Dùng trí tuệ nhân tạo để điểm danh, đo nhiệt độ học sinh
Trần Anh Tuấn cho biết, trong dự án này, mỗi ki ốt được lắp ở cổng trường với các phần chính: màn hình để nhận diện gương mặt; cảm ứng đo nhiệt độ học sinh (HS); rửa tay sát khuẩn tự động.
Thạc sĩ Trần Anh Tuấn trình bày dự án tại Sở Khoa học – Công nghệ, tháng 3.2021 – ẢNH: NGỌC ANH
Khi dịch Covid-19 vẫn còn, thay vì mỗi ngày thầy cô giáo, bác bảo vệ phải đứng ở cổng trường, cầm nhiệt kế, đưa bình nước rửa tay sát khuẩn cho từng học sinh thì với dự án của một nhóm bạn trẻ ở TP.HCM, mọi thứ có thể tự động bằng trí tuệ nhân tạo (AI).
Dự án quản lý trường học thông minh được gọi tên TK Smart Vision, nằm trong top 50 dự án xuất sắc của cuộc thi trí tuệ nhân tạo TP.HCM (HAI) hồi tháng 8.2020. Mới đây, dự án được Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM cấp vốn để ươm tạo tại trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và đang tham dự “Giải thưởng đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP.HCM I-Star 2020″.
2 giây nhận diện và đo nhiệt độ 1 học sinh
Trưởng nhóm dự án quản lý trường học thông minh này là thạc sĩ Trần Anh Tuấn (31 tuổi) giảng viên Khoa Công nghệ thông tin (CNTT), Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM. Anh Tuấn cho biết, trong dự án này, mỗi ki ốt được lắp ở cổng trường với các phần chính: màn hình để nhận diện gương mặt; cảm ứng đo nhiệt độ học sinh (HS); rửa tay sát khuẩn tự động.
Video đang HOT
HS đứng trước ki ốt, ki ốt sẽ nhận diện được đây là HS nào (lớp nào, thông tin cá nhân), đo xem bao nhiêu độ, nếu quá 37,5 độ màn hình sẽ thông báo HS bị sốt và có cảnh báo tới giáo viên và phụ huynh. Mỗi 2 giây sẽ nhận diện được 1 HS, do đó trong thời gian ngắn có thể kiểm soát hết số HS ra vào trường.
Đồng thời, toàn bộ thông tin nhận diện, nhiệt độ của HS được gửi về máy chủ. Từ đây xử lý dữ liệu để gửi về các ứng dụng (app) trên điện thoại thông minh của hiệu trưởng và phụ huynh các thông tin như sĩ số từng lớp, HS nào bị sốt, yêu cầu phụ huynh cho con đi kiểm tra sức khỏe…
“Các công nghệ được nhóm chúng tôi áp dụng cho dự án trên gồm trí tuệ nhân tạo (AI), xử lý hình ảnh gương mặt (Face ID), tổ chức kho dữ liệu (data warehouse), internet vạn vật (IoT) để quản lý thông tin và hiệu năng của các ki ốt”, anh Tuấn nói.
Theo trưởng dự án, dự án này còn giúp các lớp học, nhà trường quản lý sĩ số tốt hơn. “Chúng tôi phát triển thêm việc quản lý sổ đầu bài, giảng dạy trực tuyến, điểm thi học kỳ, kết quả các kỳ kiểm tra, đơn xin phép cho con nghỉ học hay về sớm của phụ huynh cho giáo viên trên hệ thống này. Nó sẽ được cập nhật liên tục, tức thời về các app của nhà trường và cha mẹ các em”, anh Tuấn trao đổi thêm.
So với việc quản lý sĩ số bằng vân tay chẳng hạn, thì ứng dụng công nghệ trên có gì khác? Trả lời chúng tôi, giảng viên CNTT đồng thời là trưởng nhóm cho hay, trong mùa dịch, việc nhiều người cùng lấy vân tay tại một thiết bị chung là không an toàn, có thể lây nhiễm bệnh. Đặc biệt, với việc nhận diện gương mặt rất nhanh, chỉ trong 2 giây, theo anh Tuấn, có thể tăng cường việc kiểm soát an ninh trường học khi có những đối tượng lạ mặt vào trong trường để hành hung trẻ em hay có ý đồ trộm cắp tài sản…
Khởi nghiệp giữa mùa dịch
