Dùng tủ lạnh như phá vì những thói quen tưởng chừng như vô hại
Rất nhiều hành động, thói quen hàng ngày có thể vô tình khiến cho tủ lạnh “ngốn” điện hoặc giảm độ bền, hoặc tốn thêm chi phí sửa chữa.
Vị trí đặt tủ lạnh
Hiệu quả làm việc của tủ lạnh chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố, trong đó, người dùng nên tránh đặt tủ gần các nguồn nhiệt như bếp gas, nồi cơm điện, lò vi sóng, cũng như ánh sáng mặt trời để giảm tình trạng tủ lạnh luôn phải hoạt động hết công suất để làm lạnh, cũng như tránh nguy cơ cháy nổ.
Việc kê tủ quá sát tường cũng không nên, để tủ có chỗ tỏa nhiệt. Hơn nữa, hệ thống dây cáp làm lạnh đằng sau tủ cần có không khí mát để làm nguội, tránh “ngốn” điện và có thể khiến tủ lạnh mau xuống cấp.
Bộ làm lạnh đằng sau tủ lạnh cần được quét dọn, hút bụi thường xuyên để tránh bụi bẩn làm tắc nghẽn hệ thống. Chú ý kiểm tra vị trí hốc phía sau tủ, đây thường là vị trí mà các loại chuột, bọ thường trú ngụ.
Đặt đồ lên nóc tủ lạnh
Đây là thói quen mà rất nhiều người thường làm, tuy nhiên điều này vô tình tạo nên một lực đáng kể làm giảm tuổi thọ của tủ. Không nên đặt các bình, chậu chứa nước lên trên tủ lạnh, bởi vì khi bạn đóng mở tủ lạnh mạnh vô tình có thể làm nước đổ, tiềm ẩn nguy hiểm về điện.
Video đang HOT
Đặt đồ lên nóc tủ lạnh là thói quen hàng ngày nhiều người vẫn làm nhưng không tốt cho độ bền của thiết bị.
Để đồ uống có gas trong ngăn đá tủ lạnh
Để làm lạnh nhanh đồ uống nhưng đôi khi người dùng để quên đồ uống, nhất là đồ uống có gas trong ngăn đá tủ lạnh. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề không tốt. Khi đặt trong nhiệt độ lạnh (dưới 0 độ C), các lon nước ngọt có gas (kể cả chai thủy tinh) sẽ khó có thể chịu được áp lực nở ra của khí gas.
Khi bạn mở lon nước ra, do một phần nước vẫn ở dạng lỏng nên áp lực nước thoát ra ngoài sẽ rất mạnh cộng thêm khối lượng đã bị gia tăng từ trước nên quá trình này sẽ xảy ra rất mạnh mẽ và thường gây nổ hoặc xảy ra những tai nạn đáng tiếc.
Cắm các thiết bị khác chung ổ cắm tủ lạnh
Tủ lạnh là một thiết bị tiêu thụ điện năng khá lớn nên hạn chế cắm nhiều thiết bị vào chung ổ cắm tủ lạnh có thể gây ra cháy hoặc chập mạch điện.
Khoảng 1 tháng 1 lần cho tủ lạnh nghỉ ngơi 30 phút bằng cách vặn nút điều chỉnh (thermostat) về vị trí ON hoặc OFF, sau đó để tủ chạy bình thường.
Hạn chế cắm tủ lạnh chung ổ điện với nhiều thiết bị điện khác trong nhà.
Khi vận chuyển
Cần đảm bảo tủ được cố định cửa, cửa tủ hướng lên trên khi di chuyển. Sau khi di chuyển tủ lạnh đến vị trí mới nên chờ ít nhất 60 phút rồi hãy cắm điện cho tủ hoạt động.
Đối với tủ lạnh mới, sau khi mua về nên để tủ hoạt động ở công suất nhỏ nhất trong khoảng 8 tiếng và không cho bất kì thực phẩm nào vào tủ. Điều này sẽ giúp tủ quen dần với chế độ làm việc, tránh gây hư hỏng do bị ép làm việc đột ngột. Hơn nữa, nếu bỏ thực phẩm vào sớm thì thực phẩm sẽ bị ám mùi nhựa do tủ lạnh mới.
