Đừng tước đoạt của con cơ hội chủ động trong cuộc sống
Bà mẹ nào cũng yêu con. Mỗi người yêu con theo cái cách của riêng mình. Tuy nhiên, ai cũng có một cuộc đời phải sống. Làm thay con mọi việc tức là tước đoạt của con cơ hội chủ động trong cuộc sống.
Ở chỗ tôi ai cũng ngưỡng mộ chị Nhàn. Người đàn bà này chẳng biết có ba đầu sáu tay hay không mà mọi việc trong tay chị cứ trơn tuồn tuột.
Chị quản một mình hai cửa hàng trong khi vẫn làm công sở, vẫn có thời gian làm đẹp và mọi người luôn thấy chị rất đẹp. Đàn bà đẹp bền lâu vừa tốn tiền vừa tốn thời gian chưa kể phải là người có phông kiến thức và hiểu biết. Sắc đẹp của đàn bà mong manh như hoa, không khéo giữ chả mấy mà tàn.
Ai cũng thắc mắc sao chị bận rộn thế mà lúc nào cũng rạng rỡ xinh đẹp. Chị thường nói chuyện với mọi người rằng ở nhà chị ai cũng phải tự lo nỗi lo của người ấy.
Nên để trẻ đạt được kỹ năng tự làm mọi việc và tự chịu trách nhiệm về bản thân từ sớm
Hồi bọn trẻ nhà chị đi mẫu giáo, chúng tự biết thu xếp đồ dùng để mang theo. Bố mẹ chở đến trường tự vào chào cô và cất đồ đạc. Lên lớp ba chị bắt đầu cho con đi xe buýt theo tuyến. Chúng phải tự lo lắng và biết cách bảo quản hành lý và cả bản thân mình.
Chị tâm sự rằng thay bằng nỗi sợ hãi thì hãy cho con mình kỹ năng đối mặt và giải quyết các tình huống thông thường xảy ra trong đời sống hằng ngày. Thực sự để bọn trẻ đạt được kỹ năng tự làm mọi việc và tự chịu trách nhiệm về bản thân từ rất sớm như con chị, cả chị và con đã phải trải qua khá nhiều rắc rối và mệt mỏi mới đi vào đúng quĩ đạo. Cô bé con nhà chị hồi mới vào lớp một, nhiều lần cháu chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập bị thiếu, cô giáo phê bình cháu ngay tại lớp rồi gọi điện cho phụ huynh. Con bé về nhà khóc mếu bắt đền mẹ đòi không đi học nữa. Chị ôn tồn giải thích và phân tích cho con nghe. Đồng thời chị cũng sắp xếp thời gian gặp gỡ cô giáo chủ nhiệm để bày tỏ quan điểm để cô giáo và chị cùng kết hợp, tạo cho cháu bé một thói quen tự lập và chủ động.
Video đang HOT
Làm thay mọi việc cho chồng con sẽ làm họ mất đi cơ hội chủ động trong cuộc sống.
Ví dụ như khi lần đầu cho cậu con trai lớn mới vào lớp ba đi xe buýt, chị phải dành thời gian để dậy sớm cùng con, chờ xe và lên xe cùng con đến trường hai ba lần, trên xe chị hướng dẫn con cách lên xe, tìm ghế ngồi và đến đúng điểm cần xuống thì phải xuống xe. Tất nhiên cậu bé con nhà chị cũng khá linh hoạt, nhưng cũng vài lần cháu đánh mất mũ, để quên vài thứ này nọ rồi mới bắt đầu thông thạo và độc lập mà không có chuyện gì xảy ra.
Không phải tất cả những đứa trẻ đều ngay lập tức trở nên độc lập và chăm ngoan, nếu chúng vẫn được những người lớn chở che và bao bọc.
Chị Mai là giáo viên cấp hai ở Hải Phòng, hai đứa con nhà chị lớn tướng ra vẫn thụ động dựa dẫm vào mẹ. Nếu chị vắng nhà quá một buổi là anh chồng chị và cả hai đứa con đều “cơm không có mà ăn”. Anh chồng chị, cơm cũng chẳng biết nấu, hai đứa con một đứa học xong cấp ba, cô thứ hai mới vào lớp mười nhưng chưa từng biết cắm nồi cơm. Chưa từng biết giặt quần áo, đến đồ ăn sáng cũng toàn mẹ mua về. Thực ra tại chị quá chiều chồng, chiều con, không biết san sẻ mọi việc trong gia đình cho chồng con đỡ đần giúp. Cái chính là chị đã làm mất đi cơ hội tự chủ của chồng, con mình. Ai cũng có một cuộc đời phải sống. Nếu chị cứ làm thay mọi việc cho chồng con sẽ làm họ mất đi cơ hội chủ động trong mọi việc.
Không phải tất cả những đứa trẻ đều ngay lập tức trở nên độc lập và chăm ngoan, nếu chúng vẫn được những người lớn chở che và bao bọc.
Mỗi người mẹ sinh ra con đều yêu con và dạy con theo cái cách của riêng mình. Như chị Nhàn, chị Mai, các chị đều rất yêu con nhưng hai người yêu theo hai hướng. Đôi lúc làm mẹ thật khó, ai cũng muốn con mình trưởng thành độc lập và tự chủ. Nhưng để đạt được cái thành quả mà chúng ta mong muốn ấy không hề dễ. Lắm khi người mẹ bắt buộc phải đẩy cả bản thân mình và con mình vào một sự “lạnh lùng” và mạo hiểm. Nếu không “lạnh lùng”, mẹ sẽ lại làm thay con, sống hộ con rất nhiều quãng thời gian niên thiếu mà lẽ ra bọn trẻ phải tự thân vận động.
Theo thegioitiepthi.vn
Học sinh bị chấn thương mắt: Né người va vào thước
Trước việc học sinh tiểu học bị chấn thương mắt nghi do cô giáo đánh, cô giáo giải trình do học sinh né người đã va vào thước kẻ.
Theo đó anh Đàm Văn Bào (sinh năm 1987, trú tại xã Thụy Hùng, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) phản ánh con mình là cháu M. đang học lớp 1A1, Trường Tiểu học Thụy Hùng bị cô giáo chủ nhiệm (L.T.H.H.) dùng thước kẻ đánh vào mắt gây thương tích.
Theo anh Bào, sự việc xảy ra vào trước Tết Nguyên đán 2019. Cụ thể, sau buổi học, thấy con trai bị thương ở vùng mắt, anh Bào có hỏi chuyện thì được cháu cho biết bị cô giáo dùng thước kẻ đánh.
Sau khi vụ việc xảy ra, gia đình anh Bào đã trình báo vụ việc tới Ban giám hiệu trường Tiểu học Thuỵ Hùng và UBND xã Thuỵ Hùng mong được làm rõ vụ việc trên.
Cũng theo thông tin gia đình cung cấp, sau khi đưa cháu M. xuống Bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám, cháu M. đã trải qua 2 lần phẫu thuật tiêm nội nhãn, khâu giác mạc và thay thuỷ tinh thể.
"Qua nhiều khâu phẫu thuật như vậy nhưng gia đình tôi lo lắng khi được thông báo con mắt phải của con tôi sẽ dần dần teo lại và không thể nhìn thấy ánh sáng được nữa", anh Bào chia sẻ.
Cháu M được chẩn đoán mắt sẽ teo đi, tương lai không nhìn thấy ánh sáng nữa.
Chiều 15/1, bà Dương Thị Tâm - Phó trưởng Phòng GDĐT huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) cho biết đơn vị này đã nhận được phản ánh của phụ huynh về việc con bị ảnh hưởng về mắt sau khi đến trường.
"Sau khi đã nắm được thông tin, Phòng GDĐT huyện Cao Lộc đã báo cáo lên các cơ quan quản lý để tìm hiểu vụ việc. Sau đó, Công an huyện Cao Lộc đang vào cuộc điều tra. Phòng GDĐT Cao Lộc sẽ thông tin đến báo chí sau khi có kết quả từ cơ quan điều tra", bà Dương Thị Tâm nói.
Chia sẻ với báo chí xung quanh vụ việc, Hiệu trưởng trường Tiểu học xã Thuỵ Hùng xác nhận thông tin về vụ việc em M. bị chấn thương mắt và gia đình cho biết do cô giáo chủ nhiệm dùng thước đánh.
"Ngay khi nhận được thông tin phản ánh về vụ việc, Ban giám hiệu trường đã yêu cầu cô H. (giáo viên bị phản ánh dùng thước đánh khiến em M. bị thương) làm bản tường trình lại toàn bộ vụ việc.
Theo nội dung bản tưởng trình, cô H. cho biết trong buổi học ngày 25/1, em M. đang nghịch đồ chơi trong khi đến giờ vào lớp nên cô H. đã dùng tay gạt đồ chơi trên bàn của em M. Theo phản xạ, em M. né người để tránh và va vào thước kẻ dẫn đến bị thương ở mắt", vị hiệu trưởng trường Tiểu học Thuỵ Hùng thông tin.
Cũng theo vị này, hiện giờ thông tin phía gia đình phản ánh khác với nội dung giáo viên H. tường trình nên trường đã đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc để điều tra, làm rõ vụ việc.
Bảo Yến (Tổng hợp)
Theo baodatviet
Lạng Sơn: Điều tra học sinh tiểu học bị chấn thương mắt nghi do cô giáo đánh Cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra nghi vấn một học sinh tiểu học bị chấn thương mắt có nguy cơ bị mù do bị cô giáo đánh xảy ra trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Cháu M. bị tổn thương nặng mắt phải nghi do bị cô giáo dùng thước đánh Ngày 17/2, trao đổi với PV,...