Dùng ví điện tử, không xác thực sẽ bị khóa tài khoản
Khách hàng sẽ không thể sử dụng ví điện tử cho đến khi hoàn tất các bước xác thực tài khoản.
Những ngày qua, nhiều người dùng ví điện tử cho biết đã nhận được yêu cầu phải xác thực thông tin tài khoản, thông tin cá nhân mỗi khi sử dụng dịch vụ. Anh Khánh An (ngụ quận 3, TP HCM) cho biết vài ngày nay, mỗi lần mở các ví điện tử như MoMo, Moca trên ứng dụng Grab, anh đều nhận được yêu cầu phải xác thực tài khoản, xác thực thông tin cá nhân trước khi sử dụng dịch vụ. “Các ví điện tử của tôi đều đã đăng ký thông tin, liên kết với tài khoản ngân hàng (NH) trước đó nhưng nay lại được yêu cầu bổ sung thông tin, chụp hình 2 mặt CMND hoặc thẻ căn cước công dân, hộ chiếu… không hiểu để làm gì. Thấy phiền phức quá và cũng cần thanh toán gấp nên tôi thường bấm bỏ qua” – anh Khánh An kể.
Theo tìm hiểu của phóng viên, rất nhiều người sử dụng ví điện tử cũng cho biết họ thấy phiền phức khi được yêu cầu bổ sung thông tin cá nhân, xác thực tài khoản nên hầu hết đều chọn “bỏ qua” hoặc quên thực hiện. Có người còn nghĩ các ví điện tử muốn thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của họ nên cũng ngại cung cấp.
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Bá Diệp, Phó Chủ tịch HĐQT Ví điện tử MoMo, cho biết yêu cầu xác thực tài khoản sẽ giúp định danh khách hàng tốt hơn, bảo vệ khách hàng và phòng chống tội phạm. “Một số khách hàng sẽ cảm thấy phiền hà và không muốn cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản NH để liên kết nhưng việc định danh là rất cần thiết để gia tăng bảo mật, an toàn cho tài khoản của người dùng” – ông Diệp nói.
Theo ví điện tử MoMo, yêu cầu xác thực nhằm thực hiện quy định trong Thông tư 23 của NH Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán. Cụ thể, khách hàng cần xác thực tài khoản trên ví bằng cách chụp ảnh CMND, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu; cần bổ sung đầy đủ thông tin NH… để tiếp tục sử dụng ví điện tử. Đây là biện pháp được yêu cầu bởi cơ quan quản lý để bảo vệ tài khoản người dùng và trong trường hợp có sự cố, bảo đảm độ an toàn về giao dịch giữa những người dùng với nhau.
Ví điện tử ngày càng được sử dụng nhiều.Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab cũng thông báo tất cả ví điện tử đang hoạt động phải tiến hành xác thực hồ sơ người dùng trước khi đến thời hạn (dự kiến là ngày 7-7), theo quy định của Thông tư 23. Từ sau ngày 7-7, việc xác thực tài khoản là bắt buộc và khách hàng sẽ không thể sử dụng ví điện tử cho đến khi hoàn tất các bước xác thực tài khoản.
Video đang HOT
Chia sẻ tại buổi họp giới thiệu sự kiện “Ngày thanh toán không tiền mặt 2020″ chiều 26-5, đại diện NH Nhà nước cho rằng thanh toán qua di động bùng nổ thời gian qua, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19, đã đặt ra yêu cầu cao hơn về bảo mật tài khoản, trong đó xác thực, định danh khách hàng là một trong những điều bắt buộc.
Theo ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán – NH Nhà nước, sắp tới, dịch vụ Mobile Money (tạm gọi là tiền di động) được Thủ tướng Chính phủ thông qua và triển khai thì yêu cầu về định danh, xác thực tài khoản khách hàng sẽ càng quan trọng hơn. Về bản chất, Mobile Money là một tài khoản của khách hàng mở tại công ty viễn thông nên việc nạp tiền sẽ được thực hiện thông qua các điểm nạp, rút tiền của đơn vị viễn thông. Người dùng buộc phải khai đầy đủ các thông tin cá nhân theo quy định mới được sử dụng dịch vụ.
