã đưa nhau đi khám và đều bất ngờ khi biết, chính vì anh bị ĐTĐ mà đã ảnh hưởng tới sinh lý, làm anh rất ngại yêu vợ.
Tương tự hoàn cảnh trên là cặp vợ chồng ở Lạng Sơn. Họ đã lấy nhau được 6 năm và muộn mằn con, cũng đã ở cái tuổi chín chắn để không có những quyết định bồng bột. Tuy thế, người vợ vẫn quyết ly hôn chồng. Mẹ đẻ gặng hỏi mãi, chị mới tâm sự, đến cả nửa năm nay, chồng chưa một lần âu yếm với vợ. Điều đó khiến chị chắc mẩm anh đã thay lòng đổi dạ…
Video đang HOT
ĐTĐ – Kẻ thù dấu mặt
PGS.TS Tạ Văn Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược phòng chống ĐTĐ khẳng định, rất rất nhiều ông chồng đã được “minh oan” sau khi xác định bị ĐTĐ.
“Nhắc đến ĐTĐ, nhiều người nhận thức được các nguy cơ biến chứng nguy hiểm như gây bệnh mạch máu não và gây đột quỵ, gầy mù loà, nhồi máu cơ tim… Nhưng có một biến chứng rất thường gặp nhưng ít được người bệnh chú ý tới đó là gây bất lực tình dục hoặc những rối loạn tình dục khác. Tuy nhiên, biến chứng này thường được tình cờ phát hiện, do chẳng mấy người (nhất là nam giới còn trẻ) lại nghĩ mình bị ĐTĐ để đi kiểm tra đường máu và điều trị”, TS Bình nói.
Phải nói rõ, với đàn ông, khó tránh khỏi những lúc bị yếu sinh lý, nhưng với nam giới bị bệnh tiểu đường thì có tới 3/4 bệnh nhân có biểu hiện yếu sinh lý. Dù người bệnh đang ở độ tuổi rất trẻ đều dễ gặp biến chứng này, do ĐTĐ làm tổn thương thần kinh, tổn thương những mạch máu khiến lượng máu chảy về dương vật không đủ để gây cương, dẫn đến hậu quả là “cậu nhỏ” không thể cương cứng hay không thể duy trì được sự cương cứng.
Vì thế, cánh nam giới khi bỗng dưng thấy giảm sút phong độ, ngoài đi khám nam khoa, các yếu tố tâm lý khác thì cũng nên thử đường máu. Nếu xác định đúng là do ĐTĐ, việc điều chỉnh đường máu bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng tốt thì mọi sự lại “ngon lành”. Người bệnh cũng cần lưu ý, bình thường, khi test đường máu nếu ở mức độ>= 7m mol/lít là xác định ĐTĐ, nhưng đừng đợi đến khi biểu hiện bệnh mới đi khám bệnh, vì thường khi đường huyết ở mức độ 5,6m mol/lit (khi đường chưa có trong nước tiểu) thì đã phải tiến hành can thiệp ngay thì mới giảm nguy cơ biến chứng, trong đó có biến chứng yếu sinh lý. Vì thế, việc khám sức khoẻ định kỳ là vô cùng quan trọng trong phát hiện sớm các bệnh lý này.
Theo Hồng Hải
Dân trí
"Yêu" vào mùa đông rất dễ bị cảm
Mùa hè, mỗi lần "yêu" là mồ hôi lại đầy mình. Đây là lý do khiến một số cặp, đặc biệt là vợ chồng trẻ nghiễm nhiên cho rằng "yêu" sẽ làm mùa đông bớt lạnh lẽo hơn.
Ấm áp nhờ "yêu"
Mồ hôi túa ra sau "giao ban" khi thời tiết nóng bức đã khiến nhiều cặp vợ chồng cho rằng: "yêu" vào mùa đông sẽ giúp cơ thể sản sinh nhiệt lượng, giúp giữ ấm cơ thể, bớt cảm giác lạnh giá. Vì thế, họ chăm "yêu" hơn với hi vọng thông qua đó để "gặt hái" chút ấm áp.
Nhưng trên thực tế, càng lạnh cơ thể càng cần nhiều nhiệt lượng. Trong khi, "chuyện ấy" lại làm tiêu hao rất nhiều nhiệt lượng, làm sao có thể giữ ấm cơ thể được. Vì thế, cổ nhân thường khuyên nên hạn chế chuyện ấy trong mùa đông nếu muốn giữ gìn sức khỏe.
Và khi "yêu", nên chú ý giữ ấm cho cơ thể, nếu quá "phóng khoáng", đắm chìm trong "lửa yêu" thì sau lúc "lên đỉnh" sẽ rất mệt mỏi và rất dễ bị cảm lạnh.
Ngược lại, một số cặp vợ chồng vì hiểu rõ "đạo" dưỡng sinh 4 mùa nên cứ sang đông là "cấm cửa" chuyện "yêu". Kết quả là đang từ 1 - 2 lần/tuần, đột nhiên thành 1 tháng/lần, thời gian "yêu" cũng rút ngắn đi. Thực ra đây cũng là một sai lầm.
Điều kiện sinh hoạt ngày nay tốt hơn nhiều so với cổ nhân, dinh dưỡng cũng phong phú, hoàn thiện hơn, sức khoẻ cũng tốt hơn, nhu cầu về "chuyện ấy" cũng mãnh liệt hơn. Vậy nên không cần "tiết chế" quá mức "chuyện ấy" vào mùa đông.
Tiêu chuẩn cụ thể và thích hợp là do từng cặp vợ chồng căn cứ vào tình hình sức khoẻ của mình. Nhưng kinh nghiệm chung là: Ngày tiếp theo sau khi "yêu", vợ chồng đều cảm thấy tâm trạng thoải mái, tinh thần đồi dào thì số lần và thời gian của "chuyện ấy" là phù hợp. Còn nếu cả hai đều thấy đau đầu, hoa mắt, cơ thể mệt mỏi, sợ khí lạnh và luôn cảm thấy rùng mình thì nên cân nhắc giảm số lần và thời gian "yêu".
Rượu giúp ích cho "chuyện ấy"
Mùa đông nhiệt độ trong phòng rất thấp, một số cặp vợ chồng thường uống rượu và cho rằng rượu vừa có thể chống lạnh vừa có thể giúp ích cho "chuyện ấy".
Thực ra uống rượu chống lạnh chỉ là hiện tượng "ấm nóng" tạm thời. Sau khi rượu vào dạ dày, khuếch trương huyết quản, tăng lưu lượng máu, làm cho cơ thể có cảm giác "nóng nóng ấm ấm" nhưng đó không phải là nguồn nhiệt lượng.
Còn tác động của rượu với "chuyện ấy" thì lại càng có tính chất tạm thời. Và người xưa cũng "kiêng kỵ" "chuyện ấy" sau khi uống rượu. Còn ngày nay, khoa học hiện đại chứng minh, rượu là một chất độc, uống quá nhiều rượu sẽ làm cho tuyến giới tính trúng độc, dễ dẫn tới liệt dương hoặc vô sinh.
Nếu một bên không uống rượu, thường là nữ, mà phải "đáp ứng" bên kia trong hơi men nồng nặng thì rất dễ tạo ấn tượng xấu. Vì thế một người chồng thực sự yêu vợ thì không bao giờ mượn rượu để "yêu".
Theo H.J
Dân trí