Đừng vội nghĩ cách chống “bom nước” Trung Quốc rơi vào đầu
Chỉ với hai đập Tiểu Loan và Nuozhadu (Trung Quốc) đã tạo nên hai hồ chứa nước khổng lồ lên tới hàng vài chục tỷ m3 nước; đặc biệt nguy hiểm hơn lại nằm ở độ cao lên tới 1000 mét, hai bờ cao hàng trăm mét, năng lượng này được dự đoán tương đương 4 tỷ quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima (Nhật Bản).
Trong trường hợp xảy ra vỡ đập thì lượng nước 30 tỷ m3 từ các hồ đập trên thượng nguồn sông Mekong sẽ đổ từ độ cao 1000m xuống tạo sóng thần cao tới hàng trăm mét. Với độ cao và tốc độ này sức quét của các sóng thần do nước tạo ra có một sức phá hủy dây chuyền khủng khiếp, và lúc đó bắt đầu từ khu vực tam giác vàng gồm các quốc gia Lào, Thái Lan, Myanmar, tiếp đến là Campuchia và cuối cùng là khu vực đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, tất cả sẽ bị cuốn phăng ra biển Đông, đưa những vùng đất nói trên trở về thời kỳ… đồ đá.
Chỉ với hai đập Tiểu Loan và Nuozhadu (Trung Quốc) tạo nên hai hồ chứa nước khổng lồ lên tới hàng vài chục tỷ m3 nước, đe dọa môi sinh cho khu vực.
Dĩ nhiên chẳng ai trong số chúng ta hi vọng cái kịch bản tồi tệ đó trở thành hiện thực, nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta được phép quên hoặc loại nó ra khỏi đầu, bởi cuộc sống không gì là không thể xảy ra và tương lai thì không ai biết trước được cái gì sẽ tới.
Đó cũng là một trong những lý do khiến Liên minh cứu sông Mekong mở chiến dịch “Hãy cứu sông Mekong”, và chỉ trong khoảng 3 tháng (từ tháng 3 đến tháng 6.2009) chiến dịch này đã có 16.380 người ký vào thông điệp “Hãy cứu sông Mekong”. Trong số đó, có tới 11.757 chữ ký đến từ 6 nước có dòng sông Mekong chảy qua bao gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Chiến dịch này bắt đầu khi chính phủ các nước Thái Lan, Lào, Campuchia lên kế hoạch xây dựng 11 đập thủy điện trên dòng chảy chính của con sông chảy xuyên Đông Nam Á này.
Sẽ không hề điên rồ nếu ai đó nghĩ tới viễn cảnh 15 công trình thủy điện của Trung Quốc cùng 11 đập thủy điện trên địa phận Lào, Thái Lan, Campuchia trên thượng nguồn sông Mekong sẽ bị vỡ vào một ngày “xấu trời” nào đó. Bởi vì sẽ chẳng có ai dám khẳng định các con đập đó sẽ không vỡ trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng rõ nét, thời tiết ngày càng cực đoan, bão lũ ngày càng bất thường, kéo theo đó là sóng thần, động đất… Điều này cũng đúng thôi, bởi vì nếu 10 năm trước, những người có đầu óc mơ mộng nhất cũng không dám mơ tưởng tới hình ảnh thủ đô Hà Nội có băng tuyết rơi, thì giờ đây họ sẽ không cần phải mơ mộng nữa, vì điều đó đã trở thành hiện thực.
Tuy nhiên ngay lúc này đây chúng ta có cần vội nghĩ tới viễn cảnh hơn 30 tỷ m3 nước ở độ cao 1000m rơi vào đầu để tìm cách chống đỡ? Bởi lúc này khi 30 tỷ m3 nước đó còn đang lơ lửng trên thượng nguồn cũng đã khiến hơn 17 triệu dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nguy khốn.
Video đang HOT
Lúc này khi 30 tỷ m3 nước đó còn đang lơ lửng trên thượng nguồn sông Mekong cũng đã khiến hơn 17 triệu dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đang lâm cảnh nguy khốn.
Thực tế đó đã, đang xảy ra và 13 tỉnh thành ở ĐBSCL đang lay lắt bởi hạn hán và tình trạng xâm nhập mặn. Một vị “tướng lĩnh” đầu ngành nông nghiệp, sau khi trở về từ chuyến đi công tác dài ngày ở các tỉnh phía Nam đã phải thốt lên rằng, hơn 100 năm qua chưa có trận khô hạn nào khốc liệt như thế, và chưa lần nào xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền gần 100 km. Cũng trong quãng thời gian đó, chưa lần nào mực nước sông Mekong thấp kỷ lục vậy. Hậu quả là hơn 140.000 ha cây trồng nặng thì chết khô, nhẹ thì suy giảm năng suất. Số người bị thiếu nước sinh hoạt lên tới hàng trăm ngàn người, và có tỉnh đã bị nước mặt bao vây cô lập hoàn toàn.
Vậy chúng ta chống như thế nào đây? Chúng ta sẽ bỏ ra khoảng 50 tỷ USD để tạo nên các con đập tại cửa sông trong quãng thời gian vài chục năm nhằm kiểm soát tình trạng xâm nhập mặn như gợi ý của nhóm chuyên gia Hà Lan chăng? Điều này có lẽ là bất khả thi trong thời điểm này.
Chứng kiến cảnh người dân, trong đó có nông dân vùng ĐBSCL phải chống chọi, chịu đựng trận hạn hán lịch sử, một chuyên gia nghiên cứu nông nghiệp gắn bó nhiều năm với hạ lưu sông Mekong – Giáo sư Võ Tòng Xuân đã bức xúc mà thốt lên rằng: “Đây là lỗi của Bộ NNPTNT và chính quyền các tỉnh có bờ biển tiếp giáp, chỉ biết trồng lúa – lúa – lúa, bất chấp thiên nhiên không cho phép, họ tốn hàng chục ngàn tỉ đồng để làm ngọt hóa bán đảo Cà Mau, nhưng kết quả là nước ngọt vẫn không đủ cho ngọt hóa”.
