Dùng tỏi chữa hóc xương cá cho bé theo cách này, cha mẹ cẩn thận có ngày mất con
Hiện nay, nhiều cha mẹ chia sẻ việc dùng tỏi chữa hóc xương cá cho con như một phương pháp vô cùng thần thánh mà không nghi ngờ chút nào về hậu quả của chúng.
Bé bị hóc xương cá, nhiều cha mẹ dùng tỏi nhét vào lỗ mũi để con nôn ra xương
Mới đây, mạng xã hội lan truyền tin đồn dùng tỏi chữa hóc xương cá cho bé bằng cách nhét vào lỗ mũi. Theo đó, khi con bạn bị hóc xương cá, bạn chỉ cần dùng tỏi nhét vào lỗ mũi ngược bên hóc xương sẽ giúp bé nôn xương ra bên ngoài.
Phương pháp nghe có vẻ đơn giản, dễ thực hiện nhưng cũng khá nhiều người đặt ra nghi vấn làm như vậy liệu có thể chữa hóc xương cá cho con thật hay không?
Như vậy có nghĩa là, nếu bé hóc xương bên trái thì mẹ cần dùng một tép tỏi nhét vào lỗ mũi bên phải. Làm tương tự với hướng ngược lại. Để như vậy trong vòng 3 phút, bé sẽ hắt hơi và khạc xương cá ra bên ngoài. Lúc này, quá trình cứu con bị hóc xương cá đã được hoàn thành.
Phương pháp nghe có vẻ đơn giản, dễ thực hiện nhưng cũng khá nhiều người đặt ra nghi vấn làm như vậy liệu có thể chữa hóc xương cá cho con thật hay không? Sử dụng tỏi nhét mũi liệu có đe dọa đường thở hay không? Trên hết, phương pháp này có thực sự an toàn và phát huy hiệu quả như lời đồn đại?
Dùng tỏi chữa hóc xương cá cho bé thực chất là kinh nghiệm dân gian, không có kiểm chứng khoa học
Video đang HOT
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), dùng tỏi chữa hóc xương cá cho bé là một kinh nghiệm dân gian, được truyền miệng từ nhiều người.
Theo đó, tỏi nhét vào mũi sẽ hoạt động theo nguyên lý gây hăng, khó chịu trong mũi, buộc người bị nhét tỏi phải hắt hơi, ho bật mạnh từ cuống họng ra ngoài, có thể khiến xương cá được lấy nhanh chóng. Cách này là kinh nghiệm dân gian và cũng chỉ lấy được những dạng xương cá tương đối nhỏ, mắc ở khu vực cuống họng chứ không sâu hơn.
Tuy nhiên, đây là phương pháp không được kiểm chứng khoa học, không được coi là một cách chữa bệnh, chỉ được nhận định là mẹo, có thể phù hợp với người này nhưng cũng có thể phản tác dụng với người khác nên cần hết sức cẩn trọng.
Chưa kể, cả một nhánh tỏi đem nhét vào mũi trẻ là chuyện không hề dễ chịu, trẻ dễ sợ hãi, mất bình tĩnh. Lúc này, tỏi nhét vào mũi có nguy cơ bị hít mạnh vào sâu bên trong, thậm chí bị tắc trong khoang mũi, gây ngạt thở thì hậu quả càng nghiêm trọng, trong khi xương cá trong họng vẫn chưa lấy ra được. Do đó, trước khi áp dụng cách lấy xương cá cho con, cha mẹ cần cân nhắc.
Để xử lý khi bị hóc xương cá, tránh những hậu quả không mong muốn, chuyên gia “bật mí” một số cách dễ áp dụng, đạt hiệu quả tốt hơn sau sau:
Lấy một miếng vỏ cam nhỏ ngậm trong miệng một lúc, sau đó nuốt miếng vỏ cam này. Xương cá sẽ bị mềm và tan vào nước bọt.
- Cách dễ thực hiện nhất là nuốt vỏ cam. Lấy một miếng vỏ cam nhỏ ngậm trong miệng một lúc, sau đó nuốt miếng vỏ cam này. Xương cá sẽ bị mềm và tan vào nước bọt.
- Nếu không có vỏ cam, hãy thay thế bằng một viên vitamin C. Cách này cũng cho hiệu quả tương tự. Trong vài phút, xương sẽ mềm và trôi xuống cổ, không còn tạo cảm giác đau nữa.
- Ngậm một miếng chanh để xương cá mềm ra và tan vào nước bọt.
- Cắn một miếng chuối và không nhai, ngậm trong miệng 2 phút để nước bọt thấm vào chuối sau đó nuốt. Sau đó nên cho bé uống nước để loại bỏ xương cá ra khỏi cổ họng.
Tuy nhiên, đây chỉ là mẹo khi trẻ bị hóc xương cá nhỏ. Trong trường hợp hóc xương cá to, bố mẹ cần lập tức cho con ăn uống vì có thể khiến dị vật có nguy cơ đâm sâu vào cổ họng gây tổn thương. Hãy đến cơ sở y tế sớm nhất để gắp xương ra ngoài, tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Theo afamily
Hóc xương cá 3 tháng, người đàn ông nhiễm trùng phế quản nặng
Đau tức ngực, ho kéo dài suốt 3 tháng, bệnh nhân đi khám và phát hiện phế quản có dị vật là mảnh xương cá cứng, sắc nhọn, gây viêm mủ, nhiễm trùng.
Ho dữ dội kéo dài, tức ngực, khó thở, bệnh nhân B.C.T. (56 tuổi, Hạ Long, Quảng Ninh) đi khám tại bệnh viện tuyến trung ương nhưng không phát hiện dị vật. Các bác sĩ chẩn đoán viêm dạ dày trào ngược, kê đơn thuốc uống tại nhà. Tuy nhiên, bệnh không giảm.
Ông T. được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh tiếp tục điều trị. Nam bệnh nhân cho biết 3 tháng trước bị hóc xương cá, ho khạc nhiều lần không ra. Ông nội soi tai, mũi, họng nhưng không thấy, cho rằng chúng đã tự trôi xuống dạ dày.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, bệnh nhân được chỉ định chụp cắt lớp vi tính, nội soi phế quản ống mềm gây mê. Các bác sĩ phát hiện mảnh xương cá cứng, kích thước lớn nằm sâu dưới phế quản gốc phải, viêm mủ, sưng tấy xung quanh, gây bít tắc khu vực này. Ê-kíp nội soi đã dùng kẹp gắp thành công dị vật. Hiện, sức khỏe bệnh nhân ổn định, tiếp tục sử dụng thuốc điều trị.
Mảnh xương cá sắc nhọn được lấy ra từ phế quản. Ảnh: BVCC.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thành Định, Trưởng khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp, cho biết trường hợp ông T. không được phát hiện kịp thời nên mảnh xương gây ra nhiều biến chứng phức tạp, khiến việc tìm nguyên nhân và chẩn đoán khó khăn. Nhờ quá trình khai thác bệnh sử và khám lâm sàng kỹ lưỡng, các bác sĩ phát hiện dị vật trong phế quản và gắp ra nhanh chóng.
Theo bác sĩ Định, dị vật tiếp tục ở đó sẽ làm cho tình trạng sức khoẻ người bệnh ngày càng xấu đi, gây nhiễm trùng đường hô hấp, cản trở sự thông khí, nặng hơn xuất hiện áp xe phổi, tràn mủ, giãn phế quản. Việc gắp bỏ dị vật giúp điều trị nhiễm trùng đường hô hấp triệt để và ngăn ngừa tái phát.
Khi bị hóc dị vật, mọi người thường cố gắng khạc, dùng tay móc, nuốt miếng thức ăn to hoặc chữa mẹo dân gian để lấy ra. Tuy nhiên, những cách này sẽ làm cho tình trạng xấu đi, dị vật có thể bị mắc sâu hơn và rơi vào vị trí nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần chú ý, cung cấp đầy đủ thông tin để bác sĩ nắm bắt các khả năng có thể xảy ra và đưa hướng chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Để phòng ngừa hóc dị vật, bác sĩ Định khuyến cáo khi ăn uống, mọi người không nên vội vàng, nói hay cười đùa, đặc biệt đối với người già và trẻ nhỏ. Bạn cần tập trung ăn, nhai kỹ để hạn chế tình trạng dị vật lọt vào đường thở.
Khi không may hóc, kèm những biểu hiện bất thường như khó thở, ho nhiều, tức ngực, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời. Đặc biệt, bệnh nhân có hội chứng xâm nhập, ho nhiều, viêm đường hô hấp tái phát không đỡ, phải đến cơ sở chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân chính xác, điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm về sau.
Theo Zing
Cô bé bị hoại tử cơ cổ do hóc xương cá Bác sĩ TP HCM mở cạnh cổ dẫn lưu mủ, cắt lọc phần hoại tử cứu cô bé 11 tháng tuổi bị hóc xương cá lóc. Cô bé ngụ Đồng Tháp được mẹ cho ăn cháo cá lóc, đột nhiên nôn ọe, ho sặc sụa. Bé quấy khóc liên tục, chảy nước miếng nhiều, bỏ ăn uống. Bác sĩ địa phương điều trị...