“Đừng tưởng bán trà đá vỉa hè mà dễ”
Vào thời điểm nắng nóng, nhiều hàng quán vỉa hè ‘đuổi không hết khách’. Chính vì vậy, nhiều người cho rằng, đây là công việc nhàn hạ, dễ kiếm tiền, nhưng ít ai hiểu những nhọc nhằn phía sau.
Đi một vòng quanh các con phố trên địa bàn Hà Nội, đâu đâu cũng bắt gặp những quán trà đá vỉa hè “mọc” san sát nhau, càng gần những tòa nhà lớn có nhiều công ty, quán ăn, bến xe hay trường học…thì những quán vỉa hè này lại càng nhiều.
Một điều lạ lùng rằng dù có rất nhiều hàng trà đá đua nhau bán nhưng quán nào quán nấy đều chật kín khách ngồi, thậm chí khách phải ngồi tạm dưới đất vì không đủ ghế. Khách hàng chủ yếu là dân lao động, xe ôm, người ship hàng, dân văn phòng hay học sinh, sinh viên gần đó.
Theo chia sẻ của một số chủ hàng trà đá vỉa hè, “trào lưu” trà đá vỉa hè của người Hà Nội được rộ lên từ những năm 2000 nhưng những năm gần đây nghề bán trà dạo mới thật sự hot và đem lại thu nhập.
Nhiều người cho biết, thu nhập cũng rất thấp thỏm, tháng nào tốt thì được 7-8 triệu, tháng nào chán thì chỉ được 4-5 triệu đồng.
“Tôi đã bán trà đá vỉa hè được gần 10 năm sau khi chuyển qua nhiều nghề khác nhau thi thấy bán trà đá là có thu nhập ổn, nhiều người hay nói vui rằng bán trà đá, trà chanh là nghề “một vốn bốn lời”.
Quả đúng là như vậy, nếu chịu khó mỗi tháng, người bán trà đá có thể kiếm khoảng chục triệu đồng nhưng cái nghề này cũng gặp không ít khó khăn”, bà Tâm, bán trà đá tại đường Trần Phú, Hà Nội cho biết.
Video đang HOT
Cũng giống bà Tâm, bà Nguyễn Hiền Mai, sống tại Hoàn Kiếm, Hà Nội cho hay, mùa đông cũng như mùa hè, ngày nào hàng trà đá của bà Mai cũng đông khách.
Mùa đông bán trà nóng, mùa hè bán trà đá và trà chanh, nhưng theo bà Mai, mùa hè đông khách hơn hẳn. Ngày nào ít khách thì được 4 siêu nước, ngày nào nắng nóng, khách nhiều bán thì phải liên tục đun nước và bán 6 – 8 siêu nước.
Hiện tại, mỗi cốc trà đá có giá 3.000 đồng, một vài quán đắt hơn thì 5.000 đồng/cốc. Tại những hàng trà chanh thì có giá 10 – 15.000 đồng/cốc. Hầu hết các hàng này đều bán thêm kẹo lạc, thuốc lá, thuốc lào, hướng dương hay các loại nước ngọt khác nên doanh thu cũng không tồi.
Là gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn, phải thuê trọ tại một phòng ẩm thấp ven đường tàu, bà Tâm một mình bươn chải nuôi thêm 1 người con có khiếm khuyết về nhận thức, vì đặc trưng của nghề bán trà đá là phải dậy sớm thật nhiều nấu nước sôi cho vào các phích giữ nhiệt để có thể đủ dùng cho cả ngày bán hàng.
Không chỉ phải thức khuya dậy sớm, những hàng trà đá vỉa hè cũng gặp phải nhiều khó khăn mỗi khi lực lượng an ninh Hà Nội tổ chức dẹp vỉa hè, truy quét hàng rong, khi đó bà Tâm cùng rất nhiều người bán hàng rong khác khổ sở vì phải bê ghế chạy vòng quanh.
Nhiều người than thở rằng, công việc bán trà đá vỉa hè tuy được tự do nhưng luôn trong tình trạng bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Giữa cái nắng nóng gần 40 độ cháy da cháy thịt hay trời mưa to vẫn phải ngồi bán hàng dưới 1 chiếc ô hay gốc cây.
Bà Tâm cho hay, “hàng này tôi phải dậy từ 3h sáng để nấu nước, hãm trà và chuẩn bị các đồ dùng mang đi bán. Cái nghề tưởng chừng như nhàn hạ chỉ cần rót trà thu tiền nhưng thực chất rất vất vả”.