Theo dự thảo đề án triển khai thí điểm Mobile Money, hạn mức giao dịch dự kiến là 10 triệu đồng/tháng/tài khoản. Riêng với nạp tiền qua thẻ cào, quan điểm của NH Nhà nước trong dự thảo đề án là không cho phép vì các nguy cơ rủi ro. Bởi nguy cơ lớn nhất khi giao dịch trong không gian mạng là sự ẩn danh – nếu ẩn danh sẽ sinh ra các nguy cơ. Trong thanh toán cũng vậy, nên việc làm sao xác thực danh tính của khách hàng với ví điện tử, Mobile Money là yêu cầu tiên quyết.
Ai quản dòng tiền trong Mobile Money?
Số tiền hàng ngàn tỷ đồng và có khả năng lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng trong tài khoản Mobile Money của khách hàng do ai quản lý? Nhà mạng có thể sử dụng để kinh doanh, đầu tư?
Hiện NHNN vẫn chưa công bố chi tiết Dự thảo Đề án Mobile Money, song nhiều chuyên gia dự đoán, cơ quan quản lý sẽ buộc nhà mạng tách bạch tài khoản viễn thông và tài khoản Mobile Money.
Quản lý dòng tiền là vấn đề nóng nhất
Đang nằm trên bàn của Thủ tướng Chính phủ, Đề án Mobile Money không chỉ được các nhà mạng, mà cả giới công nghệ háo hức mong chờ, lẫn tò mò, lo lắng. Mong nhất là giới công nghệ và người dùng; còn tò mò, lo lắng là các đối thủ cạnh tranh.
Hiện cả nước có 125,5 triệu thuê bao di động, nếu 30% số thuê bao này sử dụng dịch vụ Mobile Money và chi tiêu 10 triệu đồng/tháng (hạn mức tối đa dự kiến), thì dòng tiền chảy qua Mobile Money lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng/tháng. Còn nếu mỗi chủ tài khoản chỉ chi tiêu 100.000 đồng/tháng, con số này cũng lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Sự khác biệt của Mobile Money với ví điện tử là không liên kết với tài khoản ngân hàng, mà chỉ cần tài khoản viễn thông. Nếu vậy, ai sẽ quản lý số tiền này?
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng, phía ngân hàng vẫn cần quản lý dòng tiền này, để đảm bảo các nhà mạng không sử dụng đầu tư, kinh doanh, chỉ phục vụ nhu cầu thanh toán, chuyển tiền của khách hàng. Đồng thời, cần có cơ chế giám sát để dòng tiền từ Mobile Money không chảy vào các kênh phạm pháp như đánh bạc, rửa tiền, buôn lậu...
Trong khi đó, ông Phạm Xuân Hòe, Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) nêu quan điểm: "Công ty viễn thông định danh khách hàng thì dòng tiền trong Mobile Money cũng nên có cơ chế giám sát và để các công ty này tự quản, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật".
Hiện NHNN vẫn chưa công bố chi tiết Dự thảo Đề án Mobile Money, song nhiều chuyên gia dự đoán, cơ quan quản lý sẽ buộc nhà mạng tách bạch tài khoản viễn thông và tài khoản Mobile Money. Nói nôm na, tài khoản viễn thông trước đây giống như cái ví có một ngăn (thanh toán cước dịch vụ viễn thông), thì nay giống ví hai ngăn - thêm một ngăn nữa đựng tiền thanh toán, chuyển khoản.
Với số tiền của khách hàng nạp vào tài khoản Mobile Money để chờ thanh toán, nhà mạng cũng không thể lấy ra để kinh doanh. Ông Lê Đình Ngọc, đại diện Vụ Tài chính Ngân hàng (Bộ Tài chính) khẳng định, với số tiền của khách hàng đưa vào tài khoản Moblie Money, nhà mạng bắt buộc phải chuyển 100% sang ngân hàng để ký quỹ theo tỷ lệ 1:1 nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, chỉ được sử dụng vào mục đích thanh toán, chuyển khoản của khách hàng.
Không có chuyện nhà mạng sau một đêm trở thành ngân hàng
Nếu Mobile Money được cấp phép, chỉ sau một đêm, hàng chục triệu thuê bao di động có thể dễ dàng thanh toán, chuyển khoản các giao dịch giá trị nhỏ, mà không cần tài khoản ngân hàng - điều chưa từng xảy ra - được kỳ vọng sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, không có nghĩa, điều này khiến nhà mạng giống như ngân hàng.