Thạc sĩ Trần Anh Tuấn cho hay, ý tưởng về dự án quản lý trường học thông minh của nhóm anh xuất phát từ tầm nhìn thành phố thông minh và xu hướng chuyển đổi số các lĩnh vực. Trong dịch Covid-19, mọi người đều nhận thấy trường học rất cần công nghệ để quản lý sĩ số HS, tích hợp nhận diện gương mặt, đo nhiệt độ, nước rửa tay tự động…
Bên cạnh vai trò giảng viên ĐH, anh Tuấn còn là đồng sáng lập công ty khởi nghiệp về công nghệ tại Q.7 (TP.HCM), “mái nhà chung” của các giảng viên, kỹ sư và các sinh viên xuất sắc trong lĩnh vực CNTT. Tháng 8.2020, giữa mùa dịch Covid-19, công ty bắt đầu hoạt động, bởi theo anh Tuấn: “Dịch đến, mọi thứ đều đóng băng, nhưng CNTT thì luôn hot”.
Mang dự án quản lý trường học thông minh đi dự các cuộc thi sáng tạo, khởi nghiệp, mục đích của thạc sĩ Trần Anh Tuấn không phải đem lại những khoản doanh thu có lợi cho những người làm dự án. Là một người thầy, anh mong muốn điều lớn hơn, đó là có những nhà đầu tư hỗ trợ để có thể triển khai dự án miễn phí ở ngày càng nhiều trường học tại TP.HCM, phát huy hiệu quả trong dịch Covid-19.
Trong quý đầu tiên của năm 2021, dự án trên đã nhận được lời mời hợp tác, hỗ trợ từ 1 trung tâm ngoại ngữ và 12 trường học tại TP.HCM. Hiện những người trẻ đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống để triển khai tại Trường THCS Cát Lái (Q.2), Trường THCS Trần Hữu Trang (Q.5)…
Thiết bị đặc biệt giúp sinh viên khiếm thị nhận diện khuôn mặt
Hai sinh viên khiếm thị Trường ĐH Fulbright Việt Nam vừa được tặng thiết bị đặc biệt giúp nhận diện gương mặt, đọc văn bản và mô tả hình ảnh bằng giọng nói.
Bà Lê Diệp Kiều Trang tặng thiết bị trợ thị đặc biệt cho Trần Việt Hoàng - Ảng: V.L
Trần Việt Hoàng và Đồng Thị Hải Yến, hai sinh viên khiếm thị tại Trường Đại học Fulbright Việt Nam, vừa được tặng 2 bộ thiết bị trợ thị OrCam My Eye 2.0. Hai cặp kính được gửi từ Israel về Việt Nam.
Khác với những chiếc kính trợ thị phổ thông vốn chỉ giúp người đeo nhận biết được vật cản thông qua tín hiệu rung, OrCam My Eye sử dụng trí tuệ nhân tạo có khả năng nhận diện gương mặt, đọc văn bản và mô tả hình ảnh bằng giọng nói, giúp người khiếm thị nhận biết thế giới xung quanh và sống một cuộc sống tự lập hơn.
Đồng Thị Hải Yến trải nghiệm kính OrCam My Eye - Ảnh: V.L
Với thiết bị này, Hoàng và Yến có thể theo dõi dễ dàng hơn những bài giảng được trình chiếu trên lớp, đọc hiểu các tài liệu, hình ảnh minh họa được in trên giấy. Không chỉ hữu ích trong học tập, chiếc kính thông minh được kỳ vọng sẽ hỗ trợ đắc lực cho hai bạn trong cuộc sống hàng ngày.
Điều đầu tiên Yến muốn trải nghiệm thiệt bị này là tự mình đọc được thực đơn khi đi ăn tại nhà hàng. Hoàng lại phấn khích vì từ nay có thể nhận ra được những gương mặt thân quen mỗi khi bước vào một căn phòng.
Đây là món quà do bà Lê Diệp Kiều Trang và ông Sonny Vũ - đồng sáng lập quỹ đầu tư Alabaster - gửi tặng.
Trần Việt Hoàng là nhân vật đầy nghị lực trong bài viết "Vượt bóng tối đến Đại học Fulbright" trên Tuổi Trẻ Online .
Máy đo thân nhiệt tích hợp nhiều chức năng Vượt qua hàng ngàn dự án của cuộc thi Ý tưởng sáng tạo do Bộ LĐ-TB-XH tổ chức mới đây, máy đo thân nhiệt ứng dụng internet vạn vật của nhóm sinh viên Trường CĐ Lý Tự Trọng đã giành giải nhất. Nhóm sinh viên bên sản phẩm đoạt giải nhất của mình - MỸ QUYÊN Đó là chiếc máy đo thân nhiệt...





Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Độc đáo không gian quán cà phê đồ tái chế tại Hà Nội

Một số cây cảnh sống trong nước dành cho ngươi chơi bể thủy sinh

Với 500 triệu có thể xây nhà 2 tầng, 40m (4x10m) ở quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh không?

Từ khi bước sang tuổi 40, tôi chi tiêu ngày càng tỉnh táo hơn

Chuyển sang sống tối giản, tôi bàng hoàng vì 9 sai lầm chí mạng từng mắc: Tự trách mình dại!

Người phụ nữ mua nhà cũ chưa đến 1.000 đồng nhưng bán được giá 8 tỷ/căn: Không mánh khoé hay lừa đảo, tất cả nhờ 1 việc

Mẹ đảm đi chợ theo tuần tiết kiệm tiền mua được 3 chỉ vàng, hội chị em rần rần vào xin bí quyết

Chủ nhà mất ngủ, hóa ra vì đặt gương sai cách

Dùng điều hòa không lo khô da, không lo không khí ô nhiễm nhờ trồng cây này trong nhà

Nhà có nhiều cửa sổ có tốt không? Cách bố trí cửa sổ chuẩn phong thủy

Mẹ bỉm sở hữu căn bếp 200 triệu đồ gì cũng có, nhưng bất ngờ lại thiếu 1 thứ khá quen thuộc

Bằng cách đi chợ này, tôi đã tiết kiệm được 2 triệu tiền ăn mỗi tháng!
Có thể bạn quan tâm

Xô nước 120 lít và loạt biểu hiện 'lạ' của người mẹ sát hại con trai trục lợi bảo hiểm
Pháp luật
09:29:05 06/04/2025
Phó Tổng thống Iran mất chức vì đi du lịch xa xỉ
Thế giới
09:21:04 06/04/2025
Tại sao phụ nữ lại dễ bị thiếu hụt magiê hơn?
Sức khỏe
09:17:44 06/04/2025
Bài văn viết thư của học sinh tiểu học bị chấm 4 điểm kèm lời phê gắt, dân mạng đọc xong thì ngơ ngác ngỡ ngàng và bật ngửa
Netizen
09:17:35 06/04/2025
Loài vật mới quý hiếm chưa từng ghi nhận trên thế giới, vừa được phát hiện ở Việt Nam
Lạ vui
09:09:34 06/04/2025
Tour trekking khám phá rừng Gia Canh ở Đồng Nai có gì độc đáo để thử trải nghiệm trong kỳ nghỉ lễ này?
Du lịch
09:05:09 06/04/2025
Đánh 1 phút kiếm 12 tỷ đồng, Rodtang xách vali rút tiền về đưa vợ
Sao thể thao
08:52:15 06/04/2025
6 bản phối áo cổ Peter Pan khiến con gái châu Á lẫn trời Tây mê mẩn: Xinh, mát và thanh lịch!
Thời trang
08:50:32 06/04/2025
Mùa hè 2025, hội mỹ nhân Hàn vẫn mê sơ mi lắm!
Phong cách sao
08:47:52 06/04/2025
IU xả ảnh hậu trường phim "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt"
Hậu trường phim
08:35:54 06/04/2025