Vị Giáo sư này cho rằng: “Đã đến lúc cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương và các phương tiện truyền thông phải đổi mới tư duy làm kinh tế, chọn lựa hướng sản xuất và tìm đầu ra cho các hướng đó thế nào để có giá trị cao hơn mà không tiêu xài quá nhiều nước ngọt – tài nguyên thiên nhiên không tái tạo. Tư duy về nước mặn là kẻ thù, phải ngăn mặn, không còn hợp thời này nữa. Phải coi nước mặn là bạn, giúp nông dân ven biển làm giàu với tôm, cua… một cách bền vững hài hòa thiên nhiên. Những vùng theo hệ thống lúa – tôm của Sóc Trăng hiện nay được giàu có nhờ trồng lúa rất thành công trong mùa mưa và sau khi dứt mưa thì cũng vừa gặt lúa xong, liền cho nước mặn vào nuôi tôm. Đến mùa mưa tới, nông dân trở lại trồng lúa”.
Có lẽ việc đầu tiên là chúng ta phải thay đổi tư duy, đúng như vị Giáo sư đáng kính trên đã chia sẻ.
Theo Danviet
"Bom nước" từ hồ đập Trung Quốc có thể nhấn chìm ĐBSCL
Ủy hội sông Mekong quốc tế cho biết, hiện Trung Quốc đã triển khai một số trong 15 công trình thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong. Trên dòng sông này, 11 đập thủy điện quy mô lớn khác cũng được các nước khác lên kế hoạch xây dựng. Nhiều chuyên gia lo ngại, những cái đập không khác gì những quả "bom nước" khổng lồ lơ lửng trên đầu hàng triệu người dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Theo TS Đào Trọng Tứ - Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và biến đổi khí hậu (nguyên Phó Tổng thư ký Ủy ban sông Mekong Việt Nam), nếu ở phía thượng lưu 15 công trình thủy điện thuộc địa phận Trung Quốc và 11 đập thủy điện trên địa phận Lào, Thái Lan, Campuchia được xây dựng thì tổng dung tích điều tiết của toàn hệ thống bậc thang này ước hơn 30 tỷ mét khối nước.
Một trong những thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong của Trung Quốc.
Nghiên cứu của Ủy hội sông Mekong đã chỉ ra rằng, các đập thủy điện sẽ biến khoảng 55% độ dài sông ở hạ lưu thành những hồ chứa nước và làm biến đổi dòng chảy, từ đó thay đổi bản chất tự nhiên cũng như môi trường sinh thái của dòng sông.
Sông Mekong là một trong mười con sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, có chiều dài hơn 4.800km, diện tích lưu vực 795.000km2, lưu lượng dòng chảy trung bình hằng năm khoảng 15.000m3/s và tổng lượng dòng chảy hàng năm 475 tỷ mét khối tại châu thổ, chảy qua lãnh thổ của 6 quốc gia: Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.
Đập thủy điện Nuozhadu của Trung Quốc.
Được biết, Trung Quốc có kế hoạch xây dựng 15 công trình thủy điện ở thượng nguồn Mekong (Trung Quốc gọi là sông Lan Thương)... Tới thời điểm này, ba dự án đã hoàn thành. Dự án thứ tư - cũng là một trong những công trình thuỷ điện lớn nhất đại lục (đập Tiểu Loan) cao 300m, với hồ chứa dài 169km. Đập Nọa Trác Độ (Nuozhadu) cao 254m (hồ chứa nước dài 226km) dự kiến hoàn thành sớm nhất vào năm 2017. Ước tính mỗi hồ tại đập cần ít nhất 10 năm để chứa đủ lượng nước cao 248m và 205m tương ứng.
Chỉ đơn thuần với hai đập Tiểu Loan và Nuozhadu tạo nên hai hồ chứa nước khổng lồ lên tới hàng vài chục tỷ mét khối nước, đặc biệt nguy hiểm hơn lại nằm ở độ cao lên tới 1.000 mét. Với năng lượng dự trữ khổng lồ, sẽ là thảm họa lớn nếu xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện.
Đập Tiểu Loan.
Nhiều chuyên gia lo ngại, những cái đập không khác gì những quả "bom nước" khổng lồ lơ lửng trên đầu hàng triệu người dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nếu xây hàng loạt đập thủy điện ở đầu nguồn sông Mekong, ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí có nguy cơ bị xóa sổ nếu vỡ đập. Trong đó, đập Sambo do một công ty Trung Quốc xây dựng ở Campuchia (bề ngang hơn 18km, cao 56m) nếu xảy ra sự cố, lượng nước được tích trữ ở độ cao 40m trên mực nước biển sẽ biến thành quả bom nước khổng lồ tống xuống san phẳng cả ĐBSCL.
Sông Mekong là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam. Tính theo độ dài đứng thứ 12 (thứ 7 tại châu Á), còn tính theo lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới (lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 triệu m).
Theo Danviet
Chủ nhiệm hợp tác xã Nguyễn Bá Thanh và dấu ấn ở Hòa Vang Đơn giản thôi, dưới bàn tay của ông chủ nhiệm Nguyễn Bá Thanh, HTX Hòa Nhơn 3 (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) đã lột xác toàn diện. Đơn giản thôi, dưới bàn tay của ông chủ nhiệm Nguyễn Bá Thanh, HTX Hòa Nhơn 3 (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) đã lột xác toàn diện. Vực dậy sản xuất Ông Bùi Ngọc...