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV khẳng định, cũng giống như ở nhiều quốc gia trên thế giới, Mobile Money ở nước ta sẽ chỉ được phục vụ nhu cầu thanh toán và chuyển tiền các món có giá trị nhỏ.
Như vậy, hai chức năng quan trọng nhất của ngân hàng là huy động và cho vay, Mobile Money không hề động tới. Ngoài ra, do nhắm vào phân khúc giao dịch giá trị nhỏ, sự tham gia của Mobile Money cũng không cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng, thậm chí sự xuất hiện của loại hình này còn thúc đẩy thói quen thanh toán trực tuyến, tác động tích cực tới thị trường, khiến ngân hàng hưởng lợi. Với ví điện tử, sự tác động của Mobile Money là khá lớn. Tuy nhiên, mức độ tác động còn phải tùy thuộc vào sự phát triển của dịch vụ này, cũng như hệ sinh thái đi kèm.
Theo quy định của NHNN, hiện tại, giao dịch qua ví điện tử bị giới hạn 100 triệu đồng/tháng, qua Mobile Money 10 triệu đồng/tháng (dự kiến). Như vậy, phân khúc khách hàng của hai loại dịch vụ này là khác nhau, mức độ cạnh tranh còn tùy thuộc vào sự lớn mạnh của hệ sinh thái hai bên.
Thách thức trước mắt của các nhà mạng là phải thuyết phục khách hàng sử dụng Mobile Money như một thói quen hàng ngày, thay thế việc sử dụng tiền mặt. Để làm được điều này, nhà mạng chắc chắn phải duy trì kinh phí khổng lồ để khuyến mãi, thay đổi thói quen người dùng.
Bên cạnh đó, đúng như cảnh báo của các chuyên gia, những rủi ro về bảo mật, gian lận, rửa tiền, đánh bạc... luôn rình rập nhà mạng. Chỉ cần hacker thêm vào mỗi tài khoản một số 0 (tức nhân 10 lần giá trị tài khoản người dùng), các nhà mạng lập tức đứng trước nguy cơ phá sản.
Trường hợp khác, nếu tội phạm sử dụng mạng lưới đại lý ngân hàng, Mobile Money để đánh bạc, rửa tiền, gian lận..., cũng gây ra rủi ro không nhỏ cho nhà mạng. Thực tế, đầu tháng 5/2020, Bộ Công an phát hiện đường dây đánh bạc 20.000 tỷ đồng có sử dụng thẻ cào điện thoại. Trước đó, năm 2017, một đường dây đánh bạc 10.000 tỷ đồng có sử dụng thẻ cào điện thoại cũng bị phanh phui.
Các phương thức thanh toán hiện nay bao gồm 3 nền tảng chính là: ví điện tử; ứng dụng ngân hàng số, thẻ ngân hàng và Mobile Money. Trong đó, Mobile Money hứa hẹn sẽ trở thành nhân tố thay đổi cuộc chơi.
Tuy vậy, cả 3 phương thức thanh toán trên đều tồn tại những hạn chế nhất định. Cụ thể, hạn chế của ví điện tử là phải liên kế với tài khoản ngân hàng. Hạn chế của thẻ ngân hàng là phải có thẻ vật lý và hệ thống POS mới thanh toán được, ứng dụng ngân hàng cũng khá phức tạp để sử dụng và mới chỉ 30% dân số tiếp cận dịch vụ này. Mobile Money lại phức tạp về quản lý dòng tiền...
Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh cơ chế Sandbox trong lĩnh vực Fintech và thử nghiệm Mobile Money trong năm 2020 Trong hai Nghị quyết 01 và 02 vừa được Chính phủ ban hành đầu năm 2020 đều đặt ra nhiệm vụ đối với việc sớm ban hành cơ chế chính sách để thử nghiệm dịch vụ công nghệ tài chính và cho các nhà mạng thử nghiệm cung cấp dịch vụ Mobile Money. Theo Nghị quyết 01 về giải pháp, nhiệm vụ chủ...