Giống bà Tâm, một chủ hàng trà đá khác cũng kể “nhiều ngày nắng nóng quá tôi bị đau đầu, chóng mặt không làm được gì nên phải nghỉ bán khiến cho thu nhập cũng bị hao hụt, nhiều người nghĩ chỉ dọn vài cái ghế ra là kiếm được tiền nhưng họ đã nhầm”, chị Nguyễn Thị Thành, chủ hàng nước tại Cầu Giấy, Hà Nội cho biết.
Không thể phủ nhận rằng số vốn ban đầu bỏ ra thì ít, chỉ vài trăm nghìn nhưng những khoản phí phụ mới là điều đáng nói.
Nhờ quen biết người bạn nên anh Tuấn mở được một quán trà đá ở cạnh bến xe khách, anh cho biết để mở được hàng như vật thì phải đóng “thuế” hàng tháng. Nhiều khi gặp các trường hợp bùng tiền hoặc quên không trả nên cũng công cốc.
Hà Nội dừng cách ly xã hội từ 0h ngày 23/4
Trừ huyện Mê Linh và Thường Tín, các quận huyện khác của Hà Nội dừng cách ly xã hội, nhiều hoạt động kinh tế xã hội được khôi phục từ 23/4.
Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung thông báo tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố chiều 22/4. Việc dừng cách ly do Thủ tướng đã xếp Hà Nội vào nhóm có nguy cơ, riêng hai huyện Mê Linh và Thường Tín vẫn ở nhóm nguy cơ cao do có ổ dịch chưa qua 14 ngày.
Theo ông Chung, các hoạt động kinh tế xã hội của thành phố sẽ thực hiện theo chỉ thị 15 của Thủ tướng ban hành ngày 27/3. Thành phố vẫn cấm quán bar, karaoke, nhà hàng, quán game, trà đá, trà chanh tập trung đông người. Các lễ hội văn hóa, hoạt động thể thao đông người vẫn bị dừng.
Người dân được đi lại bình thường nhưng chỉ nên ra ngoài khi có việc cần thiết; khi ra ngoài phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn phòng dịch. Hành vi không đeo khẩu trang khi ra đường sẽ tiếp tục bị xử phạt.
Các hoạt động vận tải như xe bus, taxi, xe công nghệ được hoạt động trở lại. Tuy nhiên, thành phố khuyến cáo tỷ lệ chuyên chở nhất định, không ngồi đủ số ghế. Các phương tiện cần chuẩn bị dung dịch rửa tay, sát khuẩn.
Ông Nguyễn Đức Chung tại một cuộc họp Ban chỉ đạo chống Covid-19 TP Hà Nội. Ảnh: Võ Hải.
Các chủ cửa hàng ăn khi mở lại cần giữ khoảng cách, nên có tấm chắn giữa các khách hàng ngồi ăn. Trung tâm thương mại, siêu thị khi mở cửa đảm bảo các điều kiện phòng dịch, như: hướng dẫn khách đi một chiều vào, một chiều ra và tổ chức đo thân nhiệt, giữ khoảng cách.
Các cơ quan, xí nghiệp, công trường tổ chức đo thân nhiệt, khử khuẩn cho cán bộ, nhân viên. Các công trường được khuyến khích ghi nhật ký để dễ dàng truy xuất lịch sử dịch tễ khi cần.
Bệnh viện được tiếp đón bệnh nhân nhưng phải tuân thủ quy định phòng, chống dịch của Bộ Y tế; không được tổ chức thăm bệnh nhân, người bệnh nặng chỉ được một người chăm nom.
Riêng việc khi nào hơn 2 triệu học sinh đi học trở lại chưa được Hà Nội quyết định.
Đến 17h ngày 22/4, Hà Nội ghi nhận 112 ca mắc, trong đó 81 ca đã khỏi ra viện, 31 trường hợp đang điều trị tại cơ sở y tế. Từ ngày 16/4 đến nay, thành phố không thêm ca mắc mới.
Theo Chỉ thị số 15 của Thủ tướng, UBND cấp tỉnh chỉ đạo áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người; dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2 m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.
Các nghi lễ tôn giáo, hoạt động tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự phải dừng. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, phải tạm dừng hoạt động. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố có thẩm quyền quyết định cơ sở kinh doanh, dịch vụ cần đóng cửa.
Võ Hải
Việt Nam hậu giãn cách xã hội trong mắt truyền thông nước ngoài Katie Lockhart, phóng viên chuyên viết về mảng du lịch cho tờ CNN, đã chia sẻ trải nghiệm của cô trong thời gian ở Việt Nam hậu giãn cách xã hội chống COVID-19. Dưới đây là toàn bộ bài viết của Lockhart. Mùi khói quyện lên vỉa hè và len vào phòng ngủ khiến tôi tò mò bước ra ban công để ngắm...