Không sắp xếp thực phẩm trong tủ
Không nên xếp thực phẩm quá chật chội bên trong tủ, vì lúc này hơi lạnh khó tuần hoàn bên trong tủ, dẫn đến làm lạnh kém và người dùng lầm tưởng tủ lạnh bị lỗi. Khi xếp thực phẩm cần tránh đặt sát họng gió vì sẽ làm cản khí lạnh tuần hoàn trong tủ.
Hóa đơn tiền điện 'nhẹ tênh' nhờ bí quyết dùng tủ lạnh đúng cách: Hành động nhỏ hiệu quả lớn
Sử dụng tủ lạnh đúng cách không chỉ giúp tiết kiệm đáng kể điện năng sử dụng, mà còn tăng tuổi thọ của tủ.
Tủ lạnh là một trong những thiết bị gia dụng ngốn nhiều điện nhất trong gia đình. Để tiết kiệm điện, giảm thiểu hóa đơn tiền điện cho gia đình, bạn cần sử dụng tủ lạnh đúng cách. Dưới đây, Emdep sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên và chia sẻ cho bạn những cách sử dụng tủ lạnh tiết kiệm điện để giúp gia đình bạn vừa tiết kiệm chi phí sử dụng điện vừa kéo dài tuổi thọ của tủ.
Để nhiệt độ vừa phải
Bạn nên điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh cho phù hợp với tình trạng thời tiết. Nếu trời nóng thì có thể giảm nhiệt độ tủ lạnh xuống và tăng nhiệt độ lên một chút khi thời tiết lạnh. Ở ngăn mát nhiệt độ nên đặt là từ mức nhiệt 1,7 - 5 độ C, với ngăn đá thì mức nhiệt độ phù hợp là từ -18 đến 0 độ C. Đối với ngăn thực phẩm tươi thì nhiệt độ thích hợp là từ 0 - 4 độ C.
Không để đồ ăn dựa sát vào thành trong của tủ
Để đồ ăn xa thành tủ là một cách tiết kiệm điện cho tủ lạnh. Rau củ dễ bị hỏng, chưa kể là khiến tủ làm lạnh làm việc kém hiệu quả, dẫn đến tốn điện hơn nếu thường xuyên để thực phẩm tiếp xúc với phía trong cùng của tủ.
Bọc kín thức ăn cho vào tủ lạnh
Khi bọc kín thức ăn, máy nén sẽ hoạt động với ít công suất hơn nên tủ lạnh sẽ sử dụng điện năng ít hơn. Ngoài ra, bọc thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh cũng giúp thức ăn giữ được độ tươi và độ ẩm tốt hơn trong môi trường lạnh.
Hạn chế tắt, bật tủ lạnh quá nhiều
Trong trường hợp nếu không sử dụng tủ lạnh trong khoảng thời gian dài thì bạn vẫn có thể ngắt điện ra khỏi nguồn điện để vừa đảm bảo an toàn vừa tiết kiệm điện cho gia đình. Nếu không cần thiết thì không nên tắt bật tủ quá nhiều. Giống như các đồ điện khác thì tủ lạnh sẽ ngốn của gia đình bạn một lượng điện không hề nhỏ trong quá trình khởi động lại sau khi ngắt. Lưu ý nhỏ khi ngắt tủ lạnh là bạn nên dọn dẹp và vệ sinh tủ lạnh thật sạch sẽ, đồng thời lau chùi bên trong, bên ngoài sau đó để thật khô trước khi ngắt nhé.
Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh bên trong và bên ngoài
Bạn nên có lịch vệ sinh theo tuần và theo tháng cho tủ lạnh ít nhất là 2-3 tháng/lần. Ngoài vệ sinh các ngăn, bạn cần lưu ý làm sạch phần viền cao su ở cửa đóng, mở để giúp cửa tủ đóng kín hơn tránh các hơi lạnh thoát đi ra ngoài không khí.
Ảnh: Sưu tầm
10 thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh Có những món chúng ta cất vào tủ lạnh để bảo quản như một thói quen, nhưng nhiều loại thực phẩm lại rất "kỵ" tủ lạnh. 1. Cafe cần môi trường bảo quản khô, mát để tươi lâu, trong khi nhiệt độ của tủ lạnh lại quá lạnh so với hạt cafe. Các chuyên gia cafe cho hay, loại hạt này